Cận cảnh bọ ’sát thủ’, lấy xác nạn nhân làm đồ ngụy trang
Bọ sát thủ vừa có khả năng diệt mồi kinh khủng vừa ngụy trang tài tình trong thế giới tự nhiên.
Cận cảnh bọ ’sát thủ’, lấy xác nạn nhân làm đồ ngụy trang
Cận cảnh bọ ’sát thủ’, lấy xác nạn nhân làm đồ ngụy trang
Cận cảnh bọ ’sát thủ’, lấy xác nạn nhân làm đồ ngụy trang
Video đang HOT
Bọ sát thủ là một loài côn trùng hấp dẫn vì nhiều lý do, nhưng thứ thực sự nổi bật là khả năng ngụy trang của nó – sử dụng xác nạn nhân dán vào lưng.
Trên thế giới có khoảng 7.000 loài bọ sát thủ, có chiều dài khoảng từ 4-40 mm. Chúng sử dụng chung loại vũ khí đáng gờm, một cấu trúc hình kim nhọn, cong để tấn công kẻ thù được gọi là “rostrum”.
Lớp vỏ dày mà chúng dùng để đâm con mồi, thường là những loài côn trùng khác, tiêm cho kẻ thù chút nước bọt độc, làm hỏng nội tạng của chúng.
Khi nạn nhân ngừng di chuyển, con bọ sát thủ sẽ tiến vào bên trong xử lý con mồi cho đến khi chỉ còn lại phần vỏ. Bọ sát thủ sẽ dùng lớp vỏ của nạn nhân để ngụy trang bằng cách dán vào trên lưng.
Một số loài được biết đến với khả năng bắt chước sự tinh tế của những chiếc lá, khẽ di chuyển, không phát ra âm thanh khi tiếp cận những kẻ thù. Con bọ sát thủ lao vào kẻ thù tấn công, chỉ khoảng 15 giây đối tượng gần như ngục ngã.
Về khả năng ngụy trang, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác làm thế nào mà bọ sát thủ có thể dán vỏ của nạn nhân côn trùng vào lưng chúng, vì chúng dường như không giữ bằng tay chân. Điều được biết là xác chết dán vào lưng bằng cách sử dụng chất tiết dính.
Rõ ràng, cách ngụy trang khủng khiếp này giúp một số loài bọ sát thủ dễ dàng đi kiếm mồi bằng cách tiếp cận đối tượng mà không khiến họ mảy may nghi ngờ gì. Chúng hòa nhập vào môi trường xung quanh dễ dàng hơn cũng nhờ mùi hương của chúng. Phần ngụy trang bên ngoài này cũng hoạt động như chiếc áo giáp chống lại những kẻ săn mồi như tắc kè hoặc nhện nhảy.
Nhà sinh vật học Christiane Weirauch cho biết: “Điều gì sẽ xảy ra khi một con tắc kè cố gắng săn lấy một con trong số đó, nó thực sự kết thúc với một cái miệng đầy xác kiến hơn là một con bọ sát thủ ngon ngọt”.
Các chuyên gia từng làm thí nghiệm để thấy sự ngụy trang hiệu quả của bọ sát thủ với kẻ tấn công là nhện nhảy, loài vật nổi tiếng với khả năng thị giác tuyệt vời. Kết quả cho thấy, những con nhện nhảy dễ dàng tấn công những con bọ sát thủ không có lớp ngụy trang. Tuy nhiên, khi bọ sát thủ có lớp áo giáp che chở, khả năng săn của nhện giảm đi 10 lần .
Hổ cái sát thủ đoạt mạng hơn 400 người
430 người từng bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ cái Champawat - một trong những kẻ sát nhân khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.
Vào cuối thế kỷ 19, người dân ở khu vực biên giới Nepal và Ấn Độ râm ran câu chuyện về một kẻ giết người khát máu. "Kẻ thủ ác" đoạt mạng của hàng chục người đi qua những cánh rừng rậm sát với dãy núi Hymalaya.
Nạn nhân rất đa dạng từ đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Nhiều người trong vùng thậm chí còn đồn đại về sự ra tay của ma quỷ. Người dân trong vùng sống trong nỗi sợ hãi cho tới khi một thợ săn phát hiện nguyên nhân của hàng loạt vụ án mạng do một con hổ cái gây ra.
Con hổ trở thành nỗi khiếp đảm với người dân địa phương.
Trong một lần chạm trán với con hổ cái, thợ săn nổ súng bắn. Con hổ thoát chết nhưng bị gãy cái răng và kiệt sức những ngày sau đó.
Dù không còn thể lực như ban đầu, nhưng vết thương khiến con hổ phát điên. Nó tiếp tục gieo rắc cơn ác mộng khi đoạt mạng của 200 người.
Hàng chục tay thợ săn có tiếng tập trung tới các cánh rừng trong nỗ lực săn tìm con hổ nhưng bất thành. Chính phủ Nepal thậm chí phải huy động quân đội tới giúp đỡ nhưng cũng không thành công.
Dù vậy, họ cũng đẩy con hổ rời bỏ lãnh thổ của mình. Nhưng khi vượt sông qua biên giới Ấn Độ, nó bắt đầu tấn công người dân ở huyện Kumaon.
Khác với phương thức phục kích trước đó, con hổ cái bạo gan săn người vào ban ngày. Nó lang thang trên các con phố và sẵn sàng đột nhập vào nhà dân.
Sự manh động của con hổ khiến dân làng ngày đêm sống trong sợ hãi. Họ không dám ra đường và các con phố vắng tanh không khác gì một thị trấn ma.
Mãi cho tới khi nhà bảo tồn người Anh gốc Ấn Jim Corbett vào cuộc, cơn ác mộng mới kết thúc vào năm 1907.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, 2 chiếc răng nanh bị gãy gây chứng đau buốt răng khiến con hổ không thể tiếp cận với những con mồi khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên buộc phải chuyển sang mục tiêu là con người.
Trong suốt một thời gian dài hoành hành, con hổ đã đoạt mạng 436 người.
Những pha "gậy ông đập lưng ông" nhớ đời nhất lịch sử Đang tính kế để troll người khác nhưng cuối cùng "gậy ông lại đập lưng ông" khiến nạn nhân phải nhớ đời. Nhận hậu quả khó đỡ khi tính đi "hại" người khác. Troll người khác nhưng người lĩnh hậu quả lại là mình. Thôi cứ để tôi tự tay làm cũng được. Muốn troll người khác cũng không dễ dàng như vậy...