Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn NV2
Chọn trường nào để khả năng đậu cao? Có nên dựa theo điểm sàn NV2 năm trước để nộp đơn một cách mạo hiểm? Nếu NV2 ko thành thì chờ NV3? Thời điểm này, các thí sinh có trăm ngàn nỗi lo như vậy.
Nên chọn NV2 trường nào thì khả năng đậu cao?
Rớt NV1, nhiều thí sinh chỉ còn biết trông chờ vào NV2. Thế nhưng để có một quyết định đúng đẳn và chọn được trường mong muốn thì chẳng dễ. Nhiều bạn vì quá mạo hiểm, điểm thấp nhưng nộp vào trường cao nên rớt. Lại có bạn điểm khá, nhưng sợ rủi ro chỉ nộp vào những trường được xem là “an toàn”.
Nói là nói vậy nhưng quyết định chẳng dễ. Như cậu bạn Quốc Bình (sn 1992) cho biết: “Mình được 16 điểm và rớt NV1, mình đang tìm trường có điểm sàn NV2 năm ngoái khoảng 14-15 điểm. Như vậy thì an tâm hơn. Mình thấy nhiều bạn rất mạo hiểm. Cũng thi bằng điểm mình nhưng lại nộp đơn vào những trường năm ngoái lấy điểm NV2 từ 16 điểm trở lên. Quyết định chọn trường nào trong thời điểm này quả thật là một vấn đề khó khăn”.
Hãy dựa vào khả năng của bản thân để lựa chọn đúng đắn.
Qua tìm hiểu ở một số trung tâm tư vấn, chúng tớ được biết lượng các sĩ tử đưa ra những câu hỏi về việc lựa chọn trường nào có khả năng đậu rất cao. Nhiều bạn thậm chí sẵn sàng bỏ qua ngành học mình thích, miễn sao vác trên vai được cái mác sinh viên đại học. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu, chẳng ai muốn công sức đèn sách 12 năm của mình thành công cốc, và không có nhiều người muốn thử sức lại với đợt thi ĐH vào năm sau.
Từ ngày 25-8 cho đến ngày 10-9, các trường đại học sẽ công bố điểm xét tuyển NV2, Bộ GD-ĐT sẽ công bố toàn cảnh chỉ tiêu xét tuyển NV2, các sĩ tử có thể căn cứ vào các số liệu này để có sự chọn lựa với hi vọng cao nhất cho mình. Tuy nhiên, có rất nhiều trường chỉ tiêu cao nhưng số đơn nộp vào cũng cao không kém. Ngược lại, một số trường chỉ tiêu thấp nên ít thí sinh dám mạo hiểm vào nộp. Cuối cùng, một số nơi vẫn thiếu chỉ tiêu. Do đó, nếu dựa vào số liệu đưa ra để có thể chắc ăn rằng “nộp sẽ đậu” thì không đúng chút nào đâu nhé.
Trang Đài (sinh viên trường ĐH Xã Hội Nhân Văn) cho biết: “Năm ngoái mình rớt NV1 trường Y với 19 điểm. Thế là mình quyết định nộp NV2 vào trường ĐH Xã Hội Nhân Văn vì mình vốn cũng mê ngành Đông Phương học, thế là may mắn đậu. Thử sức với một ngành học khác cũng có thể là một quyết định hay. Năm ngoái, chỉ tiêu ngành này lấy không cao. Nhưng may sao ít bạn nộp nên mình mới có cơ hội lọt vào. Nghĩ lại cũng khá mạo hiểm”.
Thông thường, các trường ĐH không tổ chức thi dành hầu hết chỉ tiêu để xét tuyển NV2, NV3. Do đó, cơ hội trúng tuyển vào những trường này là nhiều nhất. Điểm trúng tuyển NV2, NV3 ở những trường này thường chỉ bằng điểm sàn. Riêng đối với các trường ĐH có thi tuyển, mức điểm có hi vọng trúng tuyển thường phải cao hơn mức điểm thông báo xét tuyển từ 1-2 điểm.
Video đang HOT
Có nên mạo hiểm với NV2 và hi vọng vào NV3?
Nhiều bạn lại chọn phương án mạo hiểm với NV2. Kiểu như NV2 các bạn thường chọn trường có điểm sàn năm ngoái và chỉ tiêu sát với điểm thi của mình, để rồi nếu có rớt thì chẳng ngại nộp NV3 vào một trường “bèo” biết đâu may mắn vừa đủ đậu. Thế nhưng chẳng phải ai cũng may mắn như thế.
Như cậu bạn tên Hữu (sn 1990) chia sẻ: “Năm ngoái mình đã thi đại học và được 16 điểm. Liều lĩnh, mình nộp đơn NV2 vào trường điểm NV2 năm trước đó là 16 điểm. Nguyên nhân vì chỉ tiêu trường đó năm ngoái lấy khá nhiều, mình cứ nghĩ điểm sẽ hạ. Ai ngờ đâu tăng chỉ tiêu nhưng điểm không tăng còn giảm. Mình rớt luôn NV2 thế là đành chờ NV3 trường khác. Tuy nhiên NV3 rất khó. Vì khi nào xét tuyển NV2 vẫn không đủ chỉ tiêu người ta mới tìm đến NV3. Thế là ngành mình học chẳng còn trường nào, đành thi lại”.
Hãy chọn những trường vừa sức.
Mỗi sĩ tử chỉ có thể đăng ký xét tuyển vào một trường, do đó, nếu không thường xuyên theo dõi các thông tin đại chúng thì rất có thể sẽ đánh mất cơ hội duy nhất của mình. Thường xuyên tham gia các buổi tư vấn và hỏi thêm kinh nghiệm của thầy cô, anh chị đi trước cũng là một cách hay. Nhưng theo dõi mà không biết tự lượng sức, thì các sĩ tử cũng rất dễ “ngã” trên những hi vọng của mình.
Tất nhiên, ai chẳng muốn mình có thể vào được trường tốt, trường mình mơ ước. Nhưng nếu vì thế mà mạo hiểm lấy điểm thấp nộp vào trường cao thì khả năng không lạc quan lắm. Hãy chọn những trường vừa sức, và nhớ rằng điểm của bạn phải cao hơn điểm NV2 của trường đó thì mới an toàn. Đừng chọn cho mình phương án bấp bênh để rồi ân hận.
Theo PLXH
Chọn trường cho con... Mẹ ơi, con không thích!
Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học...
Không chỉ với các sĩ tử vừa trải qua kì thi Đại học, mà nỗi lo trường học của các teen cấp 2 lên cấp 3 cũng chưa nguôi. Lúc này, các ông bố bà mẹ ai cũng tất tả mong tìm cho con một chỗ tốt. Thế nhưng đôi khi lại không giống như ước nguyện của teen.
Mẹ học hay con học?
Việc học và tìm trường tốt cho con luôn là nỗi mong mỏi, khắc khoải của bố mẹ. Vì thế, thậm chí khi chưa có kết quả thi, chỉ về nghe con kể là "làm bài cũng tạm", thì nhiều phụ huynh lo sốt vó để chạy trường. Có những phụ huynh cũng chưa biết con làm bài ra sao, đã bắt đầu cuộc chạy đua tìm trường học.
Khi trò chuyện với một phụ huynh của một teen lớp 9, trường Nguyễn Gia Thiều, bác Năm chia sẻ: "Con đi học là nỗi lo canh cánh của ba mẹ. Bao nhiêu năm "nó" đi học là bấy nhiêu năm Bác tìm thầy, tìm cô. Đến khi con tốt nghiệp cấp 2 thì Bác lại muốn chạy trường. Bác muốn chuyển con vào hệ thống giáo dục của những trường nước ngoài. Như vậy, sau này con cũng đỡ khổ. Phải nỗi chẳng gì dễ cháu ạ. Giờ muốn con nộp đơn được vào trường tốt, hay đi du học cũng phải nhờ vả người ta chỉ dẫn nhiều".
Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo canh cánh của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học. Gia đình khó khăn hơn thì nỗi lo càng gấp bội, các ông bố bà mẹ nghĩ đến việc học nghề, học trung cấp, thậm chí cố nghe ngóng xem có trường nào mới mở để xin cho con học.
Ấy thế nhưng nỗi lo đôi khi lại biến thành xung đột. Nhiều teen lại không thích chuyện "bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Về phía các phụ huynh, đôi khi quá mệt mỏi và lo cho con lại đưa ra những quyết định mang tính ép buộc.
Như chuyện của cậu bạn M, 19 tuổi. Năm ngoái, khi kì thi Đại học vừa chấm dứt, bố mẹ M đã tìm ngay cậu bạn một trường học ở Trung Quốc. Nguyên nhân bởi khi thi xong, M bảo bố mẹ rằng: "Con làm bài cũng bình thường, chẳng biết sao".
Câu nói lấp lửng ấy mục đích tạo bất ngờ cho bố mẹ. Nhưng điều đó làm các bác lại lo lắng và quyết định làm thủ tục cho con đi du học. Lúc mọi việc hoàn tất thì hai bác mới nói cho cậu bạn được hay. M hoàn toàn sửng sốt.
Vui thì cũng vui, nhưng lại cảm thấy buồn và tiếc nuối. Bởi ngành học ở trường mà bố mẹ chọn không hợp với sở thích của cậu bạn. Sau đó ít lâu, cậu càng tiếc hơn khi biết mình đậu vào được ngôi trường Đại học quốc gia mơ ước. Nhưng mọi chuyện đã... xong. Cậu đành bỏ dở ngành học yêu thích của mình.
Lại có chuyện những teen quá kích, chống đối bố mẹ ra mặt khi được biết mình đã được "an vị" tại một ngôi trường nào đó. Nhiều teen mất bình tĩnh đến nỗi cãi lại, bỏ nhà đi, thậm chí nhất quyết không học dù bố mẹ có nói gì thì nói.
Nhiều bạn cảm thấy buồn và bức xúc khi bố mẹ chọn trường mình không thích. (Ảnh minh họa)
Điển hình như cô bạn tên Quế Trân (Phú Nhuận). Từ lâu, bố mẹ Quế Trân đã ấp ủ chuyện cho Trân sang Đức du học để lấy tấm bằng ngoại quốc mang về. Phần vì bằng cấp có giá trị, mặt khác vì đi du học ở Đức học phí không cao lắm, lại có người thân.
Thế nhưng cô bạn lại hoàn toàn không thích điều đó. Thi đại học kết quả làm bài không mấy khả quan, Q.Trân đòi bố mẹ cho đi sang Nhật du học cùng người yêu. Vốn không thích cậu bạn kia, lại không muốn con đi du học vì tình yêu, bố mẹ cô bạn nhất quyết không chịu.
Thế là nàng bắt đầu hằn học khó chịu và tuyên bố hùng hồn: "Bố mẹ thích thì cứ đi mà học. Con chỉ muốn học ở Nhật thôi. Còn không con không đi đâu cả. Học nghề, làm công nhân quét rác cho bố mè "vừa lòng"(!).
Những phát ngôn như vậy chẳng có gì là lạ. Nhiều teen đưa bố mẹ lên bàn cân để chọn: Một là cho con tự chọn con học gì con thích, làm gì con thích. Hai là con không học, bố mẹ thích thì học(?).
Bố mẹ làm tất cả vì con
Đôi khi, các teen gay gắt và phản ứng mạnh mẽ với bố mẹ, khiến cha mẹ đau lòng. Hành động bất chấp như vậy còn khiến cho nhiều phụ huynh trở nên cứng rắn hơn bởi "Con không ăn muối cả ươn". Như bố mẹ của cô bạn tên Trân ở trên, cuối cùng quyết định cho Trân đi học nghề 1 thời gian, đến khi nào tỉnh ngộ thì lại tiếp tục đi học.
Tất nhiên, mỗi gia đình mỗi khác, nhưng một điều không thể phủ nhận là các bậc phụ huynh đều mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Khi con không hiểu, không nghe thì chỉ còn biết đau lòng và tỏ ra cứng rắn.
Nếu teen có định hướng và suy nghĩ riêng, không muốn bố mẹ chọn trường cho mình thì tại sao không ngồi lại, cùng bàn bạc và tìm cách giải quyết với bố mẹ. Một lời nói lễ phép, có tình có lí, bằng trăm vạn lời nói hằn học, hỗn hào.
Hãy chia sẻ với bố mẹ những suy nghĩ và mong muốn của mình, bạn nhé!
Theo PLXH
Tin vịt: Điểm thấp, đỗ. Điểm cao, trượt Kết quả tuyển sinh do một giám thị nghiền "Hãy chọn giá đúng" của VTV viết trên bảng tin như sau: Điểm chuẩn của trường chúng tôi năm nay là 18,5 điểm. Vậy xin chúc mừng thí sinh có số báo danh Z-200, người đã có số điểm... thấp hơn và gần nhất với số điểm chuẩn mà chúng tôi đưa ra. Bạn...