Cán bộ thông đồng, kê khống đất chiếm gần 17 tỷ đồng
10 cán bộ từ cấp thôn đến cấp tỉnh “bắt tay” kê khống đất đai, cây trồng để nhận gần 17 tỷ đồng từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam).
Chiều 17/3, sau hai ngày làm việc, TAND tỉnh Quảng Nam đã hủy hồ sơ vụ án, để điều tra lại vụ kê khống tài sản để chiếm đoạt gần 17 tỷ tiền đền bù xây dựng thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang).
“HĐXX đề nghị khởi tố thêm một số người liên quan vụ án, truy tố một số bị cáo thêm tội danh đồng thời làm rõ, thay đổi tội danh đối với một số bị cáo”, chủ tọa phiên tòa nói. 10 bị cáo đều là những cán bộ cấp thôn cho đến cấp tỉnh.
10 người bị truy tố đều là cán bộ cấp thôn cho đến cấp tỉnh. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo cáo trạng, năm 2008, Lê Ngọc Phú, Lê Ngọc Ánh, Lê Ngọc Huỳnh và Trương Công Đăng (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam) được giao đo đạc, lập bản đồ giải tỏa đền bù thủy điện Sông Bung 4. Nhóm cán bộ này cùng Nguyễn Ngọc Bội (cán bộ Ban quản lý thủy điện Sông Bung 4), và Nguyễn Văn Hợp (Hội đồng bồi thường huyện Nam Giang) đã kiểm kê không chính xác, chỉ đo qua loa từng thửa đất, hoa màu trên đất. Việc quy chủ các thửa đất không đúng, dẫn đến chi phí đền bù tăng.
Video đang HOT
Thấy những cán bộ bồi thường dễ dãi, Chủ tịch UBND xã Zuôih là Coor Hiết cùng phó chủ tịch xã A Rất Mông, cán bộ địa chính Pơ Loong Nhanh và trưởng thôn Bnướch Âp Lý đã thỏa thuận để xin đứng tên một số thửa đất vô chủ và kê khống hoa màu để được đền bù.
Theo cáo buộc, A Rất Mông kê khống nhận hơn 600 triệu đồng, Coor Hiết chiếm hơn 1,2 tỷ, Pơ Loong Nhanh hơn 160 triệu và trưởng thôn Lý nhận gần 500 triệu đồng. Những người này sau đó có chia tiền lại quả cho các cán bộ huyện và Sở đã giúp họ kê khống.
Thời gian này, Lê Ngọc Ánh còn giúp Ban đại diên thôn Prum A trong đó Bnướch Ấp Lý là trưởng thôn, phó thôn A Lăng Pơu và cán bộ mặt trận thôn Pơ Loong Nhiêu hợp thức hóa 3 thửa đất bỏ hoang lâu năm cho 3 hộ dân trong thôn đứng tên. Sau khi nhận gần 4 tỷ tiền đền bù, ba hộ dân này nộp lại phần lớn tiền cho ba cán bộ thôn, những cán bộ này cũng chia lại cho Ánh một ít lại quả.
Ngoài ra, một số cán bộ còn giúp kê khống đất, hoa màu cho hàng loạt hộ dân ở xã Zuôih và xã Chaval, gây thoát nhiều tỷ đồng….
Sau khi bị phát giác, Trương Công Đăng, Lê Ngọc Ánh, Lê Ngọc Phú bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nứơc, gây hậu quả nghiêm trọng. Lê Ngọc Huỳnh, Lê Ngọc Ánh, Bnướch Ấp Lý, Coor Hiết và Pơ Loong Nhanh bị truy cứu tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Ngọc Bội bị truy cứu tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ còn Nguyễn Văn Hợp bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ việc còn có sự giúp sức của một số cán bộ như Chủ tịch xã Chaval và cán bộ địa chính xã này khi ký xác nhận nguồn gốc đất do xã quản lý cho các hộ dân để họ nhận tiền. Tuy nhiên, hai người này không bị truy tố. Ngoài ra còn nhiều cán bộ, hộ dân khác liên quan vụ án nhưng chưa cũng không bị truy cứu.
Vụ án được xác định gây thất thoát gần 17 tỷ đồng của nhà nước, tuy nhiên chưa thu hồi được do phần lớn các hộ dân nhận tiền khai đã tiêu xài hết.
Tiến Hùng
Theo VNE
Đề nghị truy tố hàng loạt cựu cán bộ hải quan ký khống tờ khai
46 bị can trong đó có 31 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND TP truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội "buôn lậu", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại TP.HCM và tỉnh An Giang.
Theo kết luận điều tra, tháng 9.2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container của Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn (trụ sở P.Bến Thành, Q.1) do Lê Dũng làm giám đốc ghi trong tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá 190 triệu đồng. Trong lúc Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đang thực hiện kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, hành vi đánh tráo được phát hiện kịp thời.
Quá trình điều tra xác định, Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn có 51% vốn của nhà nước. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Bắc Tài) tìm cách móc nối với Lê Dũng, Hứa Châu lập hồ sơ mua bán, xuất khẩu hàng hóa giả tạo để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng tiền hoàn thuế.
Đáng chú ý, liên quan đến vụ án này có 3 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm là Nguyễn Tiến Lộc, Lê Hà và Đinh Văn Trí. 28 bị can còn lại là cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang), trong đó có nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên có hành vi chỉ đạo ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn để nhận hơn 265 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công chỉ đạo ký khống 120 tờ khai để nhận gần 117 triệu đồng...
Phan Thương
Theo Thanhnien
Luật sư đề nghị trả hồ sơ đại án Agribank mất nghìn tỷ Bào chữa cho nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội, luật sư cho rằng các bị can nước ngoài có tài khoản 80 triệu USD nên cần trả hồ sơ để truy thu, chiết khấu cho thân chủ. Sau đề nghị mức án của cơ quan công tố, chiều 25/12 phiên xử các bị cáo nguyên là cán bộ Agribank và hải quan...