Cán bộ thôn xây nhà tiền tỷ vẫn trong diện hộ nghèo
Giữ chức vụ chủ chốt của thôn, kinh tế khá giả song rất nhiều hộ gia đình ở thôn Bắc Yến (xã Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) được xét vào hộ nghèo , trong khi những gia đình nghèo thực sự lại bị loại khỏi danh sách.
Theo phản ánh của người dân thôn Bắc Yến, hiện có nhiều gia đình khá giả, là cán bộ của thôn được đưa vào danh sách hộ nghèo.
Ngôi nhà đồ sộ đang hoàn thiện của “hộ nghèo” Nguyễn Cao Được, nguyên Chi hội trưởng hội cựu chiến binh thôn
Ông Lê Văn Thụ (76 tuổi) cho biết, thôn Bắc Yến có khoảng 280 hộ dân, trong đó có 49 gia đình thuộc diện hộ nghèo, chủ yếu là già cả, neo đơn.
Tuy nhiên, trong danh sách này có 7 gia đình được cho là khá giả, là đảng viên, cán bộ thôn.
Ông Thụ cho biết, nhiều gia đình thiếu ăn lại bị loại khỏi danh sách
Đặc biệt, gia đình ông Nguyễn Cao Được đang xây ngôi nhà 3 tầng khang trang, được người dân đánh giá to đẹp nhất làng, ước tính ngôi nhà hoàn thiện cũng tiêu tốn cả tỷ bạc. Con cái ông đều thành đạt.
Về vấn đề này, ông Được cho biết, ông bị ung thư phải cắt bỏ 3/4 dạ dày từ năm 2010, cũng từ đó ông được bình xét vào diện hộ nghèo theo tiêu chí chấm điểm.
Ông Được cũng thừa nhận, con cái ông rất thành đạt. Cái tâm ông cũng không muốn là hộ nghèo, song thôn xét cho ông là do bệnh tật.
Cách nhà ông Được không xa, ông Lê Hồng Thăng cũng đang xây ngôi nhà 2 tầng.
Nhà ông Thăng được xét vào diện hộ nghèo 1 năm nay. Hiện con cái ông cũng đã lấy vợ lấy chồng, chỉ có hai ông bà ở nhà.
Lý do được xét hộ nghèo là do năm 2015 vợ ông ngã xe máy bị thương tật.
Video đang HOT
Ông Lê Hồng Thăng, chi hội trưởng hội cựu chiến binh thôn đang xây dựng ngôi nhà 2 tầng khang trang
Ông Thụ thắc mắc: “Hộ nghèo gì mà trong nhà 2-3 xe máy đắt tiền, tủ lạnh, ti vi, máy giặt… đầy đủ. Nhiều gia đình trong thôn còn khó khăn, thậm chí thiếu ăn lại bị loại khỏi danh sách”.
Nghèo nhất thôn đứng ngoài danh sách
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Cao Bá Tình – chị Lê Thị Bích. Ông Thụ cho biết, nói về nghèo đói thì cả thôn không ai bằng gia đình chị Bích.
Chị Bích thuộc diện nghèo khó nhất thôn nhưng không lọt vào danh sách hộ nghèo
Anh Tình (SN 1973), người lúc nào cũng khờ khờ, hàng xóm thương tình nên cho anh đi theo làm phụ hồ.
Chị Bích chia sẻ: “Nhà có 4 người con thì 2 đứa khờ khờ như bố nó. Con trai đầu đi làm trong Nam một thời gian rồi bỏ về. Nhờ người quen xin vào làm công nhân trong khu kinh tế Nghi Sơn nhưng không biết dùng thẻ ra vào, lúc về không biết đường nên bị đuổi việc”.
Theo ông Nguyễn Quang Khởi, Chủ tịch Mặt trận xã Hải Yến, gia đình chị Bích thuộc diện khó khăn. Cách đây 6 năm, người dân trong thôn, xã phải góp gạch, tiền giúp xây nhà….
Nhà anh Lê Văn Duẩn có 4 người con, trong nhà không có vật dụng gì đáng giá ngoài cái tivi cũ và chiếc xe máy TQ làm phương tiện đi lại.
Anh Lê Văn Duẩn
Ngoài 2 gia đình kể trên, ở thôn còn rất nhiều trường hợp nghèo tương tự, nhưng không lọt được vào danh sách hộ nghèo, nhưng không dám thắc mắc.
Không ai ý kiến gì?
Trưởng ban rà soát hộ nghèo, Phó chủ tịch xã Lê Quang Vịnh cho biết, sau khi có danh sách, Ban rà soát lại rồi dán công khai tại nhà văn hóa thôn.
Thời gian đó người dân không có ý kiến hay thắc mắc gì, chỉ nhà anh Lê Văn Duẩn và Cao Văn Kiểm có đơn xin xem xét hộ nghèo. Tuy nhiên, khi đoàn về rà soát và chấm điểm lại thì thừa nên không được.
Chủ tịch xã Hải Yến Trần Văn Hùng
Khi được hỏi một số hộ rất có điều kiện sao vẫn được đưa vào danh sách hộ nghèo, ông Vịnh cho biết, khi rà soát các hộ này đều thừa điểm, nhưng do ông Được, ông Châu bị ung thư và vợ ông Thăng bị tai nạn rủi ro nên vẫn nằm trong tiêu chí xét hộ nghèo.
4 hộ còn lại là ông Nành, bà Sơn, bà Lan, bà Hân, dù là cán bộ thôn, song những hộ này thuộc diện già cả neo đơn, khó khăn thật sự.
Sẽ rút lại hộ nghèo nếu có vấn đề
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch xã Hải Yến cho biết, ông chưa nhận được phản ánh từ phía người dân về vấn đề này. Quy trình rà soát hộ nghèo xã làm rất chặt, theo đúng trình tự.
“Tôi sẽ cho kiểm tra, rà soát lại. Những trường hợp không đúng sẽ cho rút lại ngay. Đối với ban, nếu ai làm sai trái sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật”, ông Hùng nói.
Ông Hoàng Khắc Đạo, Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Tĩnh Gia cho biết, xét về mặt bằng chung ở thôn Bắc Yến thì những hộ nói trên (tức 3 hộ khá giả – PV) được vào danh sách hộ nghèo là chưa phù hợp.
Ông sẽ tham mưu cho Chủ tịch huyện kiểm tra lại, đối tượng nào không phù hợp sẽ cho rút, đồng thời có hướng xử lý đối với những cán bộ không khách quan dẫn đến việc trên.
(Theo Vietnamnet)
"Bão tố" ở phiên tòa Sơn La Cái giá của sự dưỡng liêm là bao nhiêu?
Không phải ngẫu nhiên mà nguyên Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ khẳng định, "Đương sự ngồi vân vê nhẫn kim cương, thẩm phán sao kiềm lòng nổi?". Từ đó, để thấy thực trạng về tính minh bạch trong công tác xét xử hiện nay. Một ví dụ điển hình cho nhận định trên là vụ án được xét xử ở Sơn La, nhận được rất nhiều ý kiến bất đồng từ dư luận.
Theo đó, tháng 5/2016, do mâu thuẫn cá nhân Trịnh Danh Thịnh (học sinh lớp 12 trường THPT Thảo Nguyên, Tỉnh Sơn La) đã dùng dao đâm tử vong Hoàng Quang Anh (học sinh lớp 11 cùng trường). Trước khi đâm nạn nhân, Thịnh đã bị Quang Anh tấn công trước. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Sơn La cho biết, ngày xảy ra vụ án, Thịnh mang theo dao và sau đó kể cho bạn bè nghe về việc mình bị dọa đánh, bạn học cùng Thịnh là Bùi Anh Tuấn đã lấy 1 con dao trên ô thoáng cửa sổ lớp học, đưa cho Thịnh.
Ngày 18/5/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Danh Thịnh về tội "Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" được áp dụng theo khoản 1, điều 96 Bộ luật Hình sự. Ngày 19/12/2016, TAND tỉnh Sơn La đã đưa vụ án ra xét xử song tuyên hoãn ngay sau đó để điều tra bổ sung. Đến ngày 23/3/2017, TAND tỉnh Sơn La tiếp tục mở lại phiên xét xử sơ thẩm. Kết thúc phiên tòa, TAND tỉnh Sơn La đã tuyên Trịnh Danh Thịnh phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và lĩnh án 18 tháng tù giam được khấu trừ thời hạn tạm giữ.
Trong trường hợp này, đầu tiên là bản án 18 tháng tù, thậm chí còn được khấu trừ vào thời hạn tạm giữ cho hành vi giết người (thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng) được coi là quá nhẹ, khiến nhiều người mỉa mai nó giống như "tha bổng" cho hung thủ. Bởi thực chất, Thịnh đã chuẩn bị dao sẵn sàng trong ngày xảy ra vụ án. Đây là tình tiết rất quan trọng, tăng nặng tội nhưng không được Tòa án Sơn La nhắc tới.
Càng khó hiểu hơn khi trong phiên tòa tháng 12/2016, Tòa án Sơn La chỉ cho triệu tập những người làm chứng cho Thịnh gồm các bạn học cùng lớp. Còn phía người làm chứng bên bị hại của vụ án mạng kinh hoàng lại không được triệu tập mà tự gia đình nạn nhân phải mời đến. Đặc biệt, thanh niên Tuấn (học cùng lớp 12A5 với Thịnh) là người trực tiếp lấy dao nhọn từ ngăn dưới để lên đầu bàn và chỉ tay cho Thịnh chạy đến lấy đâm phát chí mạng vào ngực nạn nhân chỉ bị tòa triệu tập với tư cách nhân chứng. Trong khi, Tuấn là người có hành vi kích động trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân, đáng ra Tuấn phải bị triệu tập với tư cách đồng phạm.
Trịnh Danh Thịnh đi taxi đến hầu tòa.
Thậm chí, điều khiến gia đình nạn nhân bất mãn và tức giận khi Tòa án Sơn La "linh hoạt" cho phép hung thủ đường đường chính chính đi taxi đến tòa mà không có một đồng chí công an nào đi cùng. Khi người thân chết còn không nhắm mắt màhung thủ thì nhởn nhơ, đi đền tội mà cứ như đi chơi, thử hỏi ai mà không căm phẫn.
"Bão tố" ở phiên tòa này tiếp tục xảy ra khi trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 23/03 không hiểu vì lý do gì mà người thân của bị hại không được vào dự mà chỉ có nhân chứng và luật sư bên phía bị hại. Khi được hỏi là vì sao thì tòa giải thích là chỉ có những ai có giấy triệu tập thì mới được vào. Trong khi sau đó, lãnh đạo TAND tỉnh Sơn La khẳng định phiên tòa diễn ra theo thể thức công khai.
Gia đình nạn nhân rất bức xúc vì bị cản trở dự tòa.
Thêm nữa, người thân của nạn nhân cũng khẳng định, "Gia đình tôi có đầy đủ nhân chứng nhưng tòa bỏ qua hết, luật sư cũng đã vạch được tội của người tiếp tay cho hung thủ Thịnh, bản khám nghiệm tử thi của con tôi cũng đã bị thay đổi. Họ chỉ đọc hết một lượt rồi tuyên án là xong thôi". Chính vì thế, dư luận đang đặt câu hỏi rất lớn về việc Tòa án Sơn La đã "đi đêm" với người nhà hung thủ.
Trở lại giải pháp của ông Trần Văn Độ cho rằng, phải tạo điều kiện để dưỡng liêm cho cán bộ để không bị "lung lay" trước nhẫn kim cương. Thiết nghĩ, tạo điều kiện cũng là một giải pháp nhưng xin hỏi đối với những cán bộ như thẩm phán TAND Sơn La thì cần bao nhiêu để đảm bảo được sự công tâm của trong công tác xét xử? Trong khi ông bà cha thường có câu "lòng tham là vô đáy".
Mới đây thôi, việc Tòa án Quận 5 "linh hoạt" nghe theo đơn đề nghị của công ty Thành Bưởi đã khiến dư luận bức xúc. Nay gặp câu trả lời thiếu rõ ràng của Tòa án Sơn La lại càng khiến người dân hoài nghi về tính minh bạch của Tòa án trong thời điểm hiện nay. Phải làm sao để lấy lại niềm tin cho người dân chắc vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Thu An
Theo NTD
Tấm biển ghi chức danh của bà Trần Vũ Quỳnh Anh không còn Trong khi chưa rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh còn làm việc tại Sở Xây dựng Thanh Hóa hay không thì đến chiều 10-3, tấm biển ghi chức danh Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã không còn. Việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng...