Cần bổ sung “quyền được học tập trong môi trường an toàn” vào Luật
Theo PGS.TS. Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Luật Giáo dục sửa đổi lần này cần có điều khoản quy định về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” như một “tuyên ngôn” và cam kết về trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung.
PGS.TS. Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh cho rằng, cũng cần làm rõ việc phụ huynh không được có hành vi bạo hành thể xác và tinh thần đối với nhà giáo
Yếu tố nào tác động đến môi trường an toàn của người học?
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc đáng báo động về sự an toàn của môi trường học đường khiến những người làm cha mẹ, người giám hộ, người học, nhà trường, xã hội rất lo lắng và đặc biệt quan tâm. Mặc dù ngày 17/7/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường nhưng hiệu quả thực thi còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong một nghiên cứu về phòng, chống bạo lực học đường, PGS.TS. Bùi Xuân Hải chỉ ra rằng, nhìn một cách tổng quan, có 3 nhóm yếu tố sau đây tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học.
Thứ nhất, các yếu tố đến từ nhà trường – bao gồm các yếu tố bên ngoài (yếu tố xã hội) và các yếu tố bên trong liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học tập
Thứ hai, các yếu tố về đạo đức, nhân cách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, nhận viên và người quản lý nhà trường.
Thứ ba, các yếu tố đến từ người học, phụ huynh, gia đình và xã hội.
Nhiều yếu tố tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học.
Video đang HOT
Trên bình diện quốc tế, các nước có hệ thống giáo dục phát triển trong khu vực Châu Á và thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Châu Âu như Pháp, Italia, Vương quốc Anh, ở Châu Mỹ như Mỹ, Canada đặc biệt là Phần Lan, một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới hiện nay thì trong Luật Giáo dục của họ cũng có điều khoản nhằm quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường học tập an toàn cho người học.
Cần quy định cụ thể về phòng, chống bạo lực học đường
“Người học cần phải được học tập trong một “môi trường an toàn” theo nghĩa rộng của nó, bao gồm các yếu tố liên quan đến hành vi của người dạy, người học, cơ sở vật chất và môi trường xã hội nơi có trụ sở của trường học và cơ sở giáo dục” – PGS.TS. Bùi Xuân Hải nhấn mạnh.
Để đạt được điều này, PGS.TS. Bùi Xuân Hải cho rằng, Luật Giáo dục sửa đổi lần này cần có điều khoản quy định về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” như một “tuyên ngôn” và cam kết về trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của nhà trường và các cơ sở giáo dục nói riêng đối với gia đình, xã hội và người học về việc bảo đảm cho người học được hưởng “quyền được học tập trong môi trường an toàn”.
Từ đó, ông đề xuất bổ sung 1 số ý vào Điều 22 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi để thực hiện chủ trương môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và phòng, chống bạo lực học đường, dựa trên quy định của Nghị định số 80/2017.
Cụ thể, đối với các hành vi người học, nhà giáo và nhân viên cơ sở giáo dục không được làm, cần bổ sung quy định người học không được có các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể, sức khỏe của nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học khác.
Nhà giáo và nhân viên cơ sở giáo dục cũng không được có các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học.
Đặc biệt, theo Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, trong phần nhiệm vụ của nhà giáo ở Điều 70 Dự thảo Luật cần bổ sung thêm quy định nhà giáo có nhiệm vụ “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm và các quyền, lợi ích chính đáng của người học; phòng, chống bạo lực học đường”.
Ở Điều 87 dự thảo Luật, nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và có biện pháp cụ thể phòng, chống bạo lực học đường; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Bên cạnh đó, PGS.TS. Bùi Xuân Hải cũng đề nghị bổ sung thêm khoản 1 vào Điều 88 để làm rõ việc phụ huynh không được có hành vi bạo hành thể xác và tinh thần đối với nhà giáo.
Ở Điều 89, bổ sung quy định cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có trách nhiệm hợp tác, phối hợp với nhà trường và nhà giáo để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và phòng, chống bạo lực học đường.
Quang Minh
Theo baophapluat
Con 4 tuổi, tuần nào tôi cũng đi họp phụ huynh
Mỗi cuối tuần tôi lại ngồi vào chiếc ghế họp phụ huynh, tìm hiểu tâm lý con, kết bạn với những bậc cha mẹ khác và hạnh phúc khi thấy con trưởng thành hơn...
Nhiều người, nhắc đến họp phụ huynh là ngán. Nào bài vở, điểm số, nội quy, đồng phục và hàng chục loại phí... Nhưng chị Nguyễn Thị Hương (TP HCM) lại có cảm nhận khác biệt. Chị chia sẻ lý do mong chờ buổi họp với cô giáo cho nhóc tỳ của mình.
Tôi luôn mong chờ buổi họp với cô giáo, bởi đơn giản tôi học thêm được rất nhiều điều trong việc nuôi dạy con và cũng hiểu hơn về cô nhóc mà trước giờ vẫn tự tin rằng mình đã tường tận từng chân tơ kẽ tóc. Ở đây, con có được môi trường học tập để thể hiện cá tính và khả năng riêng của mình. Tôi đã rất bất ngờ khi tự mình thấy và nghe cô trao đổi về những điều mới mẻ mà con đã đạt được. Khác rất nhiều với cô nhóc hay đành hanh khi ở nhà.
Lứa tuổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, ba mẹ sẽ đợi con quen được cô, thích nghi, hết khóc khi mới bắt đầu đi học. Nhưng khi con đã quen rồi, nhiều lúc vì quá bận rộn, ba mẹ chỉ kịp giao thuốc và dặn dò ăn uống, chiều đón về chỉ kịp hỏi hôm nay con có ngoan không mà thôi.
Họp phụ huynh, với chị Hương luôn là trải nghiệm thú vị.
Tôi tìm hiểu và biết được ở Nhật Bản phụ huynh có "nề nếp" đến trường, họp và trao đổi cùng giáo viên. Trước khi "con nhập ngũ", ba mẹ Nhật đến trường để học về cơ sở vật chất, cách hướng dẫn con làm vệ sinh cá nhân, sử dụng các đồ dùng trong nhà trường...
Suốt quá trình học của con là quá trình liên lạc liên tục thông qua sổ liên lạc: con đã ăn gì, phản ứng sau ăn của con ra sao, con đã làm được điều gì đặc biệt cả ở nhà lẫn ở lớp... Ngoài cuộc họp cả lớp còn có rất nhiều buổi họp cá nhân 1-1 giữa ba mẹ với giáo viên. Nội dung xoay quanh việc giúp phụ huynh có thêm kiến thức, kinh nghiệm dạy con và đồng hành cùng con trong học tập cuộc sống. Mỗi lần họp là một lần trách nhiệm với con, với bản thân, cho nên phụ huynh không ai muốn bỏ lỡ cả.
Họp phụ huynh là cơ hội để ba mẹ hiểu hơn về con khi lên lớp.
Tôi không ở Nhật Bản nhưng may mắn được họp phụ huynh đều đặn. Hàng tuần cô giáo sẽ trao đổi nội dung bài học, mục tiêu là gì, phương pháp thế nào, "con nít hóa" ngôn ngữ của mình ra sao để con có thể hiểu. Người lớn mình thường hay chép miệng, "Đơn giản thế mà tại sao con không hiểu nhỉ?", tôi nghiệm ra rằng, bởi chúng ta đã quen cách nói chuyện của người lớn, mà không thể quay lại tuổi thơ để tìm ra cách nói phù hợp với con.
Cũng lắm lúc, tôi bất ngờ khi con tôi ở nhà trước kia "chị đại", "số 1" là thế, nhưng bây giờ đã hoà đồng, nhường nhịn và biết chờ đợi. Họp rồi, tôi thấy mình khác hơn với những phụ huynh có con đồng tuổi khác. Tôi hiểu tâm lý con hơn, biết hạ mình thấp bằng tầm mắt khi nói chuyện với con, biết dạy con bằng những vật dụng trong cuộc sống và trao đổi để con luôn thoải mái, vui vẻ.
Họp phụ huynh còn là cơ hội để tôi có thêm tình bạn tâm giao với những phụ huynh khác. Chúng tôi hay có những buổi để các con cùng đi ngoại khoá, trải nghiệm thiên nhiên. Giờ đây, họp phụ huynh với tôi không có ấn tượng xấu, đó là niềm hạnh phúc khi được làm mẹ.
Họp phụ huynh còn là cơ hội để chị Hương có thêm tình bạn tâm giao với những phụ huynh khác.
May mắn ấy có được khi tôi tìm ra Kogumakai, chương trình học ngoại khoá của Nhật chỉ dành riêng cho trẻ mầm non. Con đến lớp vừa học tập trong môi trường tập thể, vừa rèn năng lực cá nhân với rất nhiều học cụ phong phú. Các cô cũng dành rất nhiều thời gian để trao đổi cùng con, giúp con nói nhiều hơn, đúng và hay hơn.
Tư duy thì chắc rồi nhưng tôi tự hào vì con mình yêu thích việc học, độc lập và bản lĩnh hơn rất nhiều. Thứ Bảy nào con cũng tự dậy sớm và hối mẹ cho kịp giờ dù mới chỉ 4 tuổi thôi. Tôi cũng thấy mình trưởng thành hơn sau một năm cho con theo học, thấy rằng giáo dục con là nhiệm vụ thiêng liêng, hạnh phúc của gia đình, xã hội và nhà trường. Các ba mẹ có thể tìm thấy Kogumakai trên Google, và có thể cũng như tôi, sẽ "ghiền" đi họp ngay khi trải nghiệm với chương trình ngoại khoá này.
Bé được phát triển kỹ năng, tư duy khi tham gia chương trình ngoại khóa Kogumakai. Xem thêm thông tin tại đây.
Hoài Nhơn
Theo VNE
New Zealand - điểm đến của nhiều du học sinh Người học được trang bị những kỹ năng cần thiết để hội nhập toàn cầu, cơ hội việc làm rộng mở, nhiều học bổng giá trị cao. Theo Tổ chức Giáo dục New Zealand (Education New Zealand), số lượng visa cấp mới cho du học sinh Việt Nam trong năm 2018 tăng hơn 7% so với năm 2017 (trong đó khối trung học...