Cán bộ lớp liên thông khẳng định không thu tiền ‘đi thầy’
Ban cán sự lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm, Đại học Tài nguyên và Môi trường khẳng định không có chuyện thu tiền để “đi thầy” như sinh viên phản ánh.
Liên quan việc sinh viên tên Thanh (lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) phản ánh phải đóng tiền để đi “ngoại giao” trước kỳ thi, ban cán sự đã làm việc với Zing.vn chiều 16/1.
Lớp trưởng Phan Mỹ Hảo và đại diện ban cán sự đã gửi đơn có chữ ký của các sinh viên trong lớp khẳng định không có chuyện thu tiền để “ngoại giao” và giảng viên không nhận tiền của sinh viên, những khoản thu chi của lớp là hợp lý.
Trả lời phản ánh của sinh viên Thanh (đã đổi tên) về khoản chi “môn CSQLĐĐ 2.000 K – hai triệu đồng”, “môn thầy Hùng 2.000 K”, “môn thầy Cường 2.000 K”, tập thể lớp cho rằng đây là số tiền thuê người cài đặt các phần mềm học tập chuyên ngành như Auto card, Gis, Microstation.
Số tiền hai triệu dành cho một môn học được dùng cho cả lớp và mỗi sinh viên đều được cài đặt những phần mềm này. Họ cho rằng đây là những môn chuyên ngành, phải làm thực tế nên bắt buộc có phần mềm hỗ trợ.
Những khoản chi của lớp do sinh viên Thanh cung cấp. Ảnh: N.T.
“Chúng tôi không biết cài đặt nên bắt buộc phải thuê người hỗ trợ. Ghi ‘thầy Hùng 2.000 K’ nghĩa là dành cho môn của thầy, chứ không phải đưa cho giảng viên. Việc ghi tắt này đã gây ra hiểu nhầm không đáng có”, đại diện lớp nhấn mạnh.
Hai thầy giáo có tên trong danh sách đóng tiền của lớp (thầy Cường và Hùng) cho hay không hề biết các khoản thu của lớp. Số tiền các bạn đóng dành cho môn học, giảng viên chỉ đưa tên phần mềm, sinh viên tự thuê người cài đặt.
Video đang HOT
Về 3 khoản chi “TTGDTX 500 K”, cũng theo những sinh viên này, đó là số tiền dùng để mua hoa tặng thầy cô dịp 20/11 của năm 2015, 2016; mua bánh, hoa quả liên hoan cuối khóa (Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quản lý hệ vừa học vừa làm).
Về nội dung phản ánh lớp thu mỗi sinh viên 1.500.000 đồng để đưa cho trung tâm, tập thể lớp khẳng định trong đơn “không có sự việc này”. Họ cho rằng ban đầu lớp bàn thu mỗi người 1.500.000 đồng để liên hoan cuối khóa. Nhưng sau đó các thầy không đồng ý, lớp không thu nữa.
Từ căn cứ đó, tập thể lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm cho rằng phản ánh của sinh viên Thanh không đúng.
Ông Bùi Văn Thắng – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – cũng khẳng định trung tâm không nhận bất cứ khoản thu nào ngoài học phí. Còn về số tiền 1.500.000 đồng ghi trong danh sách thu dành cho trung tâm, ông không biết và cũng không nhận.
“Tôi không biết các bạn trong lớp đã thu chưa nhưng tôi có nói với các bạn là mình không nhận”, ông Thắng cho biết.
Trước đó, Zing.vn nhận được phản ánh của sinh viên tên Thanh (lúc đầu sinh viên này phản ánh chưa chính xác tên lớp) về việc phải góp tiền để “đi thầy” nếu không muốn bị đánh trượt.
Sinh viên này cung cấp ảnh chụp các khoản chi của lớp và không đồng tình với việc phải đóng 1.500.000 đồng.
Tho Zing
Đầu tư 80 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông
Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông với tổng kinh phí 80 triệu USD.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang được thực hiện với nhiều hoạt động, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ông thông tin trong lĩnh vực đổi mới quan trọng này, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng Thế giới. Hiệp định tài trợ dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa nước ta và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2016.
Từ trái qua phải: GS Nguyễn Minh Thuyết, ông Michael Crawford (Trưởng nhóm kỹ thuật dự án), Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và ông Đoàn Văn Ninh (Giám đốc Ban quản lý dự án) chủ tọa phiên thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: T.V.
Theo đó, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cam kết tài trợ cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi tương đương 77 triệu USD.
Nguồn vốn này được sử dụng để thực hiện mục tiêu nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực đồng thời nâng cao hiệu quả dạy - học bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng khẳng định mục tiêu này rất lớn và hy vọng các chuyên gia, cán bộ quản lý nỗ lực, hợp tác, tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, nhân dân và chuyên gia tư vấn quốc tế nhằm xây dựng bộ sách giáo khoa chất lượng nhất.
Ông Đoàn Văn Ninh, Giám đốc Ban quản lý dự án, cho biết dự án được thực hiện đến năm 2020.
Dự kiến, gần 50% kinh phí được sử dụng để hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông. Trong đó, việc xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ, tăng cường năng lực phát triển chương trình đánh giá giáo dục học sinh được chú trọng.
Hơn 25% kinh phí được sử dụng vào việc biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới. Bên cạnh đó, dự án cũng dự kiến cung cấp 50.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định chương trình sẽ được phát triển dựa trên triết lý thực học - thực nghiệp và dân chủ.
Theo đó, học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn đồng thời thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh.
Chương trình mới sẽ lấy người học làm trung tâm, chú trọng việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Nó được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm quyền tự chủ của người học, quyền chủ động của địa phương, cơ sở và không gian sáng tạo cho người viết sách giáo khoa cũng như giáo viên.
Bên cạnh đó, sách giáo khoa của một số môn học cấp tiểu học được biên soạn song ngữ (tiếng Việt và tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết).
Ông Micheal Crawford, Trưởng nhóm kỹ thuật dự án, cho rằng cách làm này cùng với việc xây dựng mục tiêu dựa trên quá trình khảo sát thực trạng giáo dục, chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất tại Việt Nam sẽ đảm bảo tính khả thi của dự án.
Ông khẳng định với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT và IDA, dự án đổi mới giáo dục phổ thông chắc chắn thành công.
Theo Zing
ĐH Hoa Sen có hiệu trưởng mới UBND TP.HCM vừa có quyết định công nhận ông Lưu Tiến Hiệp giữ chức vụ hiệu trưởng ĐH Hoa Sen. Ngày 17/1, UBND TP.HCM có hai quyết định liên quan lãnh đạo ĐH Hoa Sen: Không công nhận bà Bùi Trân Phượng là hiệu trưởng mà công nhận ông Lưu Tiến Hiệp giữ chức vụ này. Cụ thể, Quyết định số 203, 204...