Cán bộ Hội Nông dânứng cử ĐBQH: Để đời sống nông dân tốt hơn
Từ ngày 5- 18.5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn cùng 4 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV đã tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bạc Liêu.
Kết thúc đợt tiếp xúc, phóng viên NTNN/Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lại Xuân Môn về chương trình hành động ứng cử đại biểu Quốc hội…
Trong hơn nửa tháng tiếp xúc cử tri liên tục ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu, ông cảm nhận thêm được những gì về nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
- Trong những ngày qua, với 25 buổi tiếp xúc cử tri tại 38 xã, phường, thị trấn của thị xã Giá Rai và 3 huyện Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải (Bạc Liêu), tôi có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nắm bắt nhiều thông tin về tình hình kinh tế- xã hội chung của tỉnh, và đặc biệt biết, hiểu hơn về những khó khăn, mong mỏi, kiến nghị của cử tri khu vực nông thôn.
Tôi cho rằng, những kiến nghị này của cử tri tỉnh Bạc Liêu – mà BáoNTNN/Dân Việt những ngày qua liên tục phản ánh – cũng là những trăn trở chung của cử tri cả nước: Đó là ứng phó với hạn mặn, biến đổi khí hậu, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân, tăng đầu tư, chú trọng đầu tư cho nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới…
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (trái) trao đổi với cử tri tỉnh Bạc Liêu về các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: C.L
Những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất đáng chú ý nào đã được cử tri gửi gắm các ứng cử viên đại biểu Quốc hội? Và cá nhân ông thấy trăn trở nhất đối với ý kiến nào của cử tri?
- Qua các buổi tiếp xúc, tôi nhận thấy những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri xoay quanh 6 vấn đề chính. Đó là lĩnh vực sản xuất và đời sống; xây dựng nông thôn mới; môi trường nông thôn; chính sách đảm bảo an sinh xã hội; phòng, chống tham nhũng và an ninh, quốc phòng.
Video đang HOT
Nhưng ý kiến cử tri bày tỏ nhiều nhất tập trung vào 2 vấn đề chủ chốt là phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu đang trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn, mặn diễn ra gay gắt, khiến bà con gặp khó khăn trong sản xuất, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Về vấn đề sản xuất, bà con mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi mà không phải thế chấp sổ đỏ, thủ tục phải tối giản, điều kiện thuận lợi nhất để nông dân mạnh dạn đầu tư, vượt khó vươn lên…
Trước mắt, những tâm tư, nguyện vọng đó của cử tri được ông và các ứng cử viên quan tâm, giải quyết ra sao?
- Trước hết tôi xin chia sẻ với những khó khăn, mong muốn của bà con. Những điều đó cũng là trăn trở của các ứng cử viên và Hội NDVN. Với chức năng của Hội NDVN là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân, bản thân tôi và các ứng cử viên khác sẽ tiếp tục có ý kiến với địa phương giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của bà con; đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tập trung các nguồn lực, không dàn trải để tăng cường đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tới đây, Ban Chấp hành T.Ư Đảng họp sẽ bàn sâu chuyên đề lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Và Chính phủ sẽ tập trung các nguồn lực đầu tư, nhất là cho 2 chương trình chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giảm nghèo bền vững cho khu vực này.
Hội NDVN mà ông là người đứng đầu sẽ có chương trình, hành động gì để giải quyết khó khăn của nông dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới?
- Với trách nhiệm của Hội NDVN, chúng tôi sẽ tập trung vào việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tăng cường các giải pháp, tham gia đề xuất, xây dựng chính sách để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu. Hội NDVN sẽ tạo điều kiện để nông dân được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; tiếp tục nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH; liên tịch với Ngân hàng NNPTNT để thực hiện tốt hướng dẫn, quy định của Chính phủ về việc cho nông dân vay vốn.
Hội cũng sẽ tăng cường quan hệ trong và ngoài nước để liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, giữa nông dân giỏi với nông dân để nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Hội NDVN sẽ tập trung tuyên truyền để hội viên, nông dân góp sức, tự nguyện, tự giác tham gia xây dựng nông thôn mới; phát huy tinh thần đoàn kết, cùng với Nhà nước trong việc nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, Hội sẽ tập trung vào đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
Hội cũng đầu tư công sức, thời gian để tập trung xây dựng đề án về hình mẫu người nông dân mới với phẩm chất có kiến thức, tay nghề, hiểu biết về thị trường, làm thương hiệu, chấp hành tốt các chủ trường, chính sách của Nhà nước… Có như vậy, Hội mới thể hiện rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình và tham gia có hiệu quả vào tái cơ cấu nông nghiệp, chủ động hội nhập…
Nếu trúng cử, theo chương trình hành động của mình, ông thể hiện trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội như thế nào, nhất là sau khi ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri qua đợt tiếp xúc vừa kết thúc?
- Nếu được cử tri quan tâm và bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi xác định tiếp tục làm tốt vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân. Tôi sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu theo luật định và quy chế hoạt động của Quốc hội. Tôi sẽ tăng cường đi công tác ở địa phương, cơ sở để nắm chắc thực trạng, tình hình nông nghiệp, nông thôn, những tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, bức xúc của nông dân, những bất hợp lý, chưa công bằng trong một số cơ chế, chính sách ở lĩnh vực này để kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Quốc hội có chủ trương, cơ chế, chính sách mới hoặc bổ sung, sửa đổi chính sách đã có nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nông dân, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn một cách thiết thực, hiệu quả…
Tôi cũng sẽ thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với cử tri, với nhân dân và cấp ủy, chính quyền các địa phương (nhất là cử tri nơi bầu cho mình) và chịu sự giám sát chặt chẽ của cử tri. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tích cực thực tham gia, đóng góp trong việc xây dựng pháp luật, trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tham gia thực hiện công tác giám sát tối cao của Quốc hội…
Xin cảm ơn Chủ tịch!
Nếu là đại biểu Quốc hội, và với cương vị đứng đầu tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân tôi sẽ đưa tiếng nói của nông dân đi nhanh, hiệu quả, thuận lợi hơn đến với diễn đàn của Quốc hội. Tôi sẽ có thuận lợi hơn trong việc đưa những băn khoăn, bức xúc, trăn trở, kể cả phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân đến các cơ quan có thẩm quyền nhanh và kịp thời hơn”. Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng bức xúc vì nhà dân 10 năm không được sửa
"Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm không được làm nhà, thử chui vào đó xem có ở được không?", ông Thăng nói với lãnh đạo Sở Quy hoạch về những dự án "treo".
Ngày 10/5, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi của các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV, rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân hàng chục năm nay.
Theo các cử tri xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, do bị nằm trong quy hoạch nên những quyền lợi về nhà đất như xây dựng, cấp sổ đỏ, tách thửa... người dân không thể nào thực hiện. Một số quy hoạch, dự án điển hình như khu đô thị Tây Bắc, dự án Sài Gòn Safari "treo" hàng chục năm nay khiến người dân bức xúc nên thường xuyên căng băng rôn để phản đối.
Bí thư Thành ủy TP HCM nói chuyện với cử tri huyện Củ Chi. Ảnh: Thiên Ngôn
Trước những bức xúc của cử tri, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu chậm nhất trong tháng 6 tới, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải phối hợp với huyện Củ Chi rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên địa bàn để công bố công khai cho người dân được biết. Đồng thời, ông cam kết với cử tri trong tháng 6 phải giải quyết dứt điểm khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng.
"Không để người dân Củ Chi đất thép thành đồng mà phải đi khiếu kiện đông người. Quan điểm của thành phố là phải quan tâm đến đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa", ông Thăng nói và yêu cầu dự án nào làm được thì cần làm ngay, trong đó dự án Công viên Sài Gòn Safari phấn đấu chậm nhất trong năm nay phải triển khai. Đây sẽ là điểm du lịch, điểm nhấn thu hút khách đến thành phố.
Bí thư Đinh La Thăng hỏi thăm, nói chuyện với cử tri huyện Củ Chi. Ảnh: Thiên Ngôn
Liên quan đến khu đô thị Tây Bắc, dọc theo quốc lộ 22 hiện còn khoảng hơn 20.000 hộ dân bị "kẹt" trong quy hoạch, ngay sau buổi tiếp xúc cử tri, người đứng đầu Thành ủy TP HCM đã đặt vấn đề với Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã. "Tại sao đất trống thì quy hoạch đô thị trong khi đất có dân ở thì lại quy hoạch là đất cây xanh để 'trói' quyền lợi về nhà đất của người dân nhiều năm nay", ông Thăng gay gắt.
"Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm nay không được làm nhà. Người ta ở bao nhiêu đời lại quy hoạch thành đất cây xanh, trong khi ở phía sau là đầm lầy, đất trống nhà đầu tư nhìn là không muốn vào thì lại quy hoạch thành đất phát triển đô thị? Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?", ông Thăng nói và chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch, trong đó có khu đô thị Tây Bắc.
Thiên Ngôn
Theo VNE
Chủ tịch nước: "Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng" "Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng được mà chính nước ta phải xây dựng nền kinh tế cạnh tranh cao. Cái đùi gà họ bán 1-2 USD. Họ trồng cà chua 800-1.000 tấn/vụ còn mình vài tấn mà vui là chết rồi. Nước ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm, chả lẽ mình không có truyền...