Căn bệnh nhà giàu, người Việt nghèo cũng mắc
Bệnh gout được xem là căn bệnh của nhà giàu nhưng hiện nay những người nghèo, người có thu nhập thấp, từ thành thị tới nông thôn đều nhiều người mắc.
Bệnh trẻ hóa
Anh Nguyễn Văn Thắng – 34 tuổi, làm nghề thợ xây ở Hạ Long, Quảng Ninh cho biết anh bị bệnh gout 3 năm nay. Dù còn trẻ, công việc làm hàng ngày cũng vất vả nhưng anh không hiểu vì sao mình mắc bệnh gout.
Anh Thắng đi khám do sưng đau và nóng rát ở hai ngón chân cái. Bác sĩ kiểm tra phát hiện viêm khớp do lắng đọng axit uric.
Trước đây, anh Thắng nghĩ rằng chỉ những người nhà giàu hoặc người có tiền mới mắc bệnh gout. Anh làm nghề thợ xây thì làm sao bệnh này được.
Không riêng gì anh Thắng, anh Đỗ Ngọc Minh – 46 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng vật lộn với bệnh guot. Anh Minh thường xuyên bị đau các ngón chân nhất là về sáng. Lúc đau sưng tấy, đỏ rực lên, đi khám bác sĩ cho biết anh bị bệnh guot. Anh Minh làm nhân viên kinh doanh, công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt tiếp khách.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Lăng – 71 tuổi, Hà Đông, Hà Nội cũng bị bệnh gout cả chục năm nay. Ông Lăng tâm sự trước đây nghèo chẳng có gì ăn thì không mắc bệnh, khi vừa có chút kinh tế, con cái trưởng thành muốn chăm sóc, báo hiếu bố mẹ, cho ăn nhiều món ngon thì cũng đành chịu vì bệnh tật phải kiêng. Ông Lăng bị bệnh 10 năm, hai lần vào nhập viện vì viêm gout cấp.
Người nghèo cũng mắc bệnh nhà giàu
Các bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout hiện nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ làm công việc bình thường, nghèo cũng mắc bệnh gout.
Bệnh do mâm cơm gây ra
PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết hiện nay các bệnh về rối loạn chuyển hóa đang gia tăng. Không chỉ các bệnh như béo phì, đái tháo đường mà bệnh gout cũng tương tự.
Theo BS Bình, có những thanh niên chỉ 30 tuổi đã rối loạn Axit Uric và có lắng đọng axit uric ở khớp. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là khớp.
PGS Bình cho biết trước đây bệnh gút là bệnh của nhà giàu, ngày nay còn bắt gặp cả ở những người có thu nhập thấp, người nghèo.
Nguyên nhân của bệnh ai cũng thấy đó là đi bất cứ đâu từ thành thị đến thôn quê, đi đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảnh ăn nhậu, chè chén. Chế độ ăn quá thừa đạm cộng với sự lạm dụng rượu bia quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa của một chất có trong cơ thể là acid uric, từ đó gây ra bệnh gout.
Bệnh gout chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh cũng có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gout thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.
Video đang HOT
Những thực phẩm dễ gây bệnh gout đó là thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng…), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), những thực phẩm giàu đạm khác (bao gồm đạm động vật như thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt… cá và các loại thủy sản như lươn, ếch…).
Uống nhiều bia, rượu mạnh, cà phê làm tăng tích lũy acid uric trong máu và làm dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.
Biểu hiện của bệnh gout đó là những cơn đau cấp tính hay còn gọi viêm gout cấp, bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn-ngón chân cái.
Điều trị bệnh gout, người bệnh cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của thầy thuốc về chế độ điều trị, bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Trong thực tế, không ít người bị bệnh thường chỉ quan tâm đến bệnh và dùng thuốc trong đợt cấp, sau đó thì ngưng, dẫn đến bệnh tiến triển nặng dần và gây ra các biến chứng. Bệnh cần điều trị lâu dài, theo dõi ngay kể cả khi qua giai đoạn cấp của bệnh.
Phòng bệnh gout không phải dễ vì bệnh liên quan tới thói quen ăn và uống của nhiều người. Tuy nhiên, PGS Bình cho rằng bất cứ thực phẩm nào cũng có thể ăn nhưng nên nhớ đừng ăn quá nhiều.
Đây là loại quả mà người Việt chỉ coi là cỏ dại, sang Nhật được tôn như "thảo dược quý" chữa đủ thứ bệnh, bán giá 700k/kg vẫn cháy hàng
Chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm".
Việt Nam may mắn có được khí hậu, địa hình và hệ sinh thái đa dạng để cây cỏ sinh sôi, phát triển tốt. Nhờ vậy, chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm", bán giá cắt cổ vẫn được tìm mua ầm ầm.
Trái tầm bóp được bày bán tại các siêu thị nước ngoài.
Trái tầm bóp (hay còn gọi là trái thù lù hay trái lồng đèn) cũng là một trong số đó. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở bờ, bụi nhưng khi sang Nhật Bản và Trung Quốc, trái tầm bóp này có giá lên tới khoảng 700k/kg. Người Nhật mua trái tầm bóp về để ăn, nấu canh, hoặc dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt...
Trong Đông y, tầm bóp cũng là một loại thuốc quý
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, không chỉ quả tầm bóp mà tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng để trị bệnh. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho. Ngoài ra, loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.
Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.
Theo y học hiện đại, cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu...
Dưới đây là những cách sử dụng tầm bóp để trị bệnh:
1. Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm
- Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
- Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.
Cây tầm bóp có thể tận dụng để trị nhiều bệnh.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.
3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu
- Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15-30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
4. Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi
- Lấy 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
5. Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
- Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.
6. Trị mụn nhọt
- Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.
7. Trị nhọt vú, đinh độc
- Dùng 40-80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Lưu ý:
- Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc.
- Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngưng uống ngay.
Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngưng uống ngay.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc tây, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp vì chúng có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.
- Cuối cùng, lương y Sáng khuyến cáo cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin.
Đặc điểm phân biệt: Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Mọi người cần lưu ý điều này để mua cho đúng.
Cây lu lu đực khá giống với cây tầm bóp.
Những điều tuyệt đối không được làm khi cho trẻ ăn đậu phụ Đậu phụ tuy là một món dễ ăn và thường có trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi ăn đậu phụ để không gây hại cho sức khỏe cho bản thân và gia đình. Những lưu ý khi ăn đậu phụ Theo Đông y, đậu phụ vị ngọt, tính lạnh, có công hiệu ích khí, hòa trung, sinh...