Căn bệnh khiến nhiều chị em đau bụng cả tháng, ngất đi trong ngày ‘đèn đỏ’
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lành tính nhưng lại dai dẳng trong đời sống của người phụ nữ khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Chị Võ Mỹ H. (29 tuổi, TP.HCM) ám ảnh vì bị chứng lạc nội mạc tử cung, chị cho biết mình phát hiện bệnh này từ hơn 2 năm trước và đến hiện tại chị cảm nhận cuộc sống của mình bế tắc khi cả tháng đau bụng. Ngày nào chị cũng thủ sẵn viên thuốc giảm đau trong túi xách để khi đau có thuốc uống.
Đến chu kỳ kinh nguyệt còn đáng sợ, chị đau lê lết không làm được việc thậm chí nhiều lần phải đi viện cấp cứu vì đau tới mức ngất đi. Người nhà chị cũng sốt ruột nhưng không biết làm thế nào. Chị H. đã đi điều trị nhiều lần nhưng không hiệu quả và chấp nhận sống chung với nó. Tuy bệnh lành tính nhưng lại vô cùng khổ sở.
TS BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết nội mạc tử cung phải nằm trong buồng tử cung. Hàng tháng nội mạc tử cung bong tróc chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tới nhưng thay vì nằm ở tử cung thì nội mạc này lại nằm ở sai vị trí nằm rải rác ở buồng trứng, ổ bụng thậm chí có người lạc nội mạc tử cung ở phổi, ở thận hoặc vị trí xa hơn. Khi nội mạc tử cung lạc ở vị trí nào gây đau vị trí đó. Đau nhất là ở chu kỳ kinh nguyệt.
Với người bình thường, khi tới chu kỳ kinh nguyệt máu chảy ra ngoài còn người bị lạc nội mạc tử cung máu chảy ra ngoài không được tích tụ gây đau. Ví dụ lạc nội mạc tử cung nằm ở bàng quang gây đau và đi tiểu ra máu, lạc nội mạc tử cung ở trực tràng gây đau bụng, xuất huyết tiêu hoá.
Lạc nội mạc tử cung khiến chị em khổ sở là rất đau bụng kinh thậm chí có phụ nữ đau bụng cả tháng. Lạc nội mạc “đậu” ở cơ quan nào gây triệu chứng cho cơ quan đó. Trên đường tiêu hoá gây xuất huyết tiêu hoá, đi tiểu đau. Mô nội mạc này chịu tác động của nội tiết nên đến chu kỳ kinh nguyệt mô nội mạc này cũng chịu tác động của nội tiết và nó bong tróc và đau ở trên cơ quan đó.
Ảnh minh hoạ.
Lạc nội mạc tử cung còn gây chậm có con cho phụ nữ. 50 % phụ nữ lạc nội mạc tử cung chậm có con.
BS CKII Lê Ngọc Diệp – Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết có nhiều chị em cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, đau bụng kinh hoặc chậm có con đi khám mới phát hiện ra lạc nội mạc tử cung.
Nếu lạc nội mạc tử cung bám buồng trứng nó tạo ra các u ở buồng trứng những u này không có vỏ thật mà nó chứa máu như máu kinh. Có những phụ nữ tới khám với nang to từ 10 – 15 cm.
Lạc nội mạc tử cung bám ở vách chậu, vách trực tràng không tạo ra khối u rõ nhưng khi khám khu vực này rất cứng, sần sùi và khi quan hệ tình dục chị em bị đau. Lạc nội mạc trong cơ tử cung thì gây cơ cứng tử cung.
Thậm chí, bác sĩ Diệp cho biết có bệnh nhân lạc nội mạc bám trên vết mổ lấy thai nên đến chu kỳ kinh nguyệt chị em lại đau nhói trên vết mổ và theo thời gian thì nó có thể xâm nhập sâu hơn, đau hơn.
Việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, BS Thanh cho biết hiện nay dựa vào 3 phương thức:
Video đang HOT
Thứ nhất, tiền sử và bệnh sử của người bệnh là người có quan hệ trực hệ như mẹ và chị em gái có người bị lạc nội mạc tử cung không. Phụ nữ có chị em gái, mẹ mắc thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Với bản thân người bệnh từ khi có kinh nguyệt có đau bụng kinh, đi tiểu ra máu…
Thứ hai, khám lâm sàng: Sau khi tìm hiểu bệnh sử sẽ thăm khám lâm sàng tìm ra tổn thương lạc nội mạc tử cung như tử cung dày, cứng.
Thứ ba, phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm. Biện pháp này đơn giản, phổ biến trong thăm khám phụ khoa. Một số trường hợp có thể chẩn đoán được đó là khối lạc nội mạc ở buồng trứng…
Với 3 phương thức trên bác sĩ sẽ kết luận là bệnh nhân có bị lạc nội mạc tử cung không.
Hiện nay, thuốc là phương pháp điều trị đầu tay cho triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung. Có nhiều loại thuốc được sử dụng tùy vào mức độ đau.
Với những ai đã từng trải qua cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra sẽ cảm thấy dường như mất hết những hy vọng về việc sống vui sống khỏe, thậm chí có những phụ nữ tuyệt vọng đến mức chỉ mong được cắt bỏ tử cung.
Đau bụng kinh - nguyên nhân và các dấu hiệu không nên bỏ qua
Nhiều người nghĩ rằng những cơn đau bụng trong kỳ kinh là hoàn toàn bình thường và chấp nhận những đau nhức, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt kể từ khi bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau bụng kinh là những dấu hiệu báo trước của căn bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các cơn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt không phải là bình thường. Nó có thể báo hiệu một vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Các nguyên nhân có thể gây ra chứng chuột rút bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn, bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
1. Lạc nội mạc tử cung
Là một tình trạng mà lớp niêm mạc của tử cung (được gọi là nội mạc tử cung) bị lắng đọng bên ngoài khoang của tử cung. Các mô đáng lẽ phát triển trong tử cung lại được tìm thấy ở các bộ phận khác trên cơ thể. Những mô này có thể có đáp ứng hoặc có chức năng khác so với mô phát triển trong tử cung.
Đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ra ở vùng chậu như buồng trứng, ống dẫn trứng và các bộ phận khác của khung chậu. Theo thời gian, những mô niêm mạc kinh nguyệt này gây viêm và sẹo trong khung chậu của phụ nữ. Nó có thể không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt mà còn có thể gây vô sinh. Chúng có thể gây ra u nang buồng trứng lớn được gọi là "u nang sô cô la". Phụ nữ có thể mất nhiều năm mà không chẩn đoán ra vì nó có thể xảy ra mà không có triệu chứng.
2. U xơ tử cung
Là những khối u phát triển từ thành cơ của tử cung ( không phải là ung thư). Nhiều phụ nữ không biết mình bị u xơ tử cung. Tuy nhiên, một số u xơ tử cung có thể gây đau và kinh nguyệt bất thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
3. Bệnh viêm vùng chậu
Là một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau bụng kinh có thể là do nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng, được gọi là bệnh viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu là nguyên nhân phổ biến nhất của ống dẫn trứng bị tắc.
Dấu hiệu cho thấy cơn đau kinh nguyệt của bạn có thể là bất thường
Cơn đau bắt đầu xảy ra hoặc trầm trọng hơn nhiều năm sau khi có kinh lần đầu
Một số phụ nữ trải qua giai đoạn đau trong kỳ kinh sớm ở độ tuổi thanh thiếu niên khi họ có kinh lần đầu tiên mà không phải do bệnh lý có từ trước. Đây được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Tuy nhiên, những cơn đau kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn về sau này có thể do các bệnh lý hoặc bất thường của hệ thống sinh sản và loại đau bụng kinh này được gọi là đau bụng kinh thứ phát.
Nhiều phụ nữ mắc các bệnh lý này thường không được chẩn đoán, cho đến khi họ nhận ra rằng họ gặp khó khăn với việc mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để bạn có thể được chẩn đoán và xử trí sớm các bệnh như vậy.
Khi có dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên đi khám chuyên khoa. Ảnh: BV Bãi Cháy
Đôi khi cảm thấy đau vùng chậu không trong kỳ kinh nguyệt
Khó chịu vùng chậu ngay trước kỳ kinh và trong vài ngày đầu của kỳ kinh có thể là bình thường. Phụ nữ cũng có thể gặp một số khó chịu xung quanh việc rụng trứng. Nhưng nếu bị đau vùng chậu vào những thời điểm khác trong chu kỳ kinh, thì có thể báo hiệu một vấn đề.
Một dấu hiệu khác có thể là co rút không bình thường nếu bị đau khi quan hệ tình dục. Một số nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng co rút kinh nguyệt bất thường.
Chuột rút trong kỳ kinh kéo dài hơn 2 - 3 ngày
Việc ra máu trong kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 2 đến 7 ngày là bình thường nhưng sẽ không bình thường khi bị chuột rút trong suốt kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng chuột rút cũng có thể bắt đầu một ngày hoặc vài ngày trước khi bắt đầu ra máu, nhưng nếu kéo dài cho đến khi kết thúc kỳ kinh cần phải lưu ý.
Kinh nguyệt nhiều và kéo dài
Điều này bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc nếu máu chảy ra nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh mỗi giờ một lần. Chảy máu quá nhiều có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt và có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài.
Các triệu chứng khác
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài đau bụng kinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa:
- Chu kỳ không đều
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau vùng chậu đôi khi bên cạnh kỳ kinh nguyệt
- Khó mang thai
- Cảm thấy đầy hơi hoặc sưng hoặc có khối u ở xương chậu
- Chuột rút kèm theo buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Đau khi đi tiêu trong kỳ kinh nguyệt
- Các vấn đề về tiết niệu trong kỳ kinh nguyệt
Không chủ quan với tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
Nếu phụ nữ có bất kỳ triệu chứng nào ở trên cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn hoặc nếu có lo lắng tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Bác sĩ phụ khoa sẽ đánh giá về các triệu chứng và khám kỹ lưỡng để tìm ra bệnh lý tiềm ẩn nào dẫn đến đau đớn trong kỳ kinh nguyệt.
Khi tìm được ra các nguyên nhân bệnh, sẽ được điều trị sớm hơn để có thể giảm đáng kể các triệu chứng đau đớn và có khả năng cải thiện cơ hội có con (nếu có kế hoạch sinh con). Một số tình trạng như u nang buồng trứng (do lạc nội mạc tử cung hoặc các bệnh khác) hoặc u xơ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu nào. Những bệnh này cũng có thể được điều trị khi đi khám phụ khoa định kỳ.
Chuột rút có phải là dấu hiệu rụng trứng không? Chuột rút xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho thấy đang rụng trứng. Nhận biết được các triệu chứng của rụng trứng có thể giúp phụ nữ xác định được thời điểm dễ thụ thai nhất. 1. Nguyên nhân nào gây ra chuột rút khi rụng trứng? Quá trình rụng trứng xảy ra khi một quả trứng...