Căn bệnh giáo viên “sợ lên non”: Chữa bằng cách nào?

Theo dõi VGT trên

Tình trạng thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng hoặc không có nguồn tuyển vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt đối với những vùng khó.

Ngành giáo dục vẫn đang trăn trở, xoay xở tìm lời giải cho bài toán khó này.

Căn bệnh giáo viên sợ lên non: Chữa bằng cách nào? - Hình 1

Thiếu giáo viên hiện vẫn đang là vấn đề “ nóng” tại nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng khó.

Giáo viên sợ lên vùng khó là có cơ sở

Theo báo cáo của bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), hiện nay cả nước đang thiếu trên 71.000 giáo viên mầm non, phổ thông, trong đó giáo dục mầm non thiếu nhiều nhất là hơn 45.000, tiểu học thiếu hơn 12.000. Tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương thường xảy ra ở những khu vực đô thị đông dân cư, có nhiều khu công nghiệp mới, miền núi, vùng kinh tế – xã hội khó khăn.

Trong khi một số địa phương chưa được phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên, thì tại nhiều địa phương, dù có chỉ tiêu biên chế nhưng lại không có giáo viên để tuyển dụng, với lý do là tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng cao hơn so với trình độ của giáo viên đang dạy hợp đồng tại địa bàn.

Theo luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên và giáo viên tiểu học là trình độ đại học. Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, một số chuyên gia kiến nghị các cơ quan liên quan xem xét hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng và gia hạn cho các giáo viên này tiếp tục học tập để nâng chuẩn.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc thiếu nguồn tuyển giáo viên ở một số địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn hiện nay còn xuất phát từ nguyên nhân chính sách đãi ngộ chưa phù hợp. Ngoài vấn đề lương, điều kiện dạy và học thiếu thốn ở các vùng khó khăn cũng khiến nhiều sinh viên sư phạm e ngại khi đăng ký thi tuyển biên chế.

Theo chính những giáo viên “cắm bản”, ngày càng không có nhiều đồng nghiệp mặn mà với vùng khó, bởi rất nhiều nguyên nhân. Thầy Ksor Y Giêng – giáo viên trường tiểu học & THCS Ea Lâm ( huyện Sông Hinh, Phú Yên) – bộc bạch: “Theo tôi, mặc dù Nhà nước đã có chính sách thu hút giáo viên về vùng khó khăn, nhưng những điều này chỉ mang tính chất nhất thời, mỗi giáo viên chỉ được hưởng trong 60 tháng thôi. Trên thực tế, điều những giáo viên lên vùng khó cần nhất lại không chỉ nằm ở những con số nhất thời đó, nên giáo viên mới hiện nay rất ngại lên vùng khó khăn.

Tôi cảm nhận, ở những nơi khó khăn đó, bây giờ, thách thức lớn nhất không phải vấn đề khó khăn về kinh tế của người dân nơi công tác mà là cái khổ “trăm sự nhờ thầy cô”, học sinh chỉ có thầy cô lo dạy dỗ, bố mẹ hầu như không quan tâm… Đó là sự “cô đơn” của người thầy trong việc giáo dục một đứa trẻ, làm giáo dục mà “cô đơn” như vậy thì rất khó để rèn giũa. Chính vì thế, các thầy cô sợ lên vùng khó khăn là hoàn toàn có cơ sở!”.

Video đang HOT

Cô giáo Lò Thị Tuyết – giáo viên mầm non vùng khó tại Điện Biên – cũng chia sẻ: “Cái khó về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế – xã hội thì ở lâu cũng có thể quen dần, nhưng gian khổ nhất đối với giáo viên ở đây, chính là rào cản ngôn ngữ. Tôi còn nhớ, những ngày đầu mới về bản nhận lớp, cả điểm trường chỉ có một lớp học ghép cho tất cả trẻ em 3 – 5 tuổi. Một giáo viên với 37 học sinh ở các độ tuổi khác nhau, lại chưa biết giao tiếp bằng tiếng phổ thông khiến giờ học khó đạt hiệu quả.

Dạy khối tiểu học tại cùng điểm trường với cô Tuyết, thầy giáo Lò Văn Nam bộc bạch: “Tôi chủ nhiệm lớp 1 2, trong lớp chia 2 bảng để dạy chương trình riêng. Tuy nhiên, với 100% học sinh là con em dân tộc Cống tại đây, ở nhà, các con chỉ giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng mẹ đẻ nên để dạy cho các con nói được tiếng phổ thông là đã thành công lớn. Ở một số huyện, các giáo viên đôi khi còn phải mang cả kẹo đến dỗ, học sinh mới chịu đi học…”.

Gieo đam mê cho giáo viên lên vùng khó

Chia sẻ về những khó khăn của giáo viên, bà Võ Thị Phượng – Trưởng phòng Giáo dục mầm non (sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk) – cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh thiếu khoảng 1.000 giáo viên bậc mầm non, đặc biệt ở vùng khó. Tình trạng thiếu giáo viên nhưng không được bổ sung kịp thời đã tạo áp lực lớn cho đội ngũ giáo viên hiện có trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Giáo viên trẻ ở vùng thuận lợi được luân chuyển, điều động vào vùng khó cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nên không yên tâm công tác, có cơ hội là lại xin ra. Chẳng hạn, không có nhà công vụ, khi được điều động vào, giáo viên phải ở lại trường, điểm trường, cả tuần mới về nhà một lần. Một số điểm trường lẻ còn chưa đảm bảo điện, nước, đường sá đi lại rất khó khăn… Bên cạnh đó, lương cũng không đáp ứng yêu cầu. Những yếu tố đó phần nào tác động, gây trở ngại đến việc thu hút giáo viên về vùng khó”.

“Nếu giảm tiêu chí, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học thì cũng chỉ thu hút được một phần rất nhỏ giáo viên về vùng khó. Điều quan trọng là phải có chế độ đãi ngộ tương xứng, tạo điều kiện nhà công vụ, sinh hoạt, di chuyển,… để yên tâm công tác. Nếu không, một số giáo viên dễ nản và không muốn gắn bó. Chỉ tiêu biên chế cũng hạn chế, cần bổ sung thêm chỉ tiêu, đặc biệt ở vùng khó, tăng tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy định, còn ở vùng thuận lợi cần có cơ chế xã hội hóa phù hợp. Tại một số huyện, thiếu giáo viên, nhưng không có chỉ tiêu, không đủ quỹ lương chi trả,… nhiều bất cập nên không thể tuyển được giáo viên” – bà Phượng phân tích thêm.

Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL), ông Thái Văn Thành – Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An – cũng chia sẻ: “Miền núi thiếu giáo viên do vùng sâu, vùng xa có nhiều điểm trường, học sinh mầm non và tiểu học không thể di chuyển xa. Cái khó của học sinh vùng khó là ngay cả việc vận động được học sinh đi học đã là vất vả đối với giáo viên. Địa phương đã và đang tăng cường chuẩn hóa, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi mở thêm trường tư thục, đồng thời, có chính sách động viên, khích lệ, thu hút giáo viên lên miền núi.

Quan trọng nhất là tạo đam mê, lòng yêu nghề cho giáo viên, tận tâm và dành tất cả tình yêu cho trẻ em miền núi, gắn bó với học trò, không nỡ rời xa miền núi để về miền xuôi. Khi đó, giáo viên có niềm vui trong công việc, có động lực để gắn bó. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ miền núi khác với giáo viên miền xuôi, có những chuyên đề riêng, trước hết là nâng cao trình độ, thứ hai là có những phương pháp giáo dục phù hợp với đặc trưng học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh những quan tâm về cơ sở vật chất, về điều kiện, Nhà nước cũng cần có những chính sách động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời”.

“Cuối cùng, phải xây dựng mô hình miền xuôi hỗ trợ miền núi, đưa giáo viên cốt cán ở miền xuôi lên miền ngược, phối hợp với tổ chuyên môn của trường, “kết nghĩa” và hỗ trợ thường xuyên, để giáo viên miền núi cảm thấy ấm lòng. Mặt khác, nhờ những buổi như vậy, giáo viên miền xuôi thấy được sự hy sinh, vất vả của giáo viên miền núi, từ đó có trách nhiệm lớn hơn, suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của mình và cống hiến, hỗ trợ nhiều hơn cho giáo viên miền núi. Sau 5 – 10 năm, địa phương cũng tính đến chế độ đãi ngộ, luân chuyển về vùng thuận lợi, còn những giáo viên có nguyện vọng tiếp tục cống hiến thì động viên và khuyến khích” – ông nhấn mạnh.

Để thêm một lời giải đáp, PV Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong – nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

PV: Thưa Giáo sư, thực trạng thiếu giáo viên tại các địa phương, đặc biệt tại vùng khó, hiện nay đang là vấn đề “nóng”. Thực trạng trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?

GS.TS Phạm Tất Dong: Trước hết, xưa nay, chúng ta đang “đứng ở bên ngoài nhìn vào trong”, chúng ta chưa từng làm nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của giáo viên miền núi, xem các thầy cô thực sự đang thiếu gì và cần gì. Trước khi đưa ra một chính sách, cũng cần có nghiên cứu, nếu không, sẽ lại đưa ra những chính sách không cần thiết. Trên thực tế, giáo viên miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, đời sống khó khăn, bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp, truyền đạt kiến thức và nhất là phải sống xa nhà… Đặc biệt, chúng ta không thể để những cô giáo trẻ “cắm bản” dành hết thanh xuân trên bản heo hút, không phải cô giáo nào cũng có thể nên duyên tại đây…

PV: Ông có đề xuất giải pháp nào để khuyến khích và thu hút giáo viên vùng khó?

GS.TS Phạm Tất Dong: Chính vì vậy, theo tôi, phương án hữu hiệu nhất chính là thực hiện “địa phương hóa” giáo viên vùng khó. Cụ thể, tăng cường tổ chức các lớp sư phạm ngay tại địa phương, đào tạo giáo viên “cắm” ngay tại “chốt”.

Làm ở dưới xuôi được thì cũng có thể làm được ở trên bản Mông. Giáo viên là người bản địa sẽ hiểu rõ hơn về học sinh, phụ huynh và đặc biệt, không vấp phải trở ngại bất đồng ngôn ngữ. Một số lãnh đạo ngành giáo dục thường nói, miền núi chỉ là môi trường thực tập cho giáo viên miền xuôi mới ra trường, sau khi hết 3-5 năm, đội ngũ này lại xin về miền xuôi, nếu cứ như vậy thì trên bản mãi mãi không không có giáo viên giỏi, kỳ cựu… Mà những giáo viên lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và lắng nghe xem giáo viên vùng khó thực sự cần gì? Và đưa ra những chính sách thật rõ ràng, có chế độ đãi ngộ tương xứng với khả năng và tâm huyết để giáo viên yên tâm cống hiến.

PV: Một số chuyên gia gợi ý về việc, có nên giảm tiêu chí, tiêu chuẩn đối với giáo viên mầm non và tiểu học tại vùng khó. Xin ông cho biết quan điểm về gợi ý này.

GS.TS Phạm Tất Dong: Về nguyên tắc, xét về lâu dài, giáo viên ở tất cả các cấp bậc sẽ phải hướng đến chuẩn chung là bậc đào tạo đại học. Tuy nhiên, trong những năm tới, đối với giáo viên tại vùng khó, vẫn có thể có sự ưu tiên, giáo viên tại vùng khó hiện này chỉ cần được đào tạo sơ cấp mà sẵn sàng giảng dạy và tâm huyết đáng quý rồi. Trên miền núi, giáo viên đôi khi không phải chỉ có nhiệm vụ dạy học trong nhà trường, mà còn nhiều nhiệm vụ dân vận khác, rất khó khăn, vất vả. Nhiều giáo viên được đào tạo trình độ đại học chưa chắc đã dạy hay, tâm huyết và gắn bó bằng những giáo viên được đào tạo trình độ trung cấp. Chính vì vậy, cũng cần có những quy định “mở” cho giáo viên.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

Nhiều học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc

Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết ngành giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học.

Tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCSHCM phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các thầy, cô giáo đã chia sẻ rằng, những hạn chế trong Tiếng Việt, điều kiện học tập, môi trường sống còn khó khăn... đã dẫn đến chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Từ đây, các thầy, cô giáo bày tỏ mong muốn giá trị văn hóa của dân tộc được bảo tồn, phát huy.

Cô Lê Thị Thu Trang, giáo viên Trường Tiểu học và THCS EaTrol (Sông Hinh, Phú Yên) cho rằng, hiện nay học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Có kinh nghiệm hơn 17 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cô giáo Lê Thị Thu Trang chia sẻ, người Êđê, Ba Na tại khu vực Sông Hinh, Phú Yên có một kho tàng văn hóa hết sức đồ sộ, quý giá như: văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống... nhưng học sinh người Êđê, Ba Na rất ít biết đánh cồng chiêng; ít biết hát dân ca, hoặc sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình; ít biết các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát, làm rượu cần...

"Như vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số sau này sẽ gặp khó khăn", cô giáo Lê Thị Thu Trang nhận định.

Từ thực tế này, cô Trang đề nghị cần có một đề án hoặc kế hoạch cụ thể để đưa những nội dung trên vào chương trình học ngoại khóa của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, định kỳ tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa các dân tộc trong đoàn viên thanh niên để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nhiệm vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Nhiều học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc - Hình 1

Các giáo viên nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số (ảnh: Bộ GDĐT)

Cô Trần Thị Bích Thu là người dân tộc Cơ-tu, hiện đang giảng dạy tại một trường mầm non thuộc xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng. Tại buổi gặp mặt, cô cho biết, nhà trường nói riêng, giáo dục mầm non nói chung rất được thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cả về cơ sở vật chất, chế độ chính sách.

Mặc dù vậy, cô cũng như các đồng nghiệp vẫn gặp khó khăn trong giảng dạy do trẻ em dân tộc thiểu số có vốn tiếng Việt rất hạn chế, dẫn tới tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp, không mạnh dạn tham gia các hoạt động chung... Bên cạnh đó, dù được hưởng chế độ dinh dưỡng tốt ở trường, nhưng thể trạng các em vẫn nhỏ bé do kinh tế gia đình khó khăn, bữa ăn đủ dinh dưỡng tại nhà là rất hiếm.

"Dinh dưỡng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đây là vấn đề tôi trăn trở và rất mong trẻ dân tộc Cơ-tu nói riêng, trẻ em vùng kinh tế xã hội khó khăn nói chung được hỗ trợ để có thể nâng cao thể trạng, từ đó phát triển tốt hơn", cô giáo Trần Thị Bích Thu bày tỏ mong muốn.

Trước những băn khoăn này của các thầy cô giáo, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án về bảo tồn, phát văn hóa dân tộc các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học.

Ông Lê Như Xuyên cũng lưu ý, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có dành 20% cho giáo dục địa phương. Theo chương trình mới, nhà trường, giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế để bảo đảm chất lượng giáo dục. Do đó, các nhà trường, giáo viên có thể chủ động trong việc đưa các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc mình vào nhà trường một cách phù hợp.

Chia sẻ với các thầy cô giáo dân tộc thiểu số đang công tác ở những vùng khó khăn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn, rào cản trong công việc của các thầy cô. Thứ trưởng mong muốn các thầy cô tiếp tục cố gắng, chủ động và bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại các vùng miền còn khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, để bảo tồn văn hóa dân tộc, vùng miền, bên cạnh vai trò của ngành, của từng thầy cô giáo, rất cần trách nhiệm của từng địa phương, từng trường, từng cơ sở, mỗi gia đình và các bộ ngành liên quan./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe

6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe

Làm đẹp

11:12:40 22/12/2024
Thói quen đơn giản này không chỉ cải thiện hơi thở mà còn ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn, có thể dẫn đến các vấn đề về răng, giúp răng trắng khỏe.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Thế giới

11:07:25 22/12/2024
Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Sao thể thao

10:58:43 22/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn tán dương Nguyễn Xuân Son sau khi tuyển Việt Nam thắng 5-0 Myanmar tối 21/12 trên sân Việt Trì ở lượt cuối bảng B ASEAN Cup 2024.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sức khỏe

10:50:47 22/12/2024
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2018 trên Tạp chí Journal of Drugs in Dermatology đã chỉ ra rằng, sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, bao gồm cả sáp ong, vượt trội hơn nhiều so với các sản phẩm có thành phần tổng hợp trong việc chăm sóc da nh...