Căn bệnh bí ẩn khiến thủy thủ xưa cơ thể lở loét, răng rụng hàng loạt
Khi mắc căn bệnh bí ẩn này bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, nướu răng chảy máu, răng lung lay và gãy rụng,… khiến họ chết dần, chết mòn.
Vào thế kỷ 17 – 18, một căn bệnh lạ mà những người đi biển dài ngày thường mắc phải đã được biết đến như một kẻ giết người đáng sợ.
Năm 1740, một đoàn thám hiểm người Anh đã băng qua Thái Bình Dương để đến Tây Ban Nha. Trong chuyến hành trình dài ngày trên biển, hơn 1.300 thủy thủ đoàn trong tổng số 2.000 người đã bỏ mạng vì căn bệnh này.
Những thuyền viên mắc bệnh này sẽ bị chảy máu nướu răng, răng lung lay và gãy rụng mất kiểm soát, vết thương chậm lành.
Theo những gì được ghi chép lại, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải như sắp phát điên. Kèm theo đó là hiện tượng nướu cứ chảy máu không ngừng còn răng thì lung lay và gãy rụng mất kiểm soát… Căn bệnh giày vò các thủy thủ và khiến họ chết dần, chết mòn trong đau đớn và nỗi sợ hãi khủng khiếp.
Thời điểm đó, vì không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, thuyền trưởng của tàu cho áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Sử dụng mạch nha hoặc dưa bắp cải… trong khi đó một số thủy thủ đoàn tự điều trị bằng loại thuốc có tên vitriol (một dung dịch loãng của axit sunfuric) thậm chí là cả những bùa phép nhằm chống lại căn bệnh. Tuy nhiên chỉ một số ít người còn sống sót sau chuyến hành trình.
Video đang HOT
Ước tính trong vòng 200 năm, trên thế giới đã có khoảng 2 triệu người thiệt mạng vì “căn bệnh” khủng khiếp không thể lý giải.
Ban đầu các chuyên gia cho rằng, có lẽ những người mắc bệnh đã ăn quá nhiều thịt muối hoặc chất béo xấu nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Nhưng dù đưa ra giả thuyết và cố gắng điều trị thì số bệnh nhân vẫn không ngừng tăng lên. Điều này đã khiến giới thủy thủ, hải quân và ngư dân không dám bước chân lên thuyền suốt một thời gian dài.
Khoa học khi đó lại chưa đủ phát triển để lý giải về nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, người ta bắt đầu thêu dệt nên những câu chuyện đáng sợ và mang màu sắc huyền bí, gọi nó bằng cụm từ “lời nguyền của biển cả”.
Bác sĩ James Lind, người được mệnh danh là cha đẻ của y học Hải quân Hoàng gia Anh.
Vào khoảng năm 1747, James Lind, người được mệnh danh là cha đẻ của y học Hải quân Hoàng gia Anh, đã tình cờ phát hiện ra căn nguyên gây bệnh. Sau những thí nghiệm trên nhiều nhóm thủy thủ khác nhau, ông phát hiện ra “lời nguyền của biển cả” chỉ xảy ra ở người có cách ăn uống không lành mạnh: Chỉ ăn thịt uống rượu, không ăn rau củ quả.
Ông đã thử dùng trái cây, đặc biệt là cam quýt và các loại có múi, cho những bệnh nhân ăn trong thời gian dài. Kết quả, những triệu chứng như rụng răng, chảy máu nướu, lở loét và rệu rã cơ thể dần biến mất. James Lind chỉ tình cờ sử dụng rau củ để bổ sung dưỡng chất nhưng đã giúp mọi người khỏi bệnh.
Từ đó trái cây, nhất là những loại quả nhiệt đới thuộc họ cam quýt, trở thành nguồn thực phẩm còn quý giá hơn cả rượu thịt khi ra khơi. Năm 1795, 1 năm sau khi James Lind qua đời, nước cốt chanh còn chính thức được đưa vào danh mục thực phẩm bắt buộc phải có trên các tàu của lực lượng Hải quân Hoàng gia. Cũng nhờ vậy mà giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, nhất là việc buôn bán trái cây cho các thủy thủ ngoài khơi.
Tuy căn nguyên lẫn phương pháp chữa trị đã được phát hiện nhưng mãi đến ngày nay, y học mới lý giải thấu đáo căn bệnh từng khiến hàng triệu người thiệt mạng. Theo đó, căn bệnh bí ẩn có tên là bệnh Scurvy, còn được biết với cái tên Scorbut. Đây là căn bệnh do thiếu vitamin C gây nên. Bệnh này nếu mắc phải thì sẽ bị mãn tính và được đánh giá là tương đối nghiêm trọng.
Theo Tiến sĩ Catherine Price từ Viện Khoa học Lịch sử Philadelphia (Mỹ), vào thế kỷ 18 Scurvy là nguyên nhân lớn nhất gây nên hàng triệu cái chết trên đại dương. Thậm chí, sức tàn phá của nó còn lớn hơn cả những cơn bão, sóng thần, đắm tàu hay các bệnh khác.
Một số triệu chứng ban đầu của bệnh Scurvy là: Mệt mỏi trong người, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, đau khớp và cơ bắp, tiêu chảy, xuất hiện các nốt ban dưới nang lông, sốt cao.
Nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như sưng nướu, răng lung lay, lồi mắt, xuất huyết dưới da, tóc khô… Trẻ em khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây ra tình trạng còi xương hay suy dinh dưỡng. Trong trường hợp xấu nhất, Scurvy sẽ làm xuất huyết và dẫn đến tử vong.
Trong tự nhiên có khá nhiều loài động vật tự tổng hợp được vitamin C, nhưng con người thì không. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C là cách tốt nhất giúp chúng ta chống chọi với căn bệnh này. Nói chung càng coi thường chuyện ăn uống thì bệnh tật càng dễ xuất hiện, do đó mỗi người cần chú tâm hơn về chế độ dinh dưỡng của mình
Thủy thủ sống sót sau 23 giờ trôi trên biển
Min Naing nhảy khỏi tàu hàng vì không muốn quay lại Myanmar, được giải cứu sau khi trôi dạt trên biển 23 giờ.
"Tôi vừa bơi vừa cầu nguyện. Cuối cùng, tôi từ bỏ, chỉ chờ chết", Min Naing, thủy thủ người Myanmar, tâm sự khi được cứu hôm 2/11. Người đàn ông 27 tuổi nhảy khỏi tàu chở hàng Paovosa Wisdom VII xuống vùng biển gần Gisborne, New Zealand, tối 1/11 với hy vọng được xin tị nạn.
Thời tiết ban đầu đẹp nhưng nhanh chóng thay đổi sau khi Min Naing nhảy xuống biển. Sóng lớn cuốn anh ra xa bờ. "Nhiệt độ nước khoảng 15 độ C, giống như nước đá", anh nói.
Xuồng Rere Moana (giữa) ở cảng Gisborne. Ảnh: Nzherald.
Min Naing mặc đồ chống nước nhưng nước biển vẫn ngấm vào trong sau nhiều giờ trôi dạt. "Trời ngày càng lạnh hơn, tới lúc tôi không động đậy được nữa và chỉ nổi trên mặt nước", thủy thủ người Myanmar nhớ lại.
Lực lượng cứu hộ trên xuồng hoa tiêu Rere Moana phát hiện Min Naing chiều tối 2/11. Anh hét lên cầu cứu và họ đã tới giúp. "Tôi vừa khóc vừa cười, không biết phải làm gì nữa. Tôi vô cùng hạnh phúc khi họ cứu mình", Min Naing nói.
Thủy thủ Myanmar nhập viện vì bị hạ thân nhiệt và được xét nghiệm nCoV. Darren Paki, giám đốc cảnh sát khu vực, cho biết tình trạng sức khỏe của Min Naing ổn định và thủy thủ này đang cách ly theo quy định, dù kết quả xét nghiệm âm tính.
"Sống sót là điều phi thường vì anh ấy đã ngâm nước suốt 12 tiếng. Anh ấy thật may mắn vì được phát hiện. Thời tiết xấu đi nhanh chóng từ chiều 2/11", ông nói.
Min Naing cho biết sẽ phải quay lại Myanmar sau khi kết thúc hợp đồng, nhưng không muốn về nước bởi gia đình đang lẩn trốn. Họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số người Hindu,trong khi đa số người dân Myanmar theo đạo Phật. Gia đình Min Naing đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự.
Myanmar chìm trong bạo lực và bất ổn từ khi quân đội đảo chính hồi tháng hai. Nhiều người được cho là bị lực lượng an ninh đánh đập, bắt giữ vì tham gia biểu tình.
Đại diện cộng đồng người Myanmar tại Auckland đang hỗ trợ Min Naing và liên lạc với gia đình anh để báo tin.
Cơ quan Nhập cư New Zealand không bình luận về thông tin nhận được đơn xin tị nạn của Min Naing. "Các yêu cầu tị nạn rất nhạy cảm, thường đưa ra khi người xin tị nạn sợ bị ngược đãi hoặc sợ phải quay về quê hương", Jock Gilray, quyền tổng giám đốc Hoạt động Biên giới và Thị thực, cơ quan hỗ trợ người xin thị thực của chính phủ New Zealand, cho hay.
26 thủy thủ người Việt trên tàu dầu bị Iran bắt Bộ Ngoại giao xác nhận tàu MV Sothys bị Iran kiểm soát ở biển Oman có 26 thuyền viên người Việt và đang xác minh nhân thân thủy thủ. Hãng thông tấn AP ngày 3/11 dẫn lời hai quan chức giấu tên cho hay lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt tàu dầu MV Sothys treo cờ Việt Nam...