‘Cân bằng’ đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình mới
Triển khai Chương trình GDPT 2018 trong bối cảnh thiếu đội ngũ, thậm chí một số trường học chất lượng giáo viên chưa đồng đều.
Bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý góp phần triển khai thành công Chương trình GDPT mới. Ảnh: Đức Trí
Thực tế này đòi hỏi các nhà trường cần nhiều phương án bồi dưỡng và sử dụng nhân lực hợp lý.
Bất cập nhìn từ đội ngũ
Thầy Hà Trần Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái) cho biết, đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng song chất lượng chuyên môn chưa đồng đều.
Nếu một số giáo viên trẻ được đào tạo bài bản, tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin, đáp ứng được yêu cầu dạy học trong bối cảnh mới thì vẫn còn giáo viên lớn tuổi chưa thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong soạn giáo án và giảng dạy. Điều này khiến bài giảng đơn điệu, chưa mang lại hứng thú cho học sinh.
Mặt khác, với trên 40% nhân sự là người dân tộc thiểu số nên âm ngữ giao tiếp, giảng dạy còn ngọng và chưa thể khắc phục dù nhà trường luôn ý thức và nhắc nhở giáo viên.
Video đang HOT
Từ thực tế này, trường đã lên kế hoạch phù hợp trong bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới đạt hiệu quả.
Tương tự, Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình) cũng có đội ngũ giáo viên còn chênh lệch về chất lượng. Theo cô Hiệu trưởng Trần Thị Hợi, triển khai Chương GDPT mới từ lớp 1 đến lớp 3, hoạt động dạy học gần như ứng dụng trình chiếu thường xuyên để bài giảng hấp dẫn, học sinh dễ tiếp thu. Tuy nhiên, một số giáo viên sắp về hưu bị hạn chế về công nghệ, nhưng chuyên môn cũng không đảm trách được việc dạy lớp 4 và lớp 5 theo Chương trình GDPT hiện hành.
Bước sang năm thứ 3 triển khai Chương trình GDPT mới, hầu hết giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai) có chuyên môn đáp ứng được tối thiểu yêu cầu về dạy học. Song theo cô Hiệu trưởng Bùi Thị Hường, chuyên môn được chia theo 2 nhóm đặc thù. Nhóm 1 dạy được bất cứ lớp nào. Nhóm 2 chỉ dạy được lớp 2, lớp 3 và không dạy được lớp 4, lớp 5. Do đó việc bố trí, sử dụng nhân lực theo thời khóa biểu toàn trường cũng gặp khó khăn nhất định.
Khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên quan trọng khi triển khai Chương trình GDPT mới. Ảnh: Đức Trí
Tháo gỡ “bài toán” nhân sự
Việc bố trí nhân sự trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT mới khi chất lượng và số lượng giáo viên còn bất cập theo cô Bùi Thị Hường, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Sín Chéng phải linh hoạt nhưng phù hợp. Dựa trên đặc thù chuyên môn, giáo viên được phân loại để phân công hiệu quả nhất. Không để xảy ra tình trạng người phải đảm đương quá nhiều thời gian đứng lớp, người nhàn nhã, “ngồi chơi” chờ việc.
Một mặt, trường tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên thông qua các hội thảo chuyên đề cấp tổ, trường. Khi tham gia, giáo viên được tháo gỡ khó khăn trong việc soạn giáo án và giảng dạy khi lên lớp. Mặt khác, do có sự phân loại giáo viên theo nhóm nên việc bố trí không phân chéo. Đối với giáo viên nói ngọng không thể khắc phục, ban giám hiệu phân công đều ra các điểm trường, không tập trung 1 điểm.
Cũng theo chia sẻ của cô Hường, huyện Si Ma Cai đã tiến hành khảo sát đợt 1 và chuẩn bị thực hiện đợt 2 để phân loại những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu triển khai Chương trình GDPT mới. Trên cơ sở đó, tổ chức lớp bồi dưỡng riêng tại địa phương. Bên cạnh mục đích nâng cao chất lượng còn nhằm giữ chân giáo viên, tránh tình trạng thất thoát nhân lực.
Cũng với thực tế chuyên môn giáo viên chưa đồng đều, chênh lệch giữa giáo viên có tuổi và giáo viên trẻ trên nhiều mặt, cô Trần Thị Hợi chia sẻ giải pháp sử dụng bố trí nhân lực của Trường Tiểu học Khánh Nhạc B.
Trước hết, không bố trí giáo viên năng lực hạn chế giảng dạy Chương trình GDPT mới ở các lớp 1, 2, 3 hoặc dạy các môn chính ở lớp 4, 5. Số giáo viên này chỉ phân công dạy môn Khoa học công nghệ; Lịch sử ở lớp 4, 5. Cùng đó, phân công 1 giáo viên dạy 2 lớp môn Toán 5, 1 giáo viên dạy 2 lớp môn Tiếng Việt lớp 5 để đảm bảo dạy đủ và các môn chính.
Với giáo viên trẻ đáp ứng được yêu cầu CNTT nhưng chuyên môn chưa sâu, hàng tuần trường tổ chức trao đổi theo chuyên đề, tháo gỡ những nội dung khó triển khai giảng dạy. Lắng nghe trăn trở của giáo viên, tổ chuyên môn các khối cùng nghiên cứu và đề xuất tổ chức trao đổi chuyên đề cấp trường.
Thậm chí, nhà trường tổ chức trao đổi vấn đề chuyên môn liên cấp, mỗi tháng 1 lần; tạo cơ hội để giáo viên cùng địa bàn chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Những chuyên đề chuyên môn khó, huyện sẽ tổ chức trao đổi liên huyện để giáo viên cùng tháo gỡ.
Đặc biệt, nhằm đáp ứng đủ số lượng giáo viên, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Khánh Nhạc B ngoài ký hợp đồng giáo viên tự do còn ký với giáo viên vừa nghỉ hưu nhưng đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, có khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy…
Cô Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) chia sẻ: Năm đầu triển khai Chương trình GDPT mới đối với lớp 1, để tạo “nền móng” vững chắc cho những năm tiếp theo, trường lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng nhất.
Những năm tiếp theo, triển khai Chương trình sách giáo khoa mới không lựa chọn giáo viên mạnh nhất để đảm bảo đều chất lượng giữa các khối. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy Chương trình GDPT mới được nhà trường tận dụng để yêu cầu 100% giáo viên các khối lớp cùng bồi dưỡng. Kết hợp bồi dưỡng chuyên môn sâu theo từng khối lớp, giáo viên không còn bỡ ngỡ, nhanh tiếp cận chương trình và chủ động với hoạt động bồi dưỡng.
“Bất cập, thiếu đồng đều chuyên môn trong đội ngũ giáo viên là điều khó tránh. Do đó, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đứng lớp càng hợp lý, khoa học, linh hoạt sẽ quyết định sự thành công khi triển khai Chương trình GDPT mới…”, thầy Hà Trần Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải, Yên Bái) cho hay.
Điện Biên tập huấn dạy chương trình mới cho gần 600 giáo viên Tiếng Anh
Ngành Giáo dục Điện Biên vừa tập huấn triển khai Chương trình mới đối với môn Tiếng Anh cho gần 600 giáo viên Tiểu học, THCS và THPT.
Điểm cầu tập huấn tại Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tuần Giáo. Ảnh: Sở GD&ĐT Điện Biên.
Vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức tập huấn đại trà Module 1, 4 triển khai Chương trình GDPT năm 2018 đối với môn tiếng Anh cho giáo viên cấp Tiểu học, THCS và THPT địa phương.
Khóa tập huấn được tổ chức trực tuyến qua Msteams, với sự tham gia của 583 giáo viên tiếng Anh các cấp ở 330 điểm cầu. Trong đó có 167 điểm cầu cấp Tiểu học, 130 điểm cấp THCS và 33 điểm cấp THPT (bao gồm cả cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn Tiếng Anh).
Nội dung tập huấn tập trung vào việc phổ biến kiến thức tổng quan Chương trình GDPT 2018 môn tiếng Anh ở 3 cấp; Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh phổ thông. Bên cạnh đó còn đề cập đến việc xây dựng Kế hoạch giáo dục của Tổ chuyên môn; Kế hoạch bài dạy; Kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng, tổ chức, thực hiện Kế hoạch giáo dục.
Tại đợt tập huấn này, giáo viên tiếng Anh các đơn vị cũng đưa ra một số vướng mắc trong việc triển khai nhiều nội dung chuyên môn. Các thầy cô cũng chia sẻ kế hoạch của đơn vị đã xây dựng, đồng thời thống nhất một số nội dung cốt lõi của kế hoạch để có sự đồng nhất trong toàn tỉnh.
Trường sư phạm tăng tốc đào tạo giáo viên môn mới Để đáp ứng Chương trình mới, các trường sư phạm và sinh viên đang nỗ lực dạy học. Nhà trường cũng tăng tốc đào tạo giáo viên dạy các môn mới. Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc Trường ĐH Đồng Tháp trong giờ thực hành. Chủ động đào tạo Triển khai Chương trình GDPT 2018, từ năm học 2022 - 2023, môn...