Cần ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm
Kết quả một công trình nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho thấy giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên là xu hướng chung của thế giới, nhiều nước, kể cả những nước nghèo hơn VN cũng đã thực hiện được điều này.
Học sinh bậc THCS tại TP.HCM sẽ được miễn học phí từ đầu năm 2019? – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Vì thế việc TP.HCM dự kiến sẽ miễn học phí THCS từ đầu năm 2019 là một bước đi cần thiết để áp dụng rộng rãi cho các tỉnh/thành khác và tiến tới thực hiện lộ trình giáo dục bắt buộc 9 năm.
Xu hướng chung của thế giới
Tất cả các nước châu Âu áp dụng giáo dục bắt buộc (GDBB) 9 năm trở lên từ đầu thế kỷ 20. Trong đó, nhiều nước như Anh, Ba Lan, Hà Lan, Pháp… thực hiện GDBB 12 năm (hay đến 18 tuổi). Mỹ thực hiện GDBB 9 năm trở lên ở tất cả các bang, trong đó nhiều bang đã thực hiện miễn học phí hoàn toàn cho đến cấp THPT. Nhật Bản là nước châu Á áp dụng sớm nhất, từ những năm 1870 đối với tiểu học và luật Giáo dục cơ bản năm 1947 của nước này quy định GDBB 9 năm.
Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực hiện GDBB 9 năm trở lên, trong đó Cuba và Triều Tiên dù còn khó khăn hơn VN nhưng đã thực hiện được GDBB 12 năm. Năm 1986 (8 năm sau đổi mới), Trung Quốc đã ban hành luật GDBB 9 năm, trong luật này Trung Quốc quy định miễn phí THCS và các doanh nghiệp không được thuê lao động có trình độ chưa hết bậc học này. Tuy nhiên, với hơn 1,3 tỉ dân, Trung Quốc không phải thực hiện miễn phí THCS ngay một lúc mà từng bước, nơi thuận lợi làm trước, nơi khó khăn làm sau. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã thành lập quỹ hỗ trợ GDBB 9 năm cho các vùng khó. Nhờ vậy, đến năm 2006, nước này thực hiện miễn phí THCS 100% trên phạm vi toàn quốc.
Ở Đông Nam Á, Singapore và Philippines áp dụng GDBB 10 năm; Indonesia, Thái Lan và Campuchia 9 năm, Malaysia 6 năm. Trong đó, Indonesia đang triển khai thí điểm 12 năm tại thủ đô Jakarta. VN, sau hơn 30 năm đổi mới mà vẫn chưa ban hành luật GDBB là quá chậm so với thế giới.
Tiến tới ban hành luật GDBB
Để triển khai GDBB 9 năm, khó khăn lớn nhất là về tài chính. VN có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục so với GDP là 6,3% (đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan là 7,6%), chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách đạt 20%. Vì vậy, ngân sách T.Ư khó tăng thêm để thực hiện GDBB. Theo tính toán, cả nước 1 năm thu học phí THCS khoảng 2.000 tỉ đồng, nếu chia cho 63 tỉnh thành là không lớn.
Vì vậy, một số tỉnh, TP thu ngân sách lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam… nên thực hiện miễn phí THCS ngay từ năm học 2018 – 2019. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập Quỹ hỗ trợ GDBB 9 năm để hỗ trợ các tỉnh khó khăn. Quỹ này do các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp. Đồng thời, để tiết kiệm ngân sách chi cho giáo dục, các địa phương cần phải sáp nhập một số trường quy mô nhỏ trên cùng một địa bàn thành trường lớn hoặc trường đa cấp để giảm đầu mối, giảm biên chế cán bộ quản lý và nhân viên.
Video đang HOT
Sau đó Chính phủ cho phép mở rộng, đến lúc đủ điều kiện thì trình Quốc hội sửa đổi luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 thành luật Phổ cập giáo dục THCS và trong luật Giáo dục sửa đổi sắp tới quy định GDBB 9 năm, miễn học phí cấp THCS đối với các trường công lập. Đồng thời thực hiện hỗ trợ khoản đúng bằng học phí trường công lập đối với học sinh ở các trường tư thục.
Giáo dục bắt buộc khác giáo dục phổ cập
Hầu hết các nước chia giáo dục phổ thông ra làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và giáo dục phân hóa, định hướng nghề nghiệp (THPT). Giai đoạn giáo dục cơ bản là GDBB và quy định chung trong luật Giáo dục hoặc quy định thành luật riêng.
GDBB khác với giáo dục phổ cập mà nước ta đang áp dụng hiện nay, đó là, GDBB quy định mọi người dân trong độ tuổi bắt buộc có quyền và nghĩa vụ đi học. Bản thân học sinh và gia đình nếu có điều kiện mà không đi học là vi phạm luật, sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí có thể bị phạt tù. Trong trường hợp người dân không có đủ điều kiện để đi học thì nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ để người dân đó được đi học, ít nhất đạt trình độ GDBB.
Còn giáo dục phổ cập mang tính vận động, không dùng các biện pháp cưỡng bức, trong trường hợp học sinh/cha mẹ không cho đi học vẫn không bị xử phạt mà chỉ vận động học sinh đó trở lại trường. Vì vậy, mà hiện nay, nước ta tất cả các tỉnh thành đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS nhưng vẫn còn một tỷ lệ khá cao người dân từ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học.
Nâng cao trình độ tối thiểu cho người dân không phải vì thành tích của một địa phương hay quốc gia đạt phổ cập bậc này hay bậc khác, mà quan trọng hơn là giúp mỗi người dân nâng cao trình độ học vấn của mình, từ đó theo học một hoặc vài ngành nghề, giúp họ tìm việc làm, nuôi sống bản thân, gia đình và cao hơn là đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Đây chính là ý nghĩa sâu xa, rất nhân văn mà GDBB và miễn học phí hướng tới, và chắc chắn sẽ tạo ra một tư duy mới, một suy nghĩ mới: đi học là quyền lợi, là nghĩa vụ để phát triển bản thân, phát triển cộng đồng và quốc gia.
Theo thanhnien.vn
Chàng trai 9X Việt trở thành thực tập sinh dài hạn tại NASA
Vương Thiện Huy (sinh năm 1994), cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia xuất sắc trúng tuyển chương trình thưc tâp sinh cua Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ở đây, Huy được xem như một khoa học gia thực thụ, cậu tham gia nghiên cứu cải tiến kính viễn vọng không gian để nhìn xa và rõ hơn.
Mới đây, cộng đồng cựu thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia rộn ràng đón nhận tin vui từ Vương Thiện Huy - từng là đại diện Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM vào đến thi tháng chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 12 (cách đây 6 năm). Từ California, Huy báo tin vui về quê nhà khi em vừa được nhận vào thực tập tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Trao đổi với PV Dân trí, Huy cho biết, hiên cậu đang làm nghiên cứu theo chương trình "Year-round Internship" (thực tập dài hạn) tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL - Jet Propulsion Lab) thuộc NASA ở California, Mỹ.
"Thực tập dài hạn khác với thực tập 3 tháng ở chỗ, bọn mình được coi như khoa học gia thực thụ, nhận những đề tài nghiên cứu phức tạp.
Công viêc cu thê cua mình la cải tiến kính viễn vọng không gian nhìn xa và rõ hơn, thời gian làm việc chiếm khoảng 8-9 tiếng/ngày", Thiện Huy chia sẻ.
Thiện vui vẻ tâm sự, hồi nhỏ khi mới biết tới NASA, cậu tưởng cơ quan này... toàn người sao Hỏa, không dám nghĩ có ngày bản thân được vào đây.
6 năm sau khi tham dự Đường lên Đỉnh Olympia, Thiện Huy mang về tin vui trúng tuyển chương trình thực tập sinh dài hạn tại NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ).
Cuối năm 2016, Huy đăng ký ứng tuyển vào NASA bằng cách nộp học bạ cua trương Cao đẳng Cộng đồng Pasadena (California, Mỹ) kem theo CV. Phía tuyển dụng không trao đổi nhiều qua mail mà chỉ bảo ứng viên chờ. Sau hơn 1 năm, Huy bất ngờ nhân đươc cuôc goi cua NASA thông báo đã trúng tuyển.
"Đại diện NASA gọi cho mình nói rằng họ có một đề tài liên quan tới lĩnh vực mình quan tâm, hỏi mình có đồng ý vào làm ở đây không. Mình đã nhận lời. Họ cũng yêu cầu mình nói thêm đề tài về Vật lý chất rắn trước đây mình từng làm ở Viện ĐH California-Berkeley năm 2016. Khi đó, mình khá run vì đề tài đã làm từ hơn một năm trước và cố gắng chia sẻ với họ những gì có trong đầu", Huy kể.
Sau đó, phía tuyển dụng gọi điện thoại lại lần cuối để chúc mừng. Vài ngày sau, Thiện Huy nhận được thư mời chính thức từ phòng thí nghiệm tên lửa đẩy vào chương trình thực tập dài hạn.
Đam mê nghiên cứu khoa học, 9X Việt từng thực hiện nghiên cứu về Vật lý chất rắn tại Viện ĐH California-Berkeley; thông thạo máy chạy hệ điều hành Mac lẫn Windows; thông thạo gần hết ngôn ngữ lập trình đương đại (C , Matlab, Python, Java, Pascal); khả năng quy mọi thứ trong Khoa học về Toán học và nghĩ theo nó (Mathematical Modelling Thinking).
Trươc đo, vao tháng 1/2018, Thiên Huy gianh giai xuât săc, lot vao top 15% tai hôi thao Toan lơn nhât nươc My - Joint Mathematics Meeting (JMM) vơi môt thuật toán giải phương trình vi phân nhanh, hiệu quả.
Chàng trai Việt dự định làm thực tập sinh ở phòng thí nghiệm tên lửa đẩy ít nhất 2-3 năm (đó là số năm kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để đăng ký chương trình phi hành gia của NASA) sau đó sẽ tham gia vào chương trình phi hành gia của NASA.
"Mình đã hỏi các giáo sư nơi mình làm việc, mình cũng sẽ nộp CV rồi phải chờ đợi họ xem xét hồ sơ. Khoảng thời gian đó đủ để mình lấy thêm bằng thạc sĩ", Thiện Huy chia sẻ.
9X cho biết chương trình phi hành gia đòi hỏi ứng viên không chỉ có kinh nghiệm nghiên cứu, mà còn phải đảm bảo điều kiện thể chất. Bởi vậy, ngoài thời gian ở phòng thí nghiệm, Huy đang rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Cậu đang đá trong đội bóng nghiệp dư của JPL/NASA và sẽ tham gia giải Aerospace League khoảng vài tuần tới.
Khi được hỏi bí tuyết vào chương trình thực tập dài hạn tại NASA, Huy nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của một hồ sơ đủ tốt. Huy tiết lộ NASA cũng như nhiều cơ quan của Mỹ không muốn biết nhiều về ứng viên ngay từ đầu.
Bên tuyển dụng giữ một danh sách dài CV của ứng viên và sẽ tiến hành lọc thông qua chương trình tìm kiếm. Họ sẽ chỉ giữ lại những CV có từ khóa (ví dụ: Thông thạo ngôn ngữ lập trình C , Matlab...) trùng khớp với phía yêu cầu nhân sự đưa ra. Danh sách rút gọn sẽ được bên nhân sự chuyển lại cho cơ quan tìm người để trực tiếp liên hệ với ứng viên.
Sau 2-3 năm thưc tâp, Thiên Huy dự định se tham gia vao chương trinh phi hành gia của NASA.
Tháng 1/2018, Huy đã công bố một thuật toán giải phương trình vi phân nhanh, hiệu quả tại một trong những hội thảo toán lớn nhất nước Mỹ - Joint Mathematics Meeting (JMM) và giành giải xuất sắc (top 15%). Tháng 8 tới, 9X sẽ công bố phần mở rộng và dự án hoàn thiện vào đầu năm sau.
Bước đầu chinh phục thành công cơ hội tham gia nghiên cứu những vấn đề có ích cho cộng đồng, Huy đang nỗ lực tiến gần hơn với ước mơ từ thời lớp 9 của mình - trở thành một phi hành gia.
Lệ Thu
Theo Dân trí
20 điểm mới được nộp hồ sơ vào sư phạm Toán, Hóa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố ngưỡng điểm xét tuyển năm 2018. Thí sinh muốn xét tuyển vào sư phạm Toán, Hóa phải có điểm từ 20 trở lên. Điểm sàn từng ngành cụ thể như sau: Phương án tuyển sinh từ kì thi THPT quốc gia chiếm 70% chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi của...