Cần 600 tỷ đồng/năm cho bệnh nhân HIV/AIDS
Theo ông Lê Văn Phúc – Trưởng Ban Dược – Vật tư y tế (BHXH Việt Nam), chi phí cho người nhiễm HIV ( thuốc ARV và các xét nghiệm) khoảng 6 triệu đồng/người/năm.
Ông Lê Văn Phúc – Trưởng Ban Dược – Vật tư y tế (BHXH Việt Nam).
Ông nhận định thế nào về việc đưa thuốc ARV vào danh mục thuốc do BHYT chi trả?
- ARV là loại thuốc làm giảm lượng virus HIV, giúp người bệnh khỏe mạnh và quan trọng là làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Hiện, cả nước có khoảng 200.000 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng 140.000 người dùng thuốc ARV.
Khi bỏ điều trị không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Bên cạnh đó, số người nhiễm HIV phần lớn là nhóm dân số yếu thế, nhóm người nghèo.
Trước đây, chúng ta được các tổ chức quốc tế trợ cấp ARV, đến nay nguồn trợ cấp đó không còn. Do vậy, việc đưa ARV vào danh mục thuốc do BHYT chi trả nhằm đảm bảo việc cung cấp thuốc điều trị thường xuyên cho những người không may nhiễm HIV. Điều này góp phần hướng đến mục tiêu của Chính phủ đề ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.
Hiện, BHXH Việt Nam đã chuẩn bị thế nào để đảm bảo nguồn thuốc ARV?
Video đang HOT
- BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế xác định nhu cầu, đấu thầu mua thuốc, cung ứng thuốc ARV đến cơ sở điều trị, sử dụng thuốc, thanh quyết toán với mục tiêu điều trị tốt nhất cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người bệnh. Phác đồ ARV được lựa chọn để mua bằng Quỹ BHYT là phác đồ bậc 1 với những thuốc thông dụng và có sẵn ở Việt Nam.
Để chuẩn bị cho nguồn thuốc ARV năm 2019, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia tổ chức đấu thầu thuốc ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh. Các đơn vị trúng thầu cung cấp, giao hàng cho các cơ sở điều trị trong tháng 2.2019 theo đúng tiến độ dự kiến.
Trong thời gian vừa qua, Quỹ BHYT chi trả cho điều trị nhiễm trùng cơ hội, các xét nghiệm khác cho người bệnh nhiễm HIV có thẻ BHYT. Từ tháng 3.2019, các bệnh nhân nhiễm HIV sẽ được Quỹ BHYT cho trả thuốc ARV. Ước tính, trong năm 2019 có khoảng 48.000 bệnh nhân HIT được chi trả thuốc ARV và đến năm 2020 toàn bộ bệnh nhân điều trị ARV đều được Quỹ BHYT chi trả.
Theo tính toán, mỗi năm, chi phí khám chữa bệnh cho 1 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ hết khoảng 6 triệu đồng (gồm thuốc và xét nghiệm). Với hơn 100.000 bệnh nhân thì chúng ta cần hơn 600 tỷ đồng để điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Ngành y tế có giải pháp gì để thúc đẩy nhóm đối tượng có HIVtham gia BHYT?
- Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tháo gỡ từng vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với BHYT như: Người nhiễm HIV/AIDS không phải tham gia BHYT theo hộ gia đình, trường hợp không có giấy tờ tùy thân… Qua đó, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT tăng theo từng năm, nhiều tỉnh, thành đã đạt độ bao phủ BHYT 100% cho người nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố, độ bao phủ BHYT cho đối tượng này còn thấp do tâm lý sợ lộ thông tin của người bị bệnh. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS lo bị kỳ thị, phân biệt đối xử, nên không muốn cung cấp thông tin để tham gia BHYT. Đặc biệt, một số bệnh nhân tuy có thẻ BHYT nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh hoặc đến nơi không được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh…
Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Y tế tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông cho những người nhiễm HIV, người đang điều trị bằng ARV về tầm quan trọng của BHYT; tham mưu xây dựng cơ chế, nguồn tài chính để hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT…
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Khi nào cần điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV và điều trị như thế nào?
Những đối tượng nào cần phải điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV và điều trị như thế nào nhất là sau khi 10 người dân tại TPHCM bị một đối tượng dùng vật nhọn đâm vào người phải điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã có những hướng dẫn cụ thể.
Ảnh minh họa
Theo đó, phơi nhiễm với HIV là tình huống rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Tuy vậy do thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ nên một số người quá lo lắng trong khi một số khác lại không biết nên bỏ qua "khoảng thời gian vàng" không điều trị dự phòng kịp thời.
Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Dựa vào tính chất thường gặp hoặc nghề nghiệp người ta chia ra 2 loại phơi nhiễm nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp (tại cộng đồng).
Phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp thường xảy ra ở những người làm nghề y do bị kim đâm khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, vết thương do dao mổ và các dụng cụ y tế sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh gây tổn thương. Phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp cũng còn gặp ở trong một số ngành như công an, quân đội v.v..khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm v.v..
Phơi nhiễm với HIV không do nghề nghiệp là những trường hợp phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có khả năng làm lây nhiễm HIV không liên quan đến nghề nghiệp. Thường gặp ngoài cộng đồng như quan hệ giao hợp không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma túy; Vết thương do đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được thậm chí là vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây ra máu. v.v...
Với người phơi nhiễm HIV cần xử lý vết thương tại chỗ bằng cách rửa ngay vết thương dưới vòi nước, nếu vết thương ra máu, để vết thương tự ra máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Người bị phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng cần đến ngay các cơ sở tư vấn HIV/AIDS (khoa truyền nhiễm của các bệnh viện cấp tỉnh) để được đánh giá về tình trạng nhiễm HIV; phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm; nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm; Tư vấn trước xét nghiệm HIV; Tiến hành các xét nghiệm ban đầu như: HIV, viêm gan vi rút B, C; xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai và nếu có thể xét nghiệm tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm
Dù là phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp hay ngoài môi trường nghề nghiệp thì việc điều trị ARV cho người bị phơi nhiễm HIV cũng cần theo nguyên tắc:
- Chỉ điều trị ARV khi có chỉ định của thày thuốc sau khi đã được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV. Không tự mua thuốc để dùng theo người không có chuyên môn mách bảo.
- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.
- Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.
- Theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi và xử trí tác dụng phụ của ARV; tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.v.v..
- Không điều trị dự phòng bằng ARV sau phơi nhiễm cho các trường hợp: Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV; Nguồn gây phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính; Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi và cũng không điều trị ARV với người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ giao hợp thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su; người nghiện chích ma túy thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.
Theo infonet
Cách đơn giản không ngờ để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), các cặp đôi nên nắm rõ những biện pháp phòng ngừa dưới đây. Tác nhân lây truyền bệnh qua đường tình dục Các bệnh lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bệnh được truyền từ người này sang người kia, thông qua hoạt động tình...