Campuchia nhất trí cùng Việt Nam nối lại tuyến du lịch bằng đường bộ và hàng không
Phóng viên TTXVN tại Campuchia dẫn nguồn tin hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 12/5 cho biết lãnh đạo Campuchia và Việt Nam trong cuộc họp bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ đã nhất trí nối lại các hoạt động đi lại bằng đường bộ và đường hàng không giữa hai nước láng giềng nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch.
Lãnh đạo Campuchia và Việt Nam nhất trí nối lại hoạt động đi lại bằng đường bộ, đường hàng không giữa hai nước. Ảnh minh hoạ: Công Mạo/TTXVN
AKP dẫn lời Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen phát biểu trước khoảng 2.000 kiều dân Campuchia sinh sống ở Mỹ và Canada tham dự buổi lễ tại Washington D.C tối 11/5 (giờ Mỹ): “Tôi và Thủ tướng Việt Nam đã nhất trí mở lại các tuyến du lịch đường bộ và đường hàng không, các bộ trưởng du lịch cả hai nước đã được ủy nhiệm phối hợp cùng nhau trong vấn đề này”.
Campuchia và Việt Nam đã tạm dừng các hoạt động du lịch kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở hai nước, nhưng mới đây Campuchia đã công bố chính thức mở cửa cho những du khách đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Campuchia cũng bãi bỏ yêu cầu có giấy xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh đối với những hành khách đã tiêm đủ liều vaccine. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Hun Sen, phía Việt Nam vẫn còn một số yêu cầu khác với du khách nhập cảnh, và do đó, hai bộ trưởng du lịch hai nước nước cần thảo luận với nhau về vấn đề này.
Video đang HOT
Liên quan tới hợp tác khôi phục hoạt động du lịch khu vực, sau khi Chính phủ Thái Lan cho phép mở cửa trở lại biên giới với Campuchia từ ngày 1/5/2022, một loạt hiệp hội và công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Campuchia, Thái Lan và cả Việt Nam đã hợp tác lên kế hoạch thúc đẩy lượng khách du lịch tăng trở lại.
Đầu tháng 5/2022, Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA), do Chủ tịch Hiệp hội Thuon Sinan dẫn đầu, đã qua Cửa khẩu quốc tế Cham Yeam (tỉnh Koh Kong, Campuchia) đến tỉnh Trat (Thái Lan) rồi đi Bangkok tham dự Hội thảo Trao đổi Thương mại và Du lịch giữa Campuchia, Thái Lan và Việt Nam từ ngày 5-6/5, trong khi đoàn các công ty du lịch ở Campuchia cũng bay từ Phnom Penh đi Bangkok để tham dự Hội nghị. Mục đích của chuyến đi nhằm tìm hiểu lộ trình cũng như hoàn thiện trên giấy việc đi lại qua các cửa khẩu của cả hai bên Campuchia và Thái Lan.
Ông Thuon Sinan cho biết biên giới Campuchia và Thái Lan mở cửa trở lại là thông tin tốt đối với ngành du lịch, vận tải, thương mại cũng như các lĩnh vực khác vốn là động lực cho phát triển kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, lượng khách du lịch qua đường bộ có thể còn nhiều hơn nếu Thái Lan nới bớt các điều kiện nhập cảnh. Hiện các yêu cầu của phía Thái Lan vẫn còn nhiều thay đổi, ví dụ như các điều kiện về cho phép xe tư nhân vào Thái Lan và Thái Lan vẫn đề nghị Campuchia xét nghiệm nhanh khách du lịch.
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan quản lý di sản thế giới Angkor của Campuchia vừa cho biết bốn tháng đầu năm 2022, quần thể di sản Angkor Wat đã đón 33.205 lượt khách tham quan, tăng 622% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt doanh số bán vé lên tới 1,35 triệu USD. Chỉ trong tháng 4/2022, 13.365 lượt khách quốc tế đã thăm Angkor Wat.
Theo Bộ Du lịch Campuchia, lượng khách du lịch Angkor Wat tăng trở lại là nhờ Campuchia mở cửa hoàn toàn đối với du khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Hiện tại Angkor Wat đón khoảng 400 du khách nước ngoài tới tham quan mỗi ngày, so với mức tương ứng 70 khách/ngày trong thời gian hai năm dịch COVID-19 hoành hành.
Thái Lan sẽ phân phát 1 triệu cây cần sa để người dân trồng tại nhà
Chính phủ Thái Lan sẽ phân phát một triệu cây cần sa miễn phí cho các hộ gia đình trên toàn quốc sau khi quy định cho phép người dân trồng cần sa tại nhà có hiệu lực vào tháng 6.
Cần sa tại nông trại Rak Jang ở Thái Lan, một trong những nông trại đầu tiên được chính phủ Thái Lan cấp phép trồng và cung cấp cần sa y tế REUTERS
CNN ngày 11.5 đưa tin chính phủ Thái Lan sẽ phân phát một triệu cây cần sa miễn phí cho các hộ gia đình trên toàn quốc vào tháng 6 để đánh dấu việc quy định mới cho phép người dân trồng cần sa tại nhà có hiệu lực.
Hoạt động này được Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul thông báo trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 8.5. Ông Charnvirakul nói rằng cây cần sa có thể được trồng như "cây trồng gia đình".
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 9.6. Theo đó, người dân có thể trồng cây cần sa tại nhà sau khi thông báo với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, những cây cần sa này sẽ phải là cần sa y tế và chỉ được sử dụng cho mục đích y học. Ngoài ra, cần sa không thể được sử dụng cho mục đích thương mại nếu không xin thêm giấy phép.
Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch của Thái Lan nhằm đưa cần sa thành cây hoa màu. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng một phần ba lực lượng lao động của Thái Lan làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2018, Thái Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa để nghiên cứu và sử dụng trong y tế.
Thái Lan cũng đã nới lỏng luật pháp về cần sa. Năm ngoái, các công ty đồ uống và mỹ phẩm Thái Lan đã vội vã tung ra các sản phẩm có chiết xuất từ cây gai dầu và CBD, một hợp chất không gây cảm giác hưng phấn cho người dùng, sau khi chúng được chấp thuận dùng trong sản phẩm tiêu dùng.
Trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 10.5, Bộ trưởng Anutin cũng lưu ý rằng các công ty Thái Lan sở hữu giấy phép có thể bán các sản phẩm cần sa chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol (THC), chất gây hưng phấn có trong cần sa.
"Điều này sẽ giúp người dân và chính phủ thu được hơn 10 tỉ baht (289 triệu USD) mỗi năm từ cần sa và cây gai dầu", ông Anutin viết.
Campuchia kêu gọi người dân tiêm mũi tăng cường để củng cố miễn dịch Ngày 24/4, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã kêu gọi người dân đi tiêm phòng vaccine COVID-19 mũi tăng cường, khẳng định vai trò của mũi tiêm này giúp củng cố hệ miễn dịch. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 8/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Campuchia đã triển khai chương trình tiêm chủng...