Campuchia hỗ trợ 23 triệu USD cho lao động ngành may mặc, du lịch bị mất việc
Báo Khmer Times ngày 6/1 đưa tin tổng cộng 23 triệu USD đã được trao cho những lao động trong ngành may mặc và du lịch bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19.
Khách du lịch tham quan một tuyến phố ở tỉnh Siem Reap, Campuchia, ngày 5/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bộ Lao động Campuchia ngày 5/1 dự kiến sẽ phân bổ thêm ngân sách để hỗ trợ tài chính cho thêm hơn 8.400 lao động nữa trong ngành may mặc và du lịch. Tuy nhiên, số tiền cụ thể chưa được tiết lộ.
Theo thông báo của Bộ Lao động, khoản hỗ trợ sẽ dành cho 8.484 lao động thuộc 66 đơn vị trong ngành may mặc và ngành du lịch bị cắt hợp đồng làm việc, bao gồm 21 nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Phnom Penh, Kandal, Kampong Speu, Kampong Chhnang, Prey Veng, Preah Sihanouk, Takeo, Svay Rieng và 45 công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Phnom Penh, Siem Reap, Kampot và Preah Sihanouk. Cũng như những lần trước, lao động thuộc diện hỗ trợ sẽ được nhận trợ cấp qua hệ thống chuyển tiền Wing.
Người phát ngôn Bộ trên Heng Sour nói rằng việc Chính phủ Campuchia hỗ trợ tài chính thể hiện sự cảm thông và lo lắng trước khó khăn của lao động bị mất việc. Đại dịch COVID-19 đã làm 129 nhà máy sản xuất hàng may mặc phải ngừng hoạt động.
Trước đó, ngày 24/12/2020, Chính phủ Campuchia đã ra thông cáo báo chí về việc tiếp tục hỗ trợ các ngành dệt may, giày dép, túi xách, du lịch và hàng không trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Theo đó, Chính phủ Campuchia tiếp tục hỗ trợ 40 USD/tháng trong thời gian từ tháng 1-3/2021 đối với mỗi công nhân/nhân viên làm việc trong các ngành dệt may và du lịch cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch như nhà hàng, khách sạn, lữ hành bị gián đoạn công việc do đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia Lim Heng cho rằng các biện pháp hỗ trợ mới nhất sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho khu vực công, đồng thời giúp lĩnh vực tư nhân để không rơi vào cảnh phá sản, qua đó cho phép hoạt động kinh doanh có thể trụ được trong giai đoạn khó khăn này.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế và Hải quan Campuchia, xuất khẩu quần áo, giày dép và đồ lữ hành của Campuchia trong 10 tháng từ tháng 1-10/2020 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm 2019 xuống 8,215 tỷ USD. Còn theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia công bố đầu tháng này, trong 10 tháng từ tháng 1-10/2020, khách du lịch quốc tế đến Campuchia đã giảm mạnh chưa từng thấy với mức 76,1% so với cùng kỳ năm trước đó, từ hơn 5 triệu lượt xuống còn hơn 1 triệu lượt.
Thành phố Campuchia cấm thịt chó
Siem Reap, thành phố du lịch nổi tiếng của Campuchia, ra lệnh cấm buôn bán thịt chó, động thái được các nhà bảo vệ quyền động vật ca ngợi.
Video đang HOT
Chính quyền Siem Reap công bố lệnh cấm trên vào cuối ngày 7/7, trong đó Sở Nông nghiệp của tỉnh Siem Reap cho hay tình trạng buôn bán thịt chó đã rơi vào "hỗn loạn" trong những năm gần đây.
"Tình trạng này gây ra lây nhiễm bệnh dại và những bệnh khác từ vùng này tới vùng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng", thông cáo của Sở Nông nghiệp cho biết. "Việc bắt, mua, bán và giết mổ chó sẽ bị xử phạt nghiêm khắc".
Hình phạt tối đa với hành vi mua bán chó nhằm giết mổ làm thức ăn là 5 năm tù, mức tiền phạt là từ 7 đến 50 triệu riel (1.700 - 12.200 USD).
Chó bị nhốt trong lồng sắt tại một lò mổ ở tỉnh Siem Reap, Campuchia, tháng 10/2019. Ảnh: AFP
Thịt chó là một nguồn protein rẻ tiền được tiêu thụ nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Campuchia. Nhóm quyền động vật 4 chân Four Paws xác định tỉnh Siem Reap là trung tâm buôn bán thịt chó tại nước này, với 3 triệu con chó bị làm thịt mỗi năm.
Việc người dân sẽ thực thi luật mới như thế nào vẫn chưa rõ, tuy nhiên, nhóm Four Paws ca ngợi quyết định trên đã đưa Siem Reap thoát khỏi hình ảnh là một "trụ cột trong ngành thịt chó Campuchia".
"Chúng tôi hy vọng Siem Reap sẽ là hình mẫu cho các địa phương còn lại của cả nước học theo", bác sĩ thú y Katherine Polak nói.
Cuộc điều tra năm ngoái của nhóm Four Paws cho thấy Siem Reap là cửa ngõ của hoạt động buôn bán thịt chó, trong đó những người săn bắt đi khắp nơi để tìm chó và bán chúng lại cho hơn 20 nhà hàng thịt chó tại thành phố du lịch này.
Hàng nghìn con chó cũng được chuyển tới những nơi khác của Campuchia mỗi tháng, trong đó có thủ đô Phnom Penh, nơi hiện có hơn 100 nhà hàng thịt chó. Hôm nay, một người bán hàng ven đường ở Phnom Penh tiếp tục quảng bá thịt chó trên thực đơn của mình, với món thịt nướng có giá từ 2,5 đến 10 USD/kg.
Ngành du lịch ở Campuchia đang chững lại cho đại dịch Covid-19. Siem Reap thu hút phần lớn trong số 6 triệu du khách đến Campuchia mỗi năm, gần nửa trong số đó là từ Trung Quốc.
Các tỉnh Campuchia giáp biên giới Thái Lan cân nhắc hoãn mở cửa lại trường học Các tỉnh giáp biên giới của Campuchia với Thái Lan đang lên kế hoạch xin Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia can thiệp để hoãn mở cửa lại các trường học vào ngày 11/1 tới theo đúng chương trình, vì một số trường học ở đây đã được chuyển thành cơ sở cách ly dành cho lao động trở về...