Cameron nổi cáu vì Anh bị chê là ‘đảo nhỏ’
Thủ tướng Anh David Cameron vừa phản bác bình luận được cho là của phát ngôn viên tổng thống Nga, trong đó cho rằng Anh “là một hòn đảo nhỏ mà chẳng ai thèm quan tâm”.
Thủ tướng Anh David Cameron và phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: EPA/AFP
“Để tôi nói rõ, Anh quốc có thể là một hòn đảo nhỏ, nhưng tôi thách bất cứ ai có thể tìm được một quốc gia có lịch sử đáng tự hào hơn, có trái tim bao dung hơn hay kiên cường hơn”, Thủ tướng Anh Cameron hôm nay cho biết.
Phát biểu của ông nhằm phản bác lại một bình luận được cho là của Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin. BBC dẫn lời ông Peskov nói tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Nga rằng Anh “chỉ là một hòn đảo nhỏ… không ai thèm quan tâm đến họ”.
Anh đang đối mặt với những dấu hỏi về vai trò và ảnh hưởng của nước này trên thế giới, kể từ khi ông Cameron bị bẽ mặt vì Hạ viện tuần trước bỏ phiếu bác việc can thiệp quân sự vào Syria.
Phố Downing (Văn phòng Thủ tướng Anh) đề nghị điện Kremlin làm rõ về phát biểu này, trong khi ông Peskov bác bỏ trách nhiệm đối với lời bình luận và cho rằng nó không phản ánh thực tế về cách nhìn của Nga đối với quan hệ “tích cực” với Anh.
Video đang HOT
“Tôi không biết nguồn của tuyên bố đó. Tôi chỉ đơn giản là không thể giải thích về nguồn của phát biểu. Chắc chắc là nó không đúng thực tế. Chắc chắn đó không phải là điều tôi đã nói”, Sky News dẫn lời Peskov cho biết.
Thủ tướng Anh nói với các phóng viên tại hội nghị G-20 rằng “toàn bộ vấn đề hiện bị phát ngôn viên Nga bác bỏ”. “Họ tuyên bố họ chưa bao giờ nói điều đó”, ông cho biết và tiếp tục bảo vệ về vai trò của Anh trên thế giới.
“Anh quốc là một hòn đảo đã giúp xóa bỏ Phát xít trên lục địa châu Âu và quyết tâm làm điều đó trong suốt Thế chiến II. Anh quốc là một hòn đảo giúp xóa bỏ nạn nô lệ, phát minh ra hầu hết những thứ đáng phát minh, trong đó có những môn thể thao đang được chơi khắp thế giới và nước Anh ngày nay vẫn sáng tạo ra nghệ thuật, văn học và âm nhạc làm say mê cả thế giới”, Cameron nói.
Thủ tướng Anh cho biết họ tự hào vì là một hòn đảo nhỏ với nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, nền quân sự được chi mạnh tay thứ 4 thế giới, với nền lịch sử đáng tự hào nhất thế giới.
“Anh sẽ là một trong những lãnh đạo trong việc thúc đẩy kế hoạch về tiến trình hòa bình ở Syria. Nước Anh sẽ lãnh đạo cuộc tranh luận trên khắp toàn cầu về việc tiếp tiếp tục phản đối mạnh mẽ vũ khí hóa học”, Cameron cho biết.
Cũng trong ngày hôm nay, thủ tướng Anh thông báo sẽ viện trợ thêm 81 triệu USD cho những người bị ảnh hưởng trong cuộc nội chiến tại Syria.
Trọng Giáp
Theo VNE
Putin - Obama khắc sâu bất đồng về Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận với người đồng cấp Mỹ Back Obama về Syria bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng không thể dung hòa quan điểm của nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón người đồng cấp Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg, Nga. Ảnh: AFP
"Chúng tôi đã ngồi nói chuyện. Đó là cuộc trò chuyện mang tính xây dựng, có ý nghĩa, chân thành. Mỗi người trong chúng tôi giữ quan điểm riêng", AFP dẫn lời ông Putin hôm nay nói và cho biết cuộc họp kéo dài khoảng 20-30 phút.
"Đã có một cuộc đối thoại, chúng tôi lắng nghe lẫn nhau và hiểu về những lý lẽ", Putin nói. "Ông ấy bất đồng với lý lẽ của tôi, tôi bất đồng với các lý lẽ của ông ấy, nhưng chúng tôi có nghe, và chúng tôi cố gắng phân tích".
Yury Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Putin, cũng xác nhận "sự mâu thuẫn vẫn tồn tại" sau cuộc thảo luận.
Putin thề sát cánh cùng Syria
Theo Los Angeles Times, Obama xác nhận về cuộc gặp tại một buổi họp báo của riêng ông. "Sự tương tác của tôi với ông ấy dường như rất thẳng thắn", ông nói.
Tổng thống Nga cho rằng đa số các nước tại G20 dường như ủng hộ quan điểm của ông. "Anh nói rằng các quan điểm phân chia theo tỷ lệ 50-50, điều đó không thực sự đúng", Putin trả lời một câu hỏi của nhà báo. Tổng thống Nga cho rằng chỉ có Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Saudi Arabia và Pháp là những nước ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria.
Putin đánh giá Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn "thận trọng" và dù Thủ tướng Anh David Cameron ủng hộ cuộc tấn công, ông không đại diện cho "ý chí của nhân dân", khi quốc hội nước này bác bỏ việc can thiệp.
Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi, Italy đều "phản đối hành động quân sự", ông nói. Kể cả tại những nước mà chính phủ ủng hộ các cuộc tấn công, "đa số nhân dân ở về phía chúng tôi", phản đối chiến tranh, ông nói thêm.
Tổng thống Nga cho rằng việc dùng vũ lực chống một nước có chủ quyền chỉ có thể được tiến hành khi phải tự vệ, trong khi Syria đang không tấn công Mỹ, đồng thời hành động đó phải được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Putin: Vẫn bất đồng với ông Obama về Syria Tổng thống Nga Putin hôm nay 6/9 cho biết ông đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ về Syria bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng cuộc gặp không chấm dứt được bất đồng giữa họ. Putin và Obama không thể san lấp bất đồng về Syria. Ông Putin và Obama đã thảo luận trực tiếp với nhau trong khoảng...