Camera trong lớp học: Áp lực hay giúp giáo viên dạy tốt hơn?
Việc gắn camera trong lớp học có nhiều tác dụng tích cực. Nó giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc giảng dạy của giáo viên và giáo viên sẽ phải thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Theo dõi hoạt động của giáo viên và trẻ trong một trường mầm non tại TP.HCM thông qua camera – Đào Ngọc Thạch
Nhiều vụ bạo hành trẻ ở trường mầm non đến tiểu học diễn ra khá phổ biến, kéo dài nhiều ngày nhưng lãnh đạo trường không biết, phụ huynh không hay, còn trẻ nhỏ thì sợ nên không dám lên tiếng. Nếu không có những clip do bức xúc mà phụ huynh quay lại, không có những chiếc camera để trích xuất lại thì lấy đâu cơ sở, bằng chứng mà làm rõ các vụ bạo hành của người nuôi dạy trẻ, của giáo viên thời gian qua?
Điều này đặt ra vấn đề về tác dụng của việc gắn camera trong lớp học.
Từ lâu rồi, nhiều trường mầm non ở TP.HCM đã chủ động làm việc này. Khi quảng cáo tuyển sinh, họ không ngần ngại đưa tiêu chí gắn camera trong lớp để thu hút phụ huynh gửi trẻ. Nhiều phụ huynh ủng hộ vì họ có thể theo dõi, quan sát con em họ học hành, ăn ngủ bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Nhiều trường phổ thông hiện nay cũng đã cho gắn camera trong khuôn viên trường, các hành lang và trong lớp học. Kỳ thi THPT quốc gia năm ngoái, việc chấm thi cũng có camera giám sát…
Khi việc gắn camera mới đưa vào thực hiện, nhiều người e ngại và cho rằng không nên vì như thế sẽ mất đi sự tự nhiên trong sinh hoạt, học tập. Nhất là giáo viên, họ có cảm giác như bị “theo dõi”, nên mất sự tự tin trong giảng dạy trên lớp. Nhưng lâu ngày sẽ thành quen. Nếu học sinh cứ sinh hoạt, học tập bình thường, giáo viên giảng dạy hết nghĩa vụ của mình thì những chiếc camera kia sẽ bị lãng quên, không còn áp lực gì nữa.
Là một giáo viên, tôi cho rằng việc gắn camera trong lớp học có nhiều tác dụng tích cực. Nó giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc giảng dạy của giáo viên và giáo viên sẽ phải thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Hỗ trợ nhà trường, giám thị quản lý học sinh trong giờ học, giờ chơi, kiểm tra, thi cử. Gắn camera hạn chế rất nhiều nạn bạo hành, ẩu đả, mất cắp trong lớp… Hơn nữa, gắn camera trong lớp học còn giúp cho học sinh quen dần với việc giám sát khi mà nhiều môi trường ngoài xã hội cũng gắn camera.
Theo Thanh niên
Video đang HOT
Hệ lụy khi giáo viên mang "cay đắng" lên... bục giảng
Học sinh chán nản khi hàng ngày các em phải chịu đựng cảnh giáo viên lên lớp là nói xấu hiệu trưởng, nhà trường, thậm chí cả nghề nghiệp...
"Tôi chán nghề này lắm rồi!"
Trong một hội thảo về giáo dục ở TPHCM, ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương nhắc đến trường hợp, học trò bức xúc kể, cô giáo dạy các em ngày nào vào lớp cũng nói xấu thầy hiệu trưởng, nói xấu trường học. Điệp xúc quen thuộc là "tôi chán trường này lắm rồi, tôi chán nghề này lắm rồi, tôi sắp nghỉ việc rồi...".
Giáo viên gánh nhiều áp lực về công việc, cuộc sống (Ảnh minh họa)
"Tụi em không hiểu tại sao mình phải chịu đựng những điều này", học trò thắc mắc.
Trường hợp này không phải là một tình huống cá biệt. Giáo viên mang cay đắng lên lớp học, lên bục giảng là chuyện không hiếm có để nhìn thấy.
Một học trò THCS kể trong một tọa đàm, có giáo viên vào lớp là "dằn mặt" học sinh: "Các anh chị tưởng tôi ham hố nghề này lắm à. Tôi chán lắm rồi! Khi có cơ hội, tôi nghỉ ngay lập tức". Không khí lớp học lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng mà cô nói nhiều đến nỗi như thể học trò là người gây tội.
Cách đây không lâu, dư luận bàng hoàng khi cô giáo ở ngay TPHCM lên lớp gần suốt một học kỳ nhưng chỉ câm lặng, không giảng bài, không nói một lời nào với học trò, chỉ ghi bài giảng lên bảng rồi... mặc kệ. Hàng tháng trời cô "đày đọa" học sinh bằng sự im lặng như vậy.
Một lãnh đạo khi biết sự việc đã phải thốt lên đó là một sự bạo hành tinh thần đáng sợ, trút thuốc độc lên ánh mắt, tâm hồn của học sinh.
Không ít giáo viên vào lớp là bạo hành tinh thần học trò bằng nhiều chiêu thức từ chửi bới, kể lể, chán nản... Học sinh trở thành nơi để thầy cô nói xấu cay nghiệt về quản lý, đồng nghiệp, phụ huynh và chê bai nghề nghiệp của chính mình.
Phải nói, hình thức xử phạt của giáo viên đối với học sinh như yêu cầu học sinh tát bạn, bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng... và vô số hình thức khác đều không mang tính kỷ luật giáo dục. Đó không còn là hình phạt mà phải nói là cách thức một số người thầy đang trút những uất ức - mà đối tượng phải gánh là học trò.
Bế tắc với nghề
Không ở tâm trạng chán ghét nghề, ngược lại mong muốn tìm được lối đi, kiến thức để có thể làm một người thầy hiệu quả, hạnh phúc nhưng cô V.T.H, giáo viên tại một trường THCS ở trung tâm TPHCM cho rằng mình và nhiều đồng nghiệp thật sự bế tắc. Có nhiều điều các cô biết tốt, biết hay cho học sinh nhưng chưa và không thể làm được chứ không phải không làm.
Nhiều giáo viên nghẹn ngào rớt nước mắt khi nghe chia sẻ về những khó khăn, áp lực của nghề giáo tại một hội thảo.
Trường hợp như cô H., lớp hơn 50 học sinh, việc giáo viên quan tâm được hết tất cả các em là rất khó khăn. Chưa kể, nhiều trường hợp là học sinh đặc biệt như tự kỷ, tăng động mà giáo viên không có chuyên môn để hỗ trợ các em.
Giáo viên dạy một tuần 20 tiết, chưa kể phải dạy bù, dạy thêm khi thiếu giáo viên. Ngay chương trình của Bộ đã chạy không kịp, mỗi giờ học chỉ có 45 phút.
Cô H. cũng ngần ngại bày tỏ, những khó khăn của giáo viên mọi người đã nói nhiều, cô nhắc lại không hay ho gì nhưng đó là những điều họ phải đối diện.
"Thu nhập không đảm bảo, giáo viên phải đi bán hàng online hoặc phải dạy thêm, nếu không giáo viên sống bằng gì? Họ không chỉ mang mỗi mục tiêu cống hiến mà còn bươn chải, mưu sinh", cô H. nghẹn ngào.
Người thầy chỉ có thể tìm được hạnh phúc khi nhìn học trò, nhìn công việc với nỗ lực tích cực (ảnh minh họa)
Những áp lực, khó khăn của nghề giáo viên là chuyện từ muôn năm cũ. Nhiều người vẫn trong vòng luẩn quẩn bế tắc nhưng vẫn không ngừng nỗ lực thay đổi, cải thiện từ những việc nhỏ nhất, hay từ thái độ ứng xử với nghề nghiệp, với học sinh của mình.
Tuy nhiên, cũng không hiếm những người thầy đẩy sâu thêm những bi kịch, những áp lực và trút điều đó vào chính những giờ lên lớp, những bài giảng của mình với sự uất ức, đau khổ. Hơn ai hết, ngoài học trò phải gánh chịu người thầy tiêu cực thì chính họ làm mình thêm đau khổ, bất hạnh với nghề nghiệp của mình.
Ông Trần Đức Huyên, nguyên Hiệu phó Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM bày tỏ, tiêu chí quan trọng hàng đầu của người giáo viên là luôn suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống. Người thầy cần bình tâm, bình an trước những điều mình không thể thay đổi nhưng cần sự can đảm với những điều mình có thể thay đổi, có thể làm được. Người thầy cần sự cân bằng, sáng suốt để có sự tỉnh táo, không bị nhấn chìm trong đau khổ của nghề nghiệp, cuộc sống.
Một nhà quản lý giáo dục chia sẻ, những khó khăn áp lực nghề giáo là điều có thật mà giáo viên đang phải đối diện. Nhưng có nhiều điều người thầy hoàn toàn có thể thay đổi nhưng chúng ta không phát hiện ra, luôn mặc định không thay đổi được. Có khi người thầy cần như chiếc bánh răng của một cỗ máy khổng lồ, tự mình tra dầu, tra nhớt rồi dịch từng chút một...
Người thầy, một khi không thể và không muốn tìm sự tích cực trong nghề, không thay đổi cách nhìn về nghề nghiệp, họ hoàn toàn có thể thay đổi công việc, để tìm hạnh phúc cho chính mình. Còn chịu đựng, để rồi mang những "cay đắng" trút lên bục giảng thì họ đang gieo bi kịch cho bản thân và kéo theo đớn đau cho nhiều thế hệ học trò.
Hoài Nam
Theo Dân trí
100% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học Theo báo cáo của UBND huyện Tân Phú, những năm qua ngành giáo dục của huyện đã thực hiện tốt chính sách giáo dục đối với trẻ dân tộc thiểu số. Cụ thể, trẻ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp đạt tỷ lệ 95,7%; trẻ vào lớp 1 đạt 99,4% và trẻ hoàn thành chương trình tiểu học được huy động...