Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn?
Chất tạo ngọt có thể khiến cho cốc trà sáng nay của bạn trông ngọt hơn, nhưng không thể nào thay thế được cái vị ngọt ngào thật thụ từ viên đường mà bạn bỏ vào cốc ngày hôm qua.
Mate 20 và Mate 20 Pro, bộ đôi điện thoại mới nhất thuộc dòng Mate cao cấp của Huawei cuối cùng cũng chính thức ra mắt trong dịp mua sắm cuối năm. Cả hai smartphone này là thần binh để Huawei có cơ hội khoe hết tất cả những công nghệ mới mà họ phát triển được trong thời gian vừa qua. Nổi bật nhất trong các sức mạnh mà bộ đôi thần binh này có được chính là hệ thống chụp ảnh có đến 3 camera sau phục vụ nhu cầu nhiếp ảnh di động ngày càng cao của người dùng.
Tuy nhiên khác với những chiếc điện thoại dòng P trước đây của Huawei, vốn trang bị ống kính trắng đen (monochrome) Leica nức danh thì giờ Mate 20 và Mate 20 Pro đều không còn tồn tại “con mắt thần thánh” này nữa.
Kỷ nguyên nhiếp ảnh trắng đen trên di động của Huawei đã chấm dứt
Kể từ khi Huawei lần đầu hợp tác với các chuyên gia Leica, ống kính trắng đen đã trở thành một đặc điểm không thiếu trên các sản phẩm flagship của họ, luôn “kề vai sát cánh” cùng hệ thống ống kính màu, nhưng nhờ nó mà người dùng có thể truyền tải được những bức ảnh thuần khiết và kích thích sự sáng tạo lên mức cao nhất.
Với series Mate 20, hệ thống camera trắng đen được chứng nhận bởi Leica nức tiếng đã biến thành camera góc siêu rộng và khi Huawei mở ra cánh cửa khác cho giới trẻ sáng tác nghệ thuật với khung ảnh rộng rãi hơn thì cũng là lúc cánh cửa cho nhiếp ảnh trắng đen đã khép lại.
Với nhiều người, trong đó có cả tôi, smartphone đã và đang trở thành phương tiện để chúng ta bước vào thế giới nhiếp ảnh. Dù bạn có là người đã từng dùng qua máy ảnh, người có tài nhiếp ảnh nhưng chưa được khai phóng hoặc thậm chí là chỉ mới chập chững thì chính chiếc điện thoại trong túi chính là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bạn. Vâng, chính camera monochrome trên những chiếc điện thoại như Huawei P9, P10, Mate 10 Pro, Mate RS và P20 Pro đã góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tôi; và đó là lý do tại sao tôi viết bài này, không đơn thuần là một bài báo bình thường, mà nó là một “cáo phó”.
Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực hơn thì đây như là một thứ gì đó để kỷ niệm.
Monochrome và Tôi
Còn nhớ bức ảnh trắng đen đầu tiên tôi chụp với Huawei P10 là vào ngày 25/2/2017. Hai ngày sau đó, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã hướng dẫn tôi một ít để biết được cách chụp ảnh trắng đen thế nào cho thật đẹp. Thay vì quanh quẩn mày mò với những kiểu chụp ảnh khác trên Huawei, tình yêu của tôi lại chớm nở với camera trắng đen.
Kể từ đó, chiếc điện thoại Huawei với ống kính monochrome luôn là bạn đồng hành với tôi qua biết bao chuyến đi, và tất nhiên những bức ảnh được chụp lại mà tôi thích nhất cũng thường là màu trắng đen. Nó giúp tôi ghi lại những góc nhà cao tầng tại Trung Quốc với độ chi tiết đáng kinh ngạc, còn tại Las Vegas, những bảng hiệu đèn neon trông sáng rực hơn hẳn… Từ những đêm khuya tại quán bar ở London cho đến những chuyến dạo chụp đêm tại Frankfurt, bầu không khí đặc biệt tại mỗi nơi đều được tôi ghi và chụp lại bằng chất liệu ảnh trắng đen.
Video đang HOT
Trong buổi photo tour ở Frankfurt, nhiếp ảnh gia Bobby Anwar lúc đấy là người hướng dẫn một nhóm các bạn biết cách làm sao để chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng, và thể loại ảnh monochrome được nhắc đến rất nhiều lần. Là một Leica fan lâu đời, Anwar cho biết ống kính monochrome đã khiến điện thoại Huawei nổi bật giữa các đối thủ khác như thế nào. Chụp thể loại màu hay trắng đen là ý kiến cá nhân của mỗi người, nhưng với riêng tôi thì những lúc như thế lại là cơ hội tốt để thử kiểu ảnh monochrome.
Tôi nói thế không có nghĩa ảnh trắng đen sẽ hữu dụng ở mọi lúc mọi nơi. Với tất cả các ảnh monochrome mà tôi chụp, tôi đều ghi lại thêm một tấm màu sắc, lý do là vì bầu không khí sẽ khác nhau ở mỗi thể loại. Với tôi, loại bỏ phần màu sắc lòe loẹt đôi khi lại làm cho khung cảnh được lột tả nhiều hơn và nó khiến tôi luôn khao khát thử nó, để biết được kết quả cuối cùng đem lại là gì. Chính điều này đã nhóm lên ngọn lửa sáng tạo một cách nguyên sơ nhất, tất nhiên cũng mang đến kết quả thỏa mãn cho chính người chụp.
Và tôi cũng không phải là người duy nhất cảm thấy trân trọng và yêu thích chụp ảnh trắng đen trên chiếc điện thoại này. Cây bút chuyên mục nhiếp ảnh của Digital Trend, Daven Mathies, cũng đã từng được trải nghiệm chiếc P20 Pro trong chuyến đi tham quan đại bản doanh Huawei và viết, “Chúng tôi rất thích tính năng chụp ảnh monochrome và có đến hơn phân nửa số ảnh trong chuyến đi này đều là trắng đen”.
Monochrome và Leica
Những nhiếp ảnh gia đều biết được thần thái trong những bức ảnh trắng đen đem lại như thế nào, và thử nhìn quanh xem, những bức ảnh nổi tiếng qua năm tháng, có sức hút, đặc biệt là ảnh chân dung, đa phần đều được chụp trắng đen. Đây không phải là bài báo nói về lịch sử, cũng không phải đề cập đến sức ảnh hưởng của ảnh monochrome đến thế giới nhiếp ảnh. Đây đơn giản chỉ là sự tán dương với những gì mà Huawei và Leica đã mang đến cho thế giới smartphone – một ống kính trắng đen thực thụ!
Leica và nhiếp ảnh trắng đen luôn có sự liên quan đến nhau, thậm chí bạn có thể thấy đến thời đại này rồi họ vẫn sản xuất ra máy ảnh kỹ thuật số nhưng chỉ cho ra ảnh trắng đen. Những bức ảnh chân dung cổ điển trắng đen mà bạn thường thấy, nhiều trong số đó đều được ghi lại bằng máy ảnh Leica. Cũng từ quan điểm cá nhân vốn yêu thể loại chụp này, tôi dễ dàng hiểu tại sao nó đã nhóm lên ngọn lửa sáng tạo của các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới.
Huawei đặt niềm tin vào Leica thay vì phải chạy đua theo những tính năng không cần thiết khác
Sự ra đời của ống kính trắng đen là minh chứng cho thấy mối quan hệ khắng khít giữa Leica và Huawei. Nguyên nhân để đưa ống kính này vào thì có nhiều, nhưng nó chẳng quan trọng nữa, chủ yếu là ta thấy được Huawei rõ ràng đặt hết niềm tin vào Leica thay vì phải chạy đua những tính năng không cần thiết khác. Và đúng vậy, cặp đôi này đã tạo ra một trong những sản phẩm cameraphone tốt nhất mà chúng tôi từng dùng.
Tuy nhiên, ai rồi cũng khác, và Huawei cũng vậy. Tính năng monochrome, vốn từng xuất hiện rõ mồn một trong giao diện, nơi mà người dùng có thể nhấn vào và sử dụng ngay, đã trở nên mờ nhạt. Khi những bản cập nhật phần mềm mới được tung ra, tính năng này dần cho thấy đã mất ngôi vị hàng đầu khi cuối cùng bị đẩy vào mục menu phụ. Tất nhiên nó vẫn hoạt động như trước, thậm chí cũng có thể chụp ở chế độ chân dung xóa phông, nhưng bạn sẽ khó tìm ra tính năng monochrome ngay từ cái nhìn đầu tiên mà phải tốn công đi “lục lọi” đôi chút.
Điều gì đã xảy ra?
Leica và Huawei có mối quan hệ hợp tác lâu dài và như chúng tôi đã đề cập, monochrome là một phần quan trọng trong các sản phẩm cao cấp của hãng điện thoại này. Với điện thoại Huawei, chụp ảnh trắng đen không đơn thuần chỉ là tính năng, ống kính monochrome thực sự hoạt động, kết hợp cùng hệ thống camera còn lại của máy để thu thập thông tin quang học cũng như giúp cải thiện chất lượng trong từng bức ảnh. Vậy tại sao ống kính monochrome lại bị loại bỏ khỏi Mate 20 và Mate 20 Pro? Huawei nói với Digital Trend rằng tính năng này không được sử dụng nhiều, và giờ đây những ống kính khác cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ thu thập thông tin hình ảnh, thậm chí là tốt hơn. Ống kính monochrome lúc này không còn hữu dụng nữa, và đó là lúc để nhường sân chơi cho ống kính ultra wide.
Dấu chấm hết? Chưa hẳn là vậy. Dạo một vòng ứng dụng camera trên Mate 20 và Mate 20 Pro, bạn vẫn có thể tìm thấy tính năng monochrome trong đó, nhưng lúc này máy sẽ tự động áp một lớp filter đen trắng, cũng giống như bao sản phẩm smartphone khác trên thị trường. Huawei hứa hẹn rằng Leica đã tinh chỉnh filter sao cho đem lại sắc độ giống nhất có thể, và sự khác biệt giữa filter với ống kính monochrome sẽ rất ít.
Không hề giống tí nào! Đặt một bức ảnh chụp bằng ống kính trắng đen của P20 Pro bên cạnh một bức ảnh được chụp bằng smartphone khác và áp filter, mặc dù sự khác biệt có là chút ít, nhưng nó vẫn là khác biệt. Độ sắc nét, chiều sâu và độ tương phản là thứ không thể thay thế được. Và hơn nữa, khi chụp bằng ống kính monochrome, bạn biết được mình không hề chụp bằng thứ filter giả tạo, mọi thứ đều là thật!
Chất tạo ngọt có thể khiến cho cốc trà sáng nay của bạn trông ngọt hơn, nhưng không thể nào thay thế được cái vị ngọt ngào thật thụ từ viên đường mà bạn bỏ vào cốc ngày hôm qua.
Một cánh cửa khép lại, cũng là lúc cánh cửa khác mở ra. Chụp ảnh monochrome trên P20 Pro, P10, Mate RS và Mate 10 Pro đã thật sự thay đổi cách tôi mến cảm đến nhiếp ảnh. Tất cả những bức ảnh mà bạn thấy trong bài này đều là do tôi chụp. Nó không phải tác phẩm gì lớn lao, nhưng nó thể hiện được sự thích thú của tôi biết bao khi trải nghiệm được ống kính monochrome này.
Thật tiếc cho sự ra đi của ống kính này, nhưng tôi cũng phấn khích trông chờ vào những điều sắp tới. Và hơn hết, nếu Leica thật sự duyệt chất lượng filter monochrome trên seriese Mate 20, chắc là tôi cũng sẽ chấp nhận trong thời gian tới thôi.
Theo GenK
TOP 6 điểm đáng chú ý của Huawei Mate20 (Pro): quét mặt 30.000 điểm, 3 camera, sạc ngược máy khác...
Huawei Mate 20 và Mate 20 Pro có nhiều điểm khá là độc đáo mà bạn không dễ tìm thấy ở những chiếc điện thoại Androidkhác. Huawei cũng rất nỗ lực triển khai nhận diện gương mặt 3D cho dòng Pro sau một thời gian dài tiết lộ tính năng này. Ngoài ra máy còn có một cụm camera rất mạnh mẽ với cách bố trí đẹp, cảm biến vân tay dưới màn hình, chip Kirin 980 tối ưu cho tác vụ trí tuệ nhân tạo và nhiều thứ khác mà mình đề cập trong bài này.
Nhận diện gương mặt 3D
Apple đã đi trước các công ty khác gần 1 năm về công nghệ nhận dạng gương mặt 3D trên điện thoại, và tới giai đoạn giữa năm nay các hãng Android mới bắt đầu làm được. Xiaomi, rồi Oppo, và giờ là Huawei.
Lưu ý, công nghệ này là sử dụng cảm biến và máy chiếu hồng ngoại để nhận diện được gương mặt và chiều sâu của khuôn mặt trong không gian, không phải dùng camera để chụp ảnh 2D như đa số các điện thoại Android khác. Cách hoạt động của nó giống Face ID: dùng 1 máy chiếu hồng ngoại chiếu 30.000 điểm lên mặt của bạn, 1 camera hồng ngoại sẽ ghi nhận vị trí của các điểm này rồi đưa vào máy xử lý, nhận diện.
Để vận hành tính năng này, Huawei nói họ đã nhờ rất nhiều vào khả năng xử lý AI của Kirin 980. Hiện chỉ có Mate 20 Pro là có nhận diện gương mặt, và lý do nó dùng tai thỏ là bởi vì đó là chỗ đặt dải cảm biến mới chứ không chỉ làm tai thỏ cho có. Bạn cũng có thể thấy rằng chiếc Mate 20 thường do không có nhận gương mặt nên phần tai thỏ chỉ khoét nhỏ thôi, có hình dạng của một giọt nước và không chiếm quá nhiều diện tích.
Ngoài unlock điện thoại, unlock app, tính năng quét mặt này còn có thể dùng làm 3D Emoji giống như kiểu của Samsung và Apple.
Như mình vẫn hay nói: làm tai thỏ thì phải có lý do, còn không thì đừng làm.
Camera 3 ống kính
Nếu như các điện thoại chỉ có 2 camera thì Mate 20 và Mate 20 Pro có tận 3 cái. Trên Mate 20 độ phân giải của chúng lần lượt là 18 (wide) 12 (ultra wide) 8MP (tele), còn trên Mate 20 Pro là 40 (wide) 20 (ultra wide) 8MP (tele zoom 3x). Cảm biến 40MP của con Mate 20 Pro là ấn tượng nhất vì hiện tại không nhiều hãng có thể sản xuất và ứng dụng được cảm biến lớn như vậy.
Ống kính của cảm biến 40MP có tiêu cự 27mm và khẩu f/1.8, nó là cái sẽ đảm nhiệm khi bạn "zoom 1x" (tức là để bình thường không zoom gì cả). Nếu bạn zoom lên thành 3x, camera 8MP sẽ nhảy vào, nó có tiêu cự lên tới 80mm - tức là gấp khoảng 3 lần so với ống gắn vào cảm biến 40MP. Giờ bạn đã hiểu lý do vì sao có số 3 rồi chưa?
Nhưng P20 Pro / Mate 20 Pro không dừng ở đó, nó có thể zoom xa hơn nữa. Theo Huawei giải thích, khi lên đến 5x thì họ sẽ kích hoạt một chế độ gọi là Hybrid Zoom, lúc này cảm biến 40MP và cảm biến 8MP sẽ hoạt động cùng với nhau. Dữ liệu từ một phần trên cảm biến 40MP sẽ được thuật toán pha trộn với dữ liệu từ cảm biến 8MP, xử lý, khử nhiễu, làm nét và cho ra kết quả cuối cùng. Việc kết hợp thế này đảm bảo rằng bộ xử lý ảnh có nhiều data để tính toán, nếu ít data quá (giả sử chỉ xài cảm biến 8MP không thôi) thì sẽ trở thành giải pháp zoom số truyền thống bằng phương pháp nội suy và hình sẽ bị vỡ.
Nếu bạn nghe quen quen thì P20 Pro của Huawei ra mắt hồi đầu năm nay cũng đã có 3 camera, tuy nhiên 1 trong số camera đó là trắng đen để tăng mức độ tương phản, độ nét và khử nhiễu. Lên tới Mate 20 Pro, cả 3 camera đều là cảm biến màu hết, và Huawei bù lại sự cải thiện tương phản, nét, nhiễu bằng thuật toán AI của Kirin 980.
Cụm camera này cũng được bố trí theo một cách rất lạ mắt, đẹp, làm mình nhớ tới mấy con Nokia ngày xưa chứ không xếp hàng dọc hay hàng ngang như nhiều điện thoại camera kép khác. Nhìn rất tinh tế, lại còn tạo được điểm nhấn cho máy.
Camera Tinh tế đã bắt đầu xách máy đi chụp rồi Vài hôm nữa anh em sẽ thấy ảnh chụp từ con Mate 20 và Mate 20 Pro xuất hiện.
Sạc nhanh 40W
Các giải pháp sạc nhanh trên thị trường hiện nay chủ yếu giới hạn ở tầm 2x Watt. Cục sạc nhanh của Apple có công suất 30W, của Samsung là 25W, các sạc Quick Charge 3.0 cũng chỉ từ 20W hoặc 18W đổ lại. VOOC, công nghệ sạc nhanh của Oppo cũng chỉ là 20W. Do đó tính năng sạc nhanh 40W của Huawei Mate 20 và Mate 20 Pro gần như là top thị trường, chỉ thua mỗi Super VOOC được trang bị trên chiếc Find X Lamborghini (dòng này chỉ được bán hạn chế và giá rất đắt, không phải là thứ tiêu dùng phổ thông).
Huawei nói rằng bạn có thể sạc 70% pin trong chỉ 30 phút, tiện cho mấy trường hợp cần nạp năng lượng gấp cho điện thoại để kịp đi ra ngoài đường hoặc khi dừng chân nghỉ ngơi trên đường đi du lịch. Nhớ là phải xài sạc của Huawei mới được nhé.
Cục pin của Mate 20 cũng thuộc dòng top thị trường trong phân khúc flagship với 4200mAh.
Reverse wireless charge
Không biết dịch cái này ra tiếng Việt sao cho đúng nữa. Tính năng này cực kì độc đáo, bạn có thể dùng Mate 20 và Mate 20 Pro làm đế sạc không dây cho những chiếc điện thoại khác. Miễn là chúng tương thích chuẩn Qi là chơi được với nhau. Mình đã thử xài Mate 20 Pro sạc cho iPhone XS Max của mình, cũng thú vị lắm. Trong những tình huống cấp bách, bạn có thể chia sẻ chút pin với những người bạn đi chung nhóm với mình, vừa đủ để gọi hay tra Google Maps gì đấy cũng là ngon lắm rồi.
Cổng USB-C cũng là loa
Lần đầu cầm chiếc Mate 20 và Mate 20 Pro lên mình thấy bất ngờ lắm vì Huawei quảng cáo máy có load stereo nhưng mình chỉ thấy mỗi màng loa trên, còn loa dưới thì không thấy. Sau đó mấy bạn bên Huawei mới chỉ cho mình thấy rằng loa thực chất nằm trong cổng USB-C! Đây là một cách thiết kế lạ lùng chưa từng xuất hiện trên bất kì chiếc điện thoại nào khác. Huawei làm vậy là để tiết kiệm không gian và hạn chế làm đáy máy bị cắt xẻ, giữ lại nhiều nhất có thể vẻ toàn vẹn của ngoại hình.
Tất nhiên chất lượng có ngon hay không là chuyện khác. Mình đang đợi có bản chính thức mình sẽ thử loa rồi báo cho anh em biết.
Thẻ Nano Memory
Hôm qua khi Huawei ra mắt chiếc Mate 20 và Mate 20 Pro, họ có đề cập tới một khái niệm mới là Nano Memory (NM) Card. Chuẩn thẻ nhớ này có kích thước và hình dáng y hệt như nanoSIM. Huawei làm ra nó để có thể nhét vừa vào khe SIM của chiếc điện thoại Mate vốn bình thường có thể chứa 2 SIM (nếu bạn cần xài thẻ nhớ thì phải chấp nhận 1 SIM 1 thẻ). Hãng cho hay NM nhỏ hơn 45% so với thẻ microSD, có dung lượng ít nhất là 256GB với tốc độ truyền file vào khoảng 90MB/s. Hiện chỉ mới có Huawei làm thẻ NM mà thôi, bạn sẽ không thể tìm mua nó ở bất nhà sản xuất nào khác. Hi vọng chuẩn này không bị chết như các chuẩn thẻ nhớ độc quyền ngày xưa (MemoryStick của Sony chẳng hạn).
Theo Tinh Te
"Cháy hàng" gần 1600 suất đặt mua Huawei Mate 20 Pro, CellphoneS lỡ hẹn với khách trong ngày mở bán Thành công của bộ đôi Huawei Mate 20 và Mate 20 Pro không chỉ dừng lại ở thị trường quốc tế, mà còn lan rộng sang thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu từ Huawei thì số lượng đặt trước của tại 3 hệ thống bán lẻ lớn gồm TGDĐ, CellphoneS và FPT đã vượt hơn 2000 đơn cọc cho một...