Cảm xúc của các tân sinh viên tỉnh lẻ
Hầu hết các bạn í thấy mọi thứ đều lạ lẫm, không có lấy một chút gọi là thân quen.
Ngơ ngác mò đường
Khỏi nói rồi, đất khách quê người mà, đi ra đường là ngơ ngơ ngác ngác, cầm trên tay cái bản đồ thỉnh thoảng lại mở ra ngâm một hồi, rồi là gắn liền với xe buýt, lại thêm một vấn đề nữa phải “ngâm” là tuyến nó chạy ngang chạy dọc như thế nào. Đấy, để thuộc đường là phải mất cả một thời gian dài, phải mất một quá trình đi lùng quanh trở thành “ma” mò đường!
Chỗ ở tự tay chăm lo
Hầu như các bạn tân sinh viên tỉnh lẻ như chúng tớ đều phải thuê nhà, cũng có những bạn có nhà riêng hoặc ở với họ hàng nhưng số đó rất ít. Thuê nhà trọ, tưởng như một cuộc sống màu hồng sẽ bắt đầu với việc được đi ăn linh tinh ngoài đường và bỏ bữa vô tổ chức, thích đi chơi lúc nào thì đi không ai quản… Bắt đầu một cuộc sống mới, phải làm tất tần tật những thứ trong nhà, phải sắm sửa từng lọ nước rửa bát, từng gói bột giặt, kem đánh răng, giấy vệ sinh… đều là những thứ hàng ngày chúng ta chẳng hề quan tâm đến vì đã có mẹ làm. Nhà bẩn thì phải dọn, quần áo bẩn cũng phải giặt không thể nằm ườn ra đình công được vì như thế thì cái “chuồng” sẽ có một mùi hương không dễ chịu chút nào. Đúng là “tự sinh tự diệt”, làm gì có cái gọi là màu hồng như ban đầu nữa.
Nhớ nhà…
Đi xa ai không khỏi nhớ nhà, nhớ những cái quen thuộc hàng ngày, nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ em… Nhớ những con đường thô sơ, chẳng hề lung linh như các thành phố lớn, nhớ cả các quán xá đã từng mài mòn đít quần, nhớ cả các món ăn mà hồi học sinh cứ tụm năm tụm bảy lê lết khắp nơi… Ví như nếu xác định đi chơi 1 tuần rồi về thì ai cũng thấy bình thường, nhưng vấn đề ở chỗ thời gian nó không có ngắn như thế, bố mẹ cùng bản thân đều nghĩ sẽ đi lâu dài, cái cảm giác chia tay và nghĩ lâu lâu sau mới gặp lại thực sự khiến người ta nóng khóe mắt. Chỉ cần mẹ gọi điện hỏi những câu đơn giản “Con ăn cơm chưa?” “Có muốn ăn gì không để mẹ gửi ra?”… là lại muốn nhảy tàu về nhà để trở thành đứa con nhỏ bé, nũng nịu để được bố mẹ nuông chiều.
Video đang HOT
Ở nhà thì bố mẹ suốt ngày đuổi “Xùy xùy, mau mau biến đi học đi” đến lúc hỏi “Có nhớ con không?”thì vẫn cố chấp “Không” nhưng thực ra, những người làm bố làm mẹ luôn quan tâm chúng ta, không muốn chúng ta phải lo lắng vì họ, không muốn chúng ta đi đi lại lại nhiều vì tàu xe nguy hiểm. Bố mẹ cũng nhớ chứ, nhớ hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ biết phải kìm nén vì chính chúng ta. Bảo sao ai đi cũng nhớ nhà là vậy, vì những cái quá đỗi quen thuộc hằng ngày nên khi xa nó ta cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó.
Kết
Cuộc sống của một tân sinh viên tỉnh lẻ biết bao lạ lẫm, vui có, buồn có. Bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới để học làm một con người hoàn chỉnh, học quan tâm người khác, học xa nhà… Cái gì mới, cái gì lạ, cái gì không quen đều khiến người ta cảm thấy khó khăn, nhưng đừng vì nó mà nản lòng, hãy lấy đó làm động lực, làm mục tiêu để cố gắng, biết đâu chính những thứ đó sẽ khiến cho cuộc sống chúng ta trở nên thú vị!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thiếu gia "tỉnh lẻ" dự thi Đại học bằng Lexus, Bentley
Trong khi nhiều thí sinh "lai kinh ứng thí", tay xách nách mang đồ đạc, tất tưởi tìm nhà trọ, thì có những thiếu gia "cưỡi xế hộp" giá cả chục tỉ đồng đi thi, ở khách sạn năm sao, có kẻ hầu, người hạ.
Chiếc xe xịn chưa có biển số đưa Tuấn đi thi đại học. Ảnh: Minh Đức.
"Ông chủ" thí sinh
Chiếc Bentley dừng lại trước trường thi, lái xe Trần Thanh C vội vàng ra mở cửa cho một chàng trai bước xuống, chuẩn bị vào làm bài. Nhìn bề ngoài, từ đầu tóc, quần áo, giầy dép của thanh niên trên đều rất phong cách, sành điệu. Đó là "quý tử" Tuấn ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), vừa lên Hà Nội thi đại học.
Lái xe C cho biết, trong những ngày thi đại học đợi một, anh có nhiệm vụ đưa đón "cậu chủ" đi đến trường thi, về tới khách sạn Hilton - hạng năm sao - ở Hà Nội. Mỗi khi Tuấn đến gần chiếc Bentley, lái xe lại nhanh tay kéo cửa xe sau ghế lái, cúi đầu đón ông chủ bước lên xe, rồi nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Tuấn là con trai duy nhất của ông chủ một doanh nghiệp kinh doanh xe hơi ở thành phố Hải Dương. Vì bận việc, ông chủ lớn này giao chiếc Bentley Continental giá cả chục tỉ đồng cho lái xe đưa "cậu ấm" lên thủ đô thi đại học.
Ngồi tại sảnh khách sạn Hilton, đại gia cho biết: Mấy hôm nay bận quá, phải nhờ lái xe đưa cháu đi thi. Hôm nay, cháu thi xong, cũng đỡ việc nên tôi đến đây đón cháu.
Ông này chia sẻ: Showroom của gia đình có cả chục xe hơi, đủ loại, nhưng vì con chỉ thích đi Bentley, nên gia đình phải lấy gấp một chiếc còn chưa kịp đăng ký, để đưa con "lai kinh ứng thí".
Không chỉ giao xe hàng chục tỷ đồng, ông chủ kinh doanh ô tô này còn thuê phòng tại khách sạn Hilton cho con ở trong những ngày thi cử. Chỉ tính riêng tiền thuê phòng trong ba ngày thi, đã lên tới 15 triệu đồng.
Kết thúc ba môn thi, "cậu ấm" Tuấn trở về khách sạn, kể với nhóm bạn về thi cử. Tuấn bảo, gia đình chỉ cần kiên trì tham gia đủ ba môn, còn có làm được bài hay không thì không quan trọng, bởi bố mẹ đã đặt vài chỗ để đi du học.
Lái xe C cũng cho hay, vì thương con thi cử vất vả, ông chủ dặn phải đưa đến những nơi ăn uống sang trọng, tẩm bổ cho con trai lấy sức. Cậu ta ăn bát súp vây cá mập giá đã 50 - 60 USD, chưa kể đồ uống và những món ăn khác.
"Ăn uống, chi tiêu bao nhiêu không quan trọng, nhưng phải lấy hóa đơn về thanh toán với ông chủ. Cậu ấm ăn ít, tuy nhiên cứ hứng lên là gọi hết món này đến món khác, có bữa ăn phải trả từ bốn tới năm triệu đồng" - Lái xe trên cho biết.
Thi cho biết
So với Tuấn, Long (ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) cũng chẳng thua kém "đẳng cấp". Bố mẹ làm doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng điện tử, gia đình Long rất giàu. Bộ mẹ Long giao chiếc Lexus mới coóng cho lái xe (thuê với giá hai triệu đồng/ngày, chưa kể tiên ở khách sạn, ăn uống) để đưa con trai về Hà Nội thi đại học.
"Xế hộp" đưa "quý tử" Long từ Lạng Sơn xuống Hà Nội ứng thí. Ảnh: Minh Đức
Kết thúc hai ngày thi, Long bảo lái xe đưa đến những trung tâm thương mại như Vincom trên phố Bà Triệu (Hai Bà Trưng), Parkson trên phố Thái Hà (Đống Đa) mua sắm. "Cậu ấm" tiêu toàn tiền "đô", sắm nhiều hàng hiệu.
Trở về khách sạn, cậu gọi điện cho nhóm bạn đến mừng chiến thắng vì đã hoàn thành nhiệm vụ - tham dự đủ ba môn thi.
Anh Lý Văn Nguyên - lái xe, cho biết, ba ngày đưa cậu ấm đi thi, mệt cả người. Chưa hết giờ thi, cậu ta đã ra ngoài, gọi điện bắt đến đón; rồi phải đưa "quý tử" đi hết chỗ này đến nơi khác.
Cũng theo anh Nguyên, Long "đi thi cho biết" nên chẳng chú tâm gì đến sách vở. Cậu ta gọi điện rủ nhóm bạn đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say, cậu còn nói những lời khiếm nhã, khiến nhiều lúc tôi thấy phật lòng, muốn bỏ về, nhưng vì đã cam kết với gia đình, nên phải đành làm cho xong việc - anh Nguyên nói.
Theo VTC
Rào cản SV Hà Nội - tỉnh lẻ trên giảng đường? "Họ trêu chọc ngôn ngữ địa phương của tôi", "Sinh viên Hà Nội luôn ngồi riêng một góc"... Khoảng cách SV ngoại tỉnh - Hà Nội? Hôm trước, tôi ngồi cafe với nhóc em họ mới tập tễnh từ Hưng Yên lên nhập học ở trường đại học luật. Chị em ríu rít hỏi han vào lớp đã quen với bạn bè chưa....