Cảm tưởng của các nhà báo quốc tế khi tác nghiệp ở Hoàng Sa
Sự có mặt của báo chí nước ngoài trên vùng biển Hoàng Sa giúp họ có cái nhìn khách quan, chính xác về hành động của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm. Những ngày qua, cùng với các phóng viên trong nước, nhiều nhà báo của các cơ quan báo chí nước ngoài cũng kịp thời có mặt tại “điểm nóng” Hoàng Sa, chứng kiến hành động hung hăng của các tàu Trung Quốc.
PV VOV tại miền Trung đã ghi lại những nhận xét của một số nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí nước ngoài trong những ngày họ có mặt tại thực địa.
Ông Toshihiro yatagal, Trưởng Văn phòng Hãng tin Kyodo news (Nhật Bản) tại Bangkok Thái Lan trả lời phỏng vấn của PV VOV (Ảnh Nguyễn Đông)
Đã qua tuổi 50 nhưng nhà báo Toshihiro Yatagal, Trưởng văn phòng đại diện Hãng tin Nhật Bản – Kyodo News tại Bangkok (Thái Lan) rất năng động. Từng có mặt tại các điểm nóng trong vùng chiến sự ở nhiều nước trên thế giới, nhưng khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, nhà báo Toshihiro Yatagal đã kịp thời đến Hoàng Sa tận mắt chứng kiến sự việc.
Nhà báo Toshihiro Yatagal cho biết, ông quan tâm đến sự kiện này bởi nó không còn là vấn đề của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc mà liên quan đến đường hàng hải quốc tế, được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Trả lời câu hỏi của phóng viên VOV về hành động của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam trên thực địa, nhà báo Toshihiro Yatagal cho rằng: Trung Quốc đưa quá nhiều tàu ra vùng biển này chỉ làm tăng thêm căng thẳng tại biển Đông.
“Ra đây, tôi đã chứng kiến Trung Quốc triển khai rất nhiều tàu ở trong khu vực này. Tôi rất ngạc nhiên và sốc khi chứng kiến những hành động của Trung Quốc. Tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều lần tàu Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan thì phía Trung Quốc lập tức đưa tàu ra để ngăn chặn. Có những lúc có tới 4 đến 5 tàu Trung Quốc kèm 1 tàu Việt Nam. Tôi cho rằng, phía Trung Quốc không nên hành động như vậy trong khu vực này”, ông Toshihiro Yatagal.
Video đang HOT
Nhà báo Hoàng Đình Nam, Hãng thông tấn AFP trả lời phỏng vấn phóng viên VOV (Ảnh Vinh Thông)
Nhà báo Hoàng Đình Nam, phóng viên Hãng thông tấn AFP tại Hà Nội cũng có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam ra điểm nóng Hoàng Sa. Những ngày cùng lực lượng chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981, ông đã ghi lại nhiều hình ảnh các tàu Trung Quốc đâm va, dùng vòi rồng phun nước vào các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển.
Nhà báo Hoàng Đình Nam cho biết, với những gì diễn ra tại thực địa rõ ràng thông tin mà phía Trung Quốc rêu rao rằng, tàu Việt Nam “đâm va” tàu Trung Quốc là bịa đặt.
“Qua 4, 5 ngày tác nghiệp trên vùng biển Hoàng Sa, gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu và mang đến cả đội tàu rất đông đảo để bảo vệ. Tôi đã mục kích sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Rõ ràng trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc mang cả đội tàu lớn và có những hành xử rất ngỗ ngược”, ông Nam chia sẻ.
Việt Nam kiên quyết đấu tranh yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình là hết sức cần thiết. Sự có mặt của đội ngũ báo chí nước ngoài trên thực địa vùng biển Hoàng Sa hiện nay giúp họ có cái nhìn khách quan, chính xác và lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.
Theo Đình Thiệu – Vinh Thông
VOV- Miền Trung
Trực tiếp nghe Thủ tướng trao đổi với cử tri về tình hình Biển Đông
Chiều 15/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc tiếp xúc cử tri quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp kiên quyết đấu tranh buộc Trung Quốc rút giàn khoan tại Biển Đông nhưng vẫn phải bảo vệ, hợp tác làm ăn với doanh nghiệp nước bạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhận định việc làm của Trung Quốc là ngang ngược khi hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trước đó 17 hải lý. Việc làm này vi phạm Công ước luật Biển 1982 và tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN. Theo các văn bản pháp luật này, Việt Nam, với tư cách là quốc gia ven biển, có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng thềm lục địa của mình.
"Việc làm này ngang ngược và nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, đe dọa an ninh, an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông vì nếu 2 bên không kiềm chế, có thể sẽ xảy ra xung đột" - Thủ tướng chỉ rõ.
Về phía Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ thông tin, nhà nước đã hết sức kiềm chế, kiên trì đấu tranh qua đường ngoại giao, hòa bình. Kể từ ngày 1/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào, hạ đặt trên vùng biển Việt Nam, các cơ quan chức năng đã 10 lần gặp, trao đổi với nước bạn. Trong các cuộc gặp, Việt Nam đều nêu rõ hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị chính đáng của Việt Nam, mà tiếp tục tăng cường leo thang hoạt động, bất chấp những trao đổi của Việt Nam. "Hôm tôi phát biểu ở ASEAN, Trung Quốc có hơn 80 tàu, thì tới giờ đã hơn 90 tàu, vòng mấy lớp cản trở tàu ta tiếp cận giàn khoan. Mà tàu ta tiếp cận để tuyên truyền, kêu gọi họ chấp hành pháp luật quốc tế, tuân thủ các thỏa thuận khu vực, chứ đâu có đe dọa, sử dụng vũ lực" - Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc và kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước đây Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh như vậy trên biển và đã thành công. Nay ta tiếp tục kiên trì đấu tranh. Với cách làm kiên quyết, nhất quán ấy, vừa qua, Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phê phán việc làm sai trái của Trung Quốc".
Dù quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc không sử dụng vũ lực và đến nay, chưa có quốc gia nào ủng hộ việc làm sai trái của Trung Quốc song họ vẫn sử dụng vòi rồng và súng bắn nước, dùng tàu đâm vào tàu, thuyền của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư vẫn kiên cường đeo bám thực địa với mục tiêu đưa giàn khoan Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tàu của Việt Nam tuy nhỏ nhưng kiên cường và rất nhiều tàu trong số đó do Việt Nam tự đóng. Hiện tại, Việt Nam đang đóng thêm 30 chiếc tàu tốt hơn nữa để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền...
"Quan điểm xuyên suốt của chúng ta là yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn giữ quan hệ hòa bình, láng giềng hữu nghị" - Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói với cử tri về hành vi manh động phá hoại của một số người ở Bình Dương, Hà Tĩnh... những ngày qua, khiến nhiều cơ sở sản xuất không chỉ của Trung Quốc mà của cả các nước khác và của chính Việt Nam bị thiệt hại, buộc lực lượng chức năng phải xử lý, bắt tạm giữ nhiều người. "Đó là những vi phạm nghiêm trọng làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, an ninh kinh tế, đến đời sống người dân, đến môi trường đầu tư, đến chính sách của Đảng, nhà nước. Tôi yêu cầu bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để tiếp tục xảy ra hành vi vi phạm này" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng thông tin: "Sáng 15/5, tôi đã có công điện công khai phê bình các hành động sai và vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự đó. Họ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, việc làm và đời sống bình thường của người dân, môi trường đầu tư, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước".
Không chỉ yêu cầu các bộ ngành, địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp nêu trong công điện, Thủ tướng thông qua cử tri Hải Phòng gửi đi thông điệp: "Ta với người dân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước là cùng nhau làm ăn, ta có lợi mà họ cũng có lợi, nên cần hợp tác và tuân thủ pháp luật để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống".
P.Thảo
Theo Dantri
Nhà Trắng kêu gọi tránh đe dọa trên biển Đông Nhà Trắng ngày 14.5 cho rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông leo thang sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama cần phải được giải quyết thông qua đối thoại, không phải bằng đe dọa. Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters Reuters dẫn...