Cấm thi tuyển vào lớp 6: Có thể mất kiểm soát tuyển sinh cấp THCS
PGS Văn Như Cương: Nếu Bộ GD-ĐT tuyệt đối cấm không cho một số trường học thì có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong khi tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể hơn về tuyển sinh lớp 6 đối với các trường trung học cơ sở (THCS) có số lượng học sinh đăng ký vào học vượt nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Công văn này nhằm nhấn mạnh Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 3/11/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu học, trong đó có yêu cầu “Không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6″.
Học sinh trường THCS Dân lập Đoàn Thị Điểm xem bảng thông báo làm thủ tục nhập học lớp 6 năm học 2015-2016
Từ nhiều năm nay, những trường THCS ngoài công lập hay được phụ huynh đánh giá có chất lượng giảng dạy tốt như: Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh, Nguyễn Tất Thành, Hà Nội-Amseterdam, Cầu Giấy… đều thực hiện thi tuyển đầu vào. Tuy nhiên, với quyết định “mạnh tay” của Bộ GD-ĐT và hiện Sở GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể, nhiều trường đang lúng túng trong việc tuyển sinh.
Phó Giáo sư Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ sự bất ngờ khi Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu các trường THCS không tổ chức khảo sát học sinh sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.
23 năm qua, trường THCS Lương Thế Vinh (Hà Nội) đều tổ chức thi tuyển sinh đầu vào lớp 6. Trường THCS Lương Thế Vinh hay một số trường ngoài công lập khác có đặc điểm là tuyển học sinh không theo đúng tuyến (có thể tuyển học sinh ở trong thành phố Hà Nội hoặc ngoài thành phố). Đây là hình thức tự chủ tuyển sinh của trường THCS ngoài công lập.
Có thể tái diễn cảnh “xô đổ cánh cổng trường”
Với nhu cầu và số lượng phụ huynh muốn đăng ký cho con học trường có dịch vụ giáo dục tốt rất đông nhưng chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường này chỉ có giới hạn. Vì vậy, các trường phải tổ chức thi tuyển để sàng lọc thí sinh.
Bài 1: Cấm thi tuyển vào lớp 6: Loay hoay tìm cách làm?
Video đang HOT
Bài 2: Cấm thi tuyển vào lớp 6: Ý kiến phụ huynh học sinh
Chỉ có thi tuyển đầu cấp thì mới đảm bảo công khai, minh bạch và chính xác để các trường đánh giá năng lực của học sinh cũng như đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Những phương pháp đánh giá học sinh khác như kiểm tra chỉ số thông minh (IQ), kiểm tra năng lực hay thậm chí hạn chế đơn nộp dự thi của phụ huynh… đều không thể chọn lọc và đánh giá tốt học sinh.
Chúng ta vẫn còn nhớ năm 2012, trước tình trạng số lượng đơn dự thi vào trường THCS Thực Nghiệm chỉ có hạn, hàng trăm phụ huynh đã thức đêm chầu chực, xếp hàng, rồi đổ xô cả cánh cổng trường để có được đơn vào học cho con.
Phó Giáo sư Văn Như Cương lo ngại, nếu Bộ GD-ĐT cấm tuyệt đối việc thi tuyển vào lớp 6 thì có thể một số trường THCS ngoài công lập đáp ứng nhu cầu giảng dạy chất lượng cao sẽ xảy ra tình trạng phụ huynh xô đổ cánh cổng trường như năm 2012. Ngoài ra, các trường có thể mất kiểm soát trong việc tuyển sinh “đầu vào” như xảy ra tình trạng tiêu cực, phụ huynh hối lộ, “chạy” suất để được vào trường.
Trước yêu cầu của Bộ GD-ĐT nhưng đến nay, các Sở GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể hơn về tuyển sinh lớp 6 đối với các trường THCS có số lượng học sinh đăng ký vào học vượt nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Hiện nay, hầu hết học sinh trường Tiểu học trên toàn quốc đều được lên lớp 6, không phải thi. Cả nước chỉ có một số lượng nhỏ trường THCS thi tuyển đầu cấp nên không ảnh hưởng nhiều đến việc chọn lọc thí sinh.
Phó Giáo sư Văn Như Cương nêu ý kiến, Bộ GD-ĐT có thể bỏ quyết định không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.
Bộ GD-ĐT có thể lắng nghe ý kiến, lo ngại từ các trường, từ nhân dân để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Điều này cũng giống như việc UBND TP Hà Nội đã quyết định dừng việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố của Thủ đô./.
Theo VOV.VN
Nghiêng ngả vì tư duy của trẻ khi làm đề ngữ văn
PGS. Văn Như Cương vừa chia sẻ một điều thú vị mà có lẽ khiến người lớn đọc cũng phải ngẫm nghĩ.
Lặng người với bài văn miêu tả bố và ông nội của học sinh lớp 2Bài văn tả cảnh: "Mẹ em tát em đôm đốp"
Đó là chuyện tư duy thật của trẻ con khi gặp tình huống đánh đố qua đề thi chuyển cấp vào lớp 6 của trường Lương Thế Vinh diễn ra sáng nay, 11/4.
Trên trang cá nhân của mình, thầy Văn Như Cương chia sẻ, hôm nay là ngày mà hơn 3.500 em học sinh lớp 5 dự thi vào lớp 6 với đề Ngữ văn được đưa ra để học sinh hoàn thiện lại. Và dưới đây là đề thi và phần trả lời của một số học trò mà thầy Cương chia sẻ.
Ở đó, có rất nhiều điều mà người lớn phải suy nghĩ, ngành giáo dục phải quan tâm.
Ảnh minh họa
Đề có dạng: Câu 3 (1 điểm). Điền các cặp từ trái nghĩa vào các chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Trống đánh ...kèn thổi ...
b) Khi vui muốn ....buồn tênh lại ...
c) Bóc ... cắn....
d) Tháng năm chưa nằm đã .... . Tháng mười chưa cười đã ....
Trước các câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ này nhiều em học sinh có tư duy một cách thật như đếm:
Một số em viết trả lời rằng: "Trống đánh cao, kèn thổi thấp" hay "Trống đánh to, kèn thổi bé" hoặc "Trống đánh nhanh, kèn thổi chậm".
Về mặt suy luận, các câu trả lời của học sinh đều có ý nghĩa nhất định, tuy nhiên xét trong hoàn cảnh đúng của đáp án thì nhiều người cho rằng "phải chăng các em chưa từng đọc hoặc nghe các câu ca dao theo đề ra thi đây là cách tự tư duy để trả lơi theo ý hiểu.... đó là hay".
Hoặc có em làm đáp án với câu khác rằng: "Khi vui muốn cuời, buồn tênh lại khóc" hay có em ghi "Khi vui muốn đứng, buồn tênh lại nằm".
Với câu hỏi "Bóc ... cắn...."? Có em nghĩ ra từ "Bóc vỏ cắn ruột" hoặc có em viết thực dụng ngô nghê "Bóc lạc cắn khoai" và "Bóc ít cắn nhiều".
Câu thành ngữ "Tháng năm chưa nằm đã sáng. Tháng mười chưa cười đã tối" được các em học sinh biến thể hồn nhiên thành "Tháng năm chưa nằm đã đứng. Tháng mười chưa cười đã ngồi".
Nhiều người băn khoăn với dạng đề như thế này thì tiêu chí chấm sẽ như thế nào? Chấm đúng hay chấm tính sáng tạo trong tư duy? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi và nhiều phụ huynh thắc mắc.
Trước những băn khoăn này, phóng viên cố gắng liên hệ với PGS. Văn Như Cương nhưng chưa được giải đáp.
Trên trang cá nhân của PGS. Văn Như Cương con số lượt bình luận tiếp tục tăng để bày tỏ quan điểm về dạng đề này. Có người nói rằng tuy các em không thuộc tục ngữ, ca dao...nhưng đáp án này chứng tỏ các em có tư duy và cần được khích lệ.
Rõ ràng việc thay đổi các ra đề thi ở các cấp học trong thời gian qua đã chứng minh một điều cách dạy và cách học hiện nay cần phải thay đổi.
Theo GDVN
Cấm thi tuyển lớp 6, học sinh vẫn chạy đua luyện thêm Bộ GD&ĐT đã có công văn không thi tuyển lớp 6, nhưng đến thời điểm này, các trường chuyên ở Hà Nội vẫn chưa tìm ra phương án tuyển sinh. Nhiều học sinh vẫn miệt mài đến lò luyện. Thi vào lớp 6 năm 2014 tại Hà Nội. Ảnh: Cảnh Sát Toàn Cầu. Chạy đua học thêm Theo khảo sát của chúng tôi,...