Cảm thấy quá áp lực vì được vợ “thần tượng”
Những người vợ và con cái xin đừng quá kỳ vọng vào người chồng, người cha của mình. Có thể lúc nào đấy nó trở thành gánh nặng và sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
ảnh minh họa
Trong mắt nhiều người, tôi là người đàn ông khá “ổn”. Hình thức đẹp, giao tiếp tốt, công việc thành đạt. Vì vậy mọi người rất ngạc nhiên khi tôi lấy Hoà. Cô ấy trông bình thường, nhà ở Hải Dương chứ không phải người Hà Nội, làm công việc văn phòng. Chỉ có tôi là hiểu, tôi lấy Hoà vì cô ấy có nụ cười giống yêu cũ đã rời xa tôi.
Hoà tốt, yêu và ngưỡng mộ tôi. Chúng tôi có hai con, một trai, một gái. Hoà đảm đang nuôi dạy con tôi, chăm sóc bố mẹ tôi khéo léo.
Video đang HOT
Nhưng cô ấy có niềm tin rất buồn cười là cái gì tôi cũng giải quyết được, có tôi mọi chuyện sẽ ổn. Cô ấy truyền niềm tin đó cho cả 2 đứa con. Ban đầu tôi thấy cũng thú vị với điều này. Nhưng hiện nay, nền kinh tế đang khủng hoảng, công việc của tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng tôi không muốn vợ con bị ảnh hưởng. Mà thật ra, tôi không muốn con cái thấy mình là một người cha bất tài.
Và rồi tôi nhận ra, tôi cứ cố sức phải “hoàn hảo” chỉ vì sự kỳ vọng của vợ tôi. Tôi đã quá mệt mỏi với chuyện này. Vì vợ tôi mà con cái thần tượng, coi tôi là tấm gương trong cuộc sống. Nếu bây giờ con tôi biết sự thật, người cha không tài giỏi như chúng nghĩ thì liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng không?
Sao vợ tôi không hiểu cho tôi điều đó mà lại dạy con cái như vậy? Những người phụ nữ khác có giống vợ tôi không?
Thời gian này, tôi có thường xuyên gặp gỡ một nữ đối tác. Cô ấy rất thoải mái. Cùng bàn việc với nhau, cô ấy luôn đặt ra trước những khó khăn có thể gặp phải và cho rằng bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cũng như vậy cô ấy quan niệm, là con người thì không có ai hoàn hảo.
Từ chuyện công việc, chúng tôi dần nói sang những chuyện khác về cuộc sống. Cô ấy làm cho tôi mở rộng lòng mình. Tôi mạnh dạn bộc lộ những khuyết điểm của mình. Cô ấy giễu cợt một cách hài hước, vui vẻ và chấp nhận nó. Ở bên cạnh cô ấy, tôi thấy dễ chịu vì được sống thật với mình.
Giá mà vợ tôi cũng được như người phụ nữ đó thì cuộc sống của tôi đã nhẹ nhàng hơn. Bây giờ tôi không biết làm sao với những vấn đề trong công việc, gia đình và con cái của mình. Tôi rất bối rối.
Theo Afamily
Ba ơi, đừng say nữa!
Đây không biết là lần thứ mấy con chứng kiến cảnh ba say bò lê bò lết. Hễ gặp mẹ, ba vồ lấy: "Cô đi đâu từ sáng tới giờ? Cô đi gặp thằng nào? Tại sao gặp tôi mà cô không chào hỏi..." .
Chiều hôm qua đi học về, con lại thấy ba nằm dài ở hiên nhà, miệng lải nhải: "Minh ơi, Minh à, sao em dám coi thường tôi vậy? Thành ơi, Trinh ơi! Ba chỉ có hai con...". Con hoảng sợ chạy ra sau nhà, nơi bụi chuối, mẹ con đang ngồi trốn, nước mắt lưng tròng, mẹ biểu con vô nhà bắc nồi cơm.
Đây không biết là lần thứ mấy con chứng kiến cảnh ba say bò lê bò lết. Hễ gặp mẹ, ba vồ lấy: "Cô đi đâu từ sáng tới giờ? Cô đi gặp thằng nào? Tại sao gặp tôi mà cô không chào hỏi..." . Rồi ba đánh mẹ bằng bất cứ thứ gì ba vớ được trong tầm tay. Vừa đánh ba vừa chửi mẹ, chửi chúng con. Nhiều khi mẹ con vùng chạy ra khỏi nhà, bị ba đuổi theo, mắng chửi tiếp: "Đố mày dám chạy khỏi đất Củ Chi này!". Ba biết mẹ chẳng dám trốn đi đâu, vì mẹ còn ông bà ngoại già yếu và hai đứa con thơ dại...
Ảnh minh họa
Ba biết không, con từng rất tự hào về ba, khi ấy ba của con chỉ là một người thợ mộc hiền lành, quê mùa. Ngày ngày ba bận bịu ở xưởng gỗ bên hông nhà, mồ hôi nhễ nhại mài mài, đục đục. Lâu lâu ba nói: "Ba cho con gái cái bàn, cái thước... này để luyện chữ đẹp đây!". Có khi ba tỉ mẩn cả buổi làm tặng mẹ con chiếc ghế đòn để ngồi bằm rau cho vịt. Rồi có lúc ba mất cả tuần để làm cho ông bà ngoại con chiếc võng gỗ giờ còn đặt trước hiên nhà. Hồi ấy, con tự hào về ba lắm.
Từ khi nhà mình bán được đất rẫy, ba bỗng dưng đổi tính. Ba không làm thợ mộc nữa mà bắt đầu thay đổi áo quần, nói là đi tìm việc mới. Con không biết công việc mới của ba là gì, nhưng lâu lâu con lại thấy mẹ len lén lau nước mắt khi chờ cơm ba đến giữa đêm. Rồi tiếng ông bà ngoại thở dài khi nghe ba nạt nộ mẹ...
Ba ơi, sao ba cứ kiếm cớ mẹ về trễ rồi đánh chửi suốt ngày trong khi mẹ phải đi giúp việc cho người ta để anh em con có cơm ăn, được đi học? Ba năm nay, ngày nào ba cũng say, một tuần ba quậy, đánh chửi mẹ con hai ba lần, ông bà ngoại cũng không được ba "tha". Hôm kia, ngoại đào khoai mì, vừa nấu xong nóng hổi, ba về tới ngoại cười biểu vô ăn, ba nói ngoại coi thường ba, không nấu cơm mà bắt ba ăn củ mì, rồi hất nguyên rổ mì xuống nền đất. Ông bà ngoại bỏ ăn hai bữa nay rồi, ba có biết không? Con không biết trốn vào đâu khi bạn bè đến nhà thấy ba lấm lem bụi đất, nằm bẹp ở hiên nhà khi la lối, lúc hát nghêu ngao như một kẻ mất trí, nhiều bạn còn bị ba chửi lây. Con đang học lớp 9, nhưng chắc con học không nổi nữa ba ơi. Học kỳ vừa rồi, trầy trật lắm con mới đủ điểm khá.
Ba hãy tỉnh lại đi. Ba có nhớ, khi tỉnh, ba từng ôm chúng con khóc và hứa không uống rượu nữa. Vậy sao ba lại quên lời? Nguyễn Ngọc Trinh (Phú Hòa Đông, Củ Chi)
Theo VNE
"Yêu" không cứ là "râu xanh" Trong lớp tôi chủ nhiệm có một nam sinh tuột dốc cả về sức học lẫn sức khỏe, nhiều lúc em đến lớp bơ phờ ngủ gục và không làm được bài kiểm tra dù khá dễ. Gần gũi tâm sự, tôi được biết em gặp phải chuyện tày trời: khi cha em đi làm ăn xa, người mẹ kế trẻ đang đêm...