Cảm thấy pin Galaxy S10 của bạn chưa đủ “đã”? Sử dụng tính năng này ngay sẽ thấy rất khác biệt
Pin sụt nhanh là trải nghiệm không hề dễ chịu gì, nhưng một chiêu đơn giản này có thể xử lý vấn đề đó.
Pin Galaxy S10 sẽ tốt hơn nhiều trong các bản cập nhật phần mềm sắp tới
Galaxy S10/S10 /S10e trang bị vi xử lý Exynos 9820 đang bán chính hãng tại Việt Nam có vấn đề về phần mềm, cụ thể máy sẽ tụt pin khá nhanh trong quá trình chờ sau khi người dùng nhận/thực hiện cuộc gọi VoIP thông qua các ứng dụng OTT phổ biến như Viber, Zalo, Messenger…
Nhìn chung đây không phải lỗi lớn vì thuộc vấn đề phần mềm, và Samsung cũng hứa hẹn sẽ sớm tung ra bản cập nhật trong thời gian ngắn sắp tới. Hiện tại cách chữa cháy hiệu quả nhất đang được người dùng truyền tai nhau là khởi động lại máy sau mỗi lần nhận/gọi với các ứng dụng OTT nhưng rõ ràng là quá bất tiện.
Với những độc giả mới rước mẫu smartphone cao cấp của Samsung về cũng không nên quá sốt ruột khi thấy pin tụt nhanh bởi lẽ máy sẽ cần một khoảng thời gian để có thể đồng bộ, tải về hết dữ liệu cá nhân cũng như các bản cập nhất mới nhất từ nhà sản xuất.
Samsung cũng cho biết Galaxy S10/S10 /S10e có áp dụng thuật toán của trí tuệ nhân tạo (AI) để học hỏi và tối ưu viên pin theo thói quen người dùng. Quá trình này có thể mất từ 3 – 5 ngày.
Galaxy S10 sở hữu 1 tính năng cực hay giúp tối đa thời lượng pin tốt hơn nhiều
Thời buổi internet đã lan tới từng ngóc ngách cuộc sống thông qua sóng wifi, 3G/4G tôi sẽ không vì pin Galaxy S10 tụt nhanh mà khuyên bạn hạn chế sử dụng nhận/gọi thông qua các ứng dụng OTT. Đặc biệt với người dùng chúng tần suất cao hằng ngày như tôi thì việc khởi động lại điện thoại sau mỗi lần gọi là một việc phiền phức tới mức bất khả thi. Tôi chọn cách làm mang tính dài hạn hơn là tiết kiệm pin bằng cách tắt bớt những tính năng, kết nối không dùng đến. Ít nhất Galaxy S10 không để tôi làm điều đó một cách thủ công.
Trong khi chờ bản cập nhật tối ưu từ Samsung, trên Galaxy S10/S10 /S10e được trang bị Bixby Routines giúp smartphone của bạn dùng pin một cách thông minh hơn. Tính năng này sẽ tự động thiết lập máy hoạt động theo kịch bản định trước với rất nhiều điều kiện (Nếu) đi cùng hành động (Sau Đó). Cách thức hoạt động này làm tôi liên tưởng tới căn nhà thông minh, tức bạn chỉ cần thiết lập một lần duy nhất để từ đó về sau máy sẽ tự động theo đó mà thực hiện.
Hàng tá điều kiện để bạn có thể chọn áp dụng vào cách sử dụng điện thoại của mình
Với các hành động mà Galaxy S10 có thể thực thi còn nhiều hơn thế, đủ để bạn thiết lập đúng ý đồ
Cũng như tôi lần đầu tiếp xúc với Bixby Routines, bạn có thể mất một khoảng thời gian mày mò, nghiền ngẫm để tạo ra kịch bản sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu dùng thực tế bản thân một cách thuận tiện đồng thời tắt bớt các kết nối/tính năng tạm thời không dùng đến. Ứng dụng có cung cấp cho bạn một số gợi ý, bạn có thể tham khảo và tùy chỉnh lại sao cho phù hợp.
Ứng dụng cung cấp sẵn một số kịch bản bạn có thể tham khảo để nắm cách thiết lập
Đây là hai trong số khá nhiều kịch bản tôi đã lên cho chiếc Galaxy S10 của mình. Đơn giản như khi về nhà mạng mạnh thì tôi chỉ dùng wifi và bật chuông để biết có tin nhắn/cuộc gọi. Khi đi ngủ thì tắt hết kết nối nhằm tiết kiệm pin
Hơn cả việc tiết kiệm pin, đây là cách để Galaxy S10 hoạt động theo cách của bạn
Video đang HOT
Bên cạnh tác động tích cực tới độ tiêu hao pin trên bộ ba Galaxy S10, Bixby Routines còn là cách để chiếc điện thoại “hiểu” và hoạt động đúng ý bạn nhất. Với nhiều kịch bản soạn ra có thể không dính dáng gì tới tiết kiệm pin cho máy nhưng nó giúp bạn sử dụng thoải mái mà không phải lọ mọ thiết lập bằng tay như trước.
Là người vẫn thường chơi Liên Quân Mobile những lúc rảnh rỗi, để có trải nghiệm tốt nhất mỗi khi đang ở ngoài đường tôi vẫn thường tắt wifi để chuyển sang mạng 4G nhằm đảm bảo tính ổn định về kết nối. Song song với đó là bật chế độ Không Làm Phiền để hạn chế thông báo không mong muốn. Với những smartphone khác tôi thường làm điều này “bằng cơm” mỗi lần chơi game, dùng Galaxy S10 thì chỉ làm một lần thôi. Một vài tinh chỉnh nhỏ để một bước lên mây, tại sao không?
Nghe có vẻ không có gì ghê gớm nhưng khi mọi thao tác bằng tay vẫn thường làm được tự động hóa, trải nghiệm dùng sẽ thanh thoát và cảm giác sướng hơn khi không phải bận tâm tới những điều vặt vãnh
Hay ví dụ khác như đi làm tôi chỉ để điện thoại ở chế độ rung để giảm thiểu làm phiền người xung quanh bởi tiếng chuông. Nhưng riêng với nhận cuộc gọi thì tôi ít bị lỡ hơn trước đây khi cấu hình riêng trong Bixby Routines mỗi khi có điện thoại máy sẽ đổ chuông. Và như thế với nhu cầu riêng biệt, mỗi người có thể tự thêm cho mình rất nhiều kịch bản “sinh ra là dành cho bạn” để dùng máy sao cho nhanh gọn lẹ, đỡ phải nghĩ và bớt phải thao tác rườm rà.
Với tính năng hay ho này, bạn không phải tiết kiệm pin từng chút một bằng thao tác tắt/bật các tính năng/kết nối liên tục. Hơn nữa nó mang lại sự tiện lợi ở việc cá nhân và tự động hóa thói quen sử dụng điện thoại của mỗi người. Vì thế dù Galaxy S10/S10 /S10e có hao pin hay không thì tôi vẫn khuyên bạn nên thử ngay Bixby Routines.
Theo GenK
Nên mua Galaxy S10 chính hãng (Exynos 9820) hay hàng xách tay chạy Snapdragon 855?
Galaxy S10 được Samsung phát hành với hai phiên bản sử dụng Snapdragon 855 và Exynos 9820. Vậy giữa chúng có những điểm khác biệt gì lớn?
Để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, chúng tôi đã lược dịch ngắn gọn hai bài đánh giá của AnandTech và Android Authority về các điểm khác biệt giữa Snapdragon 855 và Exynos 9820, giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về hai SoC của Qualcomm và Samsung trên Galaxy S10.
Thông số chi tiết về hai chipset Snapdragon 855 (hàng xách tay) và Exynos 9820 (hàng chính hãng):
Còn dưới đây là kết quả chi tiết, do AnandTech, Android Authority thực hiện với nhiều bài thử nghiệm khác nhau.
Đánh giá của AnandTech:
Trang AnandTech đã chọn công cụ đánh giá là SPEC2006, nhằm đo đạc sức mạnh tính toán với hiệu quả tiêu thụ năng lượng của từng cụm lõi hai chipset.
Kết quả của Snapdragon 855 khá ấn tượng, không chỉ vượt qua Snapdragon 845 mà còn ngang ngửa với Kirin 980. Đối với Exynos 9820, lõi M4 hiếm hoi đánh bại Snapdragon 855 trong một công việc duy nhất, còn lại phần lớn là thua (trường hợp tốt nhất thì có thể cầm hòa).
AnandTech lưu ý rằng họ cho lõi M4 chạy ở xung cao nhất 2.73GHz. Samsung đã thiết lập một giới hạn cho lõi CPU nên nó chỉ có thể chạy hết sức khoảng 5 đến 10 giây, sau đó giảm nhẹ xung xuống 2.3-2.5GHz. Tuy vậy, lõi M4 mới vẫn ghi nhận kết quả vượt trội hơn so với M3 trên Exynos 9810. Chipset của Samsung năm ngoái là một "cú xảy chân" không kém Snapdragon 810 của Qualcomm, bị chê hao pin, tỏa nhiều nhiệt.
Sơ đồ các cụm CPU trong SoC Snapdragon 855
Ở một tác vụ khác, mặc dù kết quả của Exynos 9820 ấn tượng hơn so với người tiền nhiệm, nó vẫn thua kém so với Snapdragon 855 do tốn nhiều năng lượng hơn. Khi đo điểm geomean trong SPECint2006, Exynos 9820 lại bị đối thủ bỏ xa. Nó huy động thêm 47% năng lượng và sức mạnh để đạt được cùng một kết quả so với Snapdragon 855.
Tiếp theo, AnandTech chuyển qua so sánh cụm lõi trung cấp Cortex A76 (Kryo 485 Gold 2.42GHz) của Qualcomm với Cortex A75 nhà Samsung. Kết quả lặp lại giống như khi so sánh lõi cao cấp mạnh nhất, Snapdragon 855 "ghiền nát" hoàn toàn Exynos 9820. Khóa xung ở 2.42GHz, các lõi trung cấp của Qualcomm thực ra không hề yếu, chỉ thua lõi cao cấp khoảng 15-19% sức mạnh. Trong khi đó, Cortex A75 trên Exynos yếu hơn khoảng 35% so với lõi ngang cấp trên Snapdragon 855. Về hiệu quả tiêu thụ năng lượng, hai bên không quá chênh lệch, khác với lõi M4 ở trên khi so sánh thường hao tài nguyên hơn đối thủ.
Cuối cùng là cụm lõi yếu nhất, Cortex A55 trên Snapdragon khóa xung ở 1.8GHz, còn trên Exynos 9820 là 1.95GHz. Những tưởng Samsung sẽ gỡ gạc lại nhưng không hề. Theo AnandTech, việc không có bộ nhớ đệm L2 khiến Cortex A55 trên Exynos 9820 không thể vượt qua đối thủ. Tuy nhiên, lại có hiệu quả tiêu thụ năng lượng tốt hơn 15 đến 18% so với Snapdragon 855.
Sơ đồ các cụm CPU trong SoC Exynos 9820
Về mặt hiệu suất của CPU, AnandTech đi đến kết luận CPU của Samsung vẫn còn rất nhiều việc phải làm, khi ngay cả lõi mạnh nhất M4 cũng không thể bắt kịp Cortex A76 (Kryo 485 Gold 2.8GHz) trên Snapdragon 855. Có một sự thất vọng không hề nhẹ ở đây đối với người dùng Samsung.
AnandTech tiếp tục đo đạc về khả năng thực hiện liên quan đến AI. Trên chipset Snapdragon 855, đơn vị chịu trách nhiệm là DSP Hexagon 690, còn Exynos 9820 thì Samsung nói dùng một NPU rất mạnh mẽ. Công cụ đánh giá là AIBenchmark của Andrey Ignatov.
Kết quả cho thấy Snapdragon 855 và Exynos 9820 đều rất mạnh, tuy nhiên, đại diện đến từ Mỹ vẫn vượt trội hơn. Theo AnandTech, Snapdragon gần như dẫn đầu mọi lần đánh giá, cung cấp hiệu suất ổn định với phần mềm hỗ trợ tốt nhất.
Một thử nghiệm cho thấy Snapdragon 855 bỏ xa Exynos 9820
Về đánh giá hiệu suất hệ thống tổng thể, AnandTech tiếp tục dùng công cụ PC Mark 2.0, đo lường các tác vụ như duyệt web, chỉnh sửa video,... Kết quả là Snapdragon 855 đánh bại Exynos 9820 ở tất cả các công việc. Duyệt web, xử lý video, ghi dữ liệu, chỉnh sửa ảnh,... Snapdragon 855 đều trội hơn Exynos 9820. Ở thử nghiệm ghi dữ liệu, AnandTech có lời khen cho Samsung LSI, họ đã cải thiện đáng kể sản phẩm của mình khi Exynos 9820 mạnh hơn rõ ràng các đời trước (vị trí bét bảng).
Tiếp theo là đánh giá về sức mạnh đồ họa của GPU. AnandTech sử dụng 3DMark và GFXBench, cho thấy bước nhảy vọt đầy bất ngờ của GPU Mali G76 MP12 trên Exynos 9820, đôi khi nó còn vượt cả GPU trên Snapdragon 855. Trong khi GPU Adreno 640 năm nay chỉ ngang hoặc một số bài thử nghiệm còn thua cả đơn vị trên Snapdragon 845. Tuy nhiên, không có ai đánh bại được... A12 trên iPhone!
Một thử nghiệm trong bài đánh giá về khả năng đồ họa
Kết luận về khả năng đồ họa, AnandTech cho rằng chipset Qualcomm vẫn nhỉnh hơn, cả về hiệu suất thực thi lẫn tiêu thụ năng lượng, cũng như ổn định hơn. Tuy nhiên, khoảng cách đã bị thu hẹp đáng kể so với những đời trước.
Kế đến là đánh giá về thời lượng pin, đối với duyệt web, Exynos 9820 bất ngờ vượt lên dẫn trước Snapdragon 855, tuy nhiên khi so đến thời gian sử dụng tổng thể, chipset nhà Qualcomm đã lật kèo. AnandTech đã rất ngờ với kết quả này, vì trước đó đo đạc cho thấy Exynos 9820 thua toàn diện Snapdragon 855, cả về sức mạnh lẫn hiệu quả năng lượng.
Lí giải cho kết quả, AnandTech lưu ý đến việc cụm lõi yếu Cortex A55 của Exynos 9820 thực ra lại ít tốn điện hơn trên Snapdragon 855. Đối với những công việc nhẹ nhàng nhất, bản chạy Exynos sẽ trụ lâu hơn Snapdragon một chút. Kết luận lại, Galaxy S10 dù là bản nào cũng đều có thời lượng sử dụng rất tốt, thuộc hàng tốt nhất hiện nay trong giới Android, nhờ các con chip mới hiệu quả hơn.
Exynos 9820 gây bất ngờ khi vượt mặt Snapdragon 855 sau khi thua thảm ở nhiều bài đánh giá trước
Dưới đây là nhận xét sau cùng của AnandTech về chipset trên hai bản Galaxy S10 mà họ có:
Snapdragon 855 là một chipset ngon đúng như kỳ vọng của chúng tôi. Nó tương đối toàn diện và sẽ là nền tảng vững chắc cho bất kỳ flagship nào năm nay. Đối với Exynos 9820, mặt hiệu năng vẫn dưới mức kỳ vọng, kể cả khi đã có lõi tùy biến mới M4. Tuy nhiên, nỗ lực cải thiện của Samsung LSI là rất đáng khen. Họ đã giải quyết được đáng kể vấn đề hao pin trên Exynos 9810 "thảm họa" trước đó. Cho dù đã để thua Snapdragon 855 về sức mạnh.
Một khác biệt nữa là về camera, theo trải nghiệm của tác giả bên AnandTech, lần này thì sản phẩm chạy Snapdragon 855 lại tốt hơn. HDR tốt hơn giúp giữ lại nhiều chi tiết hơn. Tái tạo màu sắc trên bản Snapdragon cũng có bão hòa màu cao hơn, giống thực tế hơn, còn bản Exynos giống như bị rửa trôi vậy.
AnandTech cho rằng camera ở bản Snapdragon 855 nhỉnh hơn Exynos 9820
Đánh giá từ Android Authority:
Khác với AnandTech đo đạc rất nhiều yếu tố bằng các công cụ khác nhau, Android Authority chỉ tập trung khía cạnh đồ họa.
Hai chipset đều rất mạnh về thực thi đồ họa, thậm chí ban đầu, Exynos 9820 có vẻ còn nhỉnh hơn cả Snapdragon 855. Tuy nhiên, Exynos 9820 có phong độ kém ổn định khi chỉ sau 9 phút, nó bị giảm hiệu năng xuống 16%. Snapdragon 855 duy trì ổn định với thời gian lên đến 16 phút. Chipset Qualcomm có mức sụt giảm khung hình trung bình 27%, "ăn đứt" Exynos 9820 vốn lên đến 37%.
GPU Qualcomm có sức kéo đồ họa lâu dài và ổn định hơn so với GPU trên Exynos 9820
Càng về sau, bất lợi càng nghiêng về phía chipset Samsung. Do tỏa nhiều nhiệt hơn nên khó duy trì hiệu năng ở mức cao nhất liên tục, bạn cũng có thể thấy điều đó ở bài thử nghiệm của AnandTech. Về mặt dai sức, rõ ràng Snapdragon 855 chiến thắng thuyết phục.
Kết luận từ Android Authority:
Đối với các game thủ di động, GPU Adreno 640 của Qualcomm thực sự dẫn đầu về mặt đồ họa. Còn với đa phần các tác vụ vừa và nhẹ, GPU Mali G76 MP12 dư sức đáp ứng nhu cầu của bạn. Trừ khi khao khát hiệu năng thuộc hàng mạnh nhất, bạn không nhất thiết phải lo lắng về chipset khi mua Galaxy S10.
Chung cuộc.
Rõ ràng từ đánh giá của hai trang công nghệ, chúng ta thừa nhận rằng khác biệt về chipset hai bản Galaxy S10 là có. Snapdragon 855 vẫn chứng tỏ mình là lựa chọn số 1 của các nhà sản xuất điện thoại Android, nó vượt mặt hoàn toàn chipset của Samsung năm nay. Trong khi hiệu suất và đồ họa thua sút, chỉ có mặt tiết kiệm pin là Exynos 9820 gần bắt kịp.
Snapdragon 855 vẫn là chipset di động tốt nhất hiện nay trên điện thoại Android
Đối với người dùng Việt Nam, mua hàng chính hãng trang bị Exynos 9820 tuy không phải lựa chọn tốt nhất với số tiền bỏ ra, nhưng đây vẫn không phải một SoC tồi. Samsung đã khắc phục vấn đề hao pin trên Exynos 9810, S10 năm nay có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn khoảng 100-120mW so với S9 tiền nhiệm. Sau tất cả, đây vẫn là một flagship hàng đầu.
Exynos 9820 thua kém Snapdragon 855 không có nghĩa nó là chipset yếu kém. Và Galaxy S10 chính hãng vẫn là một chiếc điện thoại tốt, kể cả khi SoC chưa phải loại xịn nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc đến các lợi ích khác của hàng chính hãng như chế độ bảo hành, quà tặng, Samsung Pay, Samsung Gift,... Những dịch vụ này bù đắp đáng kể cho các mặt yếu kém của chipset nhà Samsung ở hàng chính hãng.
Nếu mua Snapdragon 855, bạn không có gì phải lo lắng, trong khi bản chipset Exynos 9820 thì có một số mặt thua kém
Tất nhiên, nếu khó tính, không chấp nhận được sự chênh lệch giữa hai bản, bạn hoàn toàn có thể chọn mua hàng xách tay từ Mỹ. AnandTech nói rằng "không có gì phải đắn đo khi mua Galaxy S10 chạy chip Qualcomm cả". Thật đáng tiếc cho người dùng Việt Nam khi hãng đã không phân phối phiên bản này!
Theo VN Review
Cảm biến nhịp tim Galaxy S10 sẽ phát sáng khi sử dụng tính năng sạc không dây ngược Bản cập nhật mới nhất của Galaxy S10 làm cho tính năng Wireless PowerShare trở nên hữu ích hơn. Bản cập nhật phần mềm thứ hai của Samsung cho dòng sản phẩm Galaxy S10 mang đến những cải tiến cho tính năng Wireless PowerShare, bao gồm một thay đổi được đánh giá khá hữu ích. Cảm biến nhịp tim ở mặt sau của...