Cấm sinh viên ngồi trong bóng tối, nơi vắng vẻ
Trong khi ĐH Cửu Long gây xôn xao dư luận vì cấm giảng viên, sinh viên mặc quần jeans thì một số trường khác cũng có quy định lạ.
Quan hệ trong sáng, không ngồi trong bóng tối, dưới gốc cây
Không chỉ có đại học Cửu Long đưa ra quy định về cấm giảng viên, sinh viên đi dép lê, mặc quần jeans nhiều trường khác cũng đưa ra quy định này nhằm tạo môi trường văn hóa, lịch sự; phong cách ứng xử chuẩn mực trong giảng đường.
Quy chế văn hóa của đại học Y Hà Nội ngoài quy định về trang phục còn nêu quy định cụ thể về ứng xử, giao tiếp của giảng viên và sinh viên.
Quy định nêu rõ: CBVC, người học phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể người khác.
Quy chế cũng yêu cầu, quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường.
Ảnh minh họa.
Đối với trang phục của giảng viên và sinh viên yêu cầu mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; đi giầy hoặc dép có quai hậu. Lễ phục trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, được quy định như sau: nam: bộ complê, áo sơ mi, cravat; nữ: áo dài truyền thống (hoặc comple nữ).
Cấm dép lê, quần jeans
Ngày 25/3/2014, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 ban hành Quy định trang phục đối với người học ở trường, quy chế yêu cầu khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.
Danh mục trang phục bị cấm cũng được nêu rõ gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.
Tương tự, ĐH Giao thông vận tải ngày 17/3/2014 ra quy định về trang phục, đồng phục và lễ phục tốt nghiệp, trong đó nêu rõ nguyên tắc chung là “lịch sự, trang nhã, kín đáo, nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục. Nghiêm cấm mặc trang phục gây phản cảm (hở hang, in hình ảnh, khẩu hiệu không phù hợp môi trường học đường).
Mới đây, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Đạt, Trường ĐH Cửu Long, ký ngày 4/10/2014 về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.
Video đang HOT
Có 8 danh mục bị cấm cụ gồm: Hút thuốc lá trong nhà trường; sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ, tết, tiếp khách ngoại giao…).
Quảng cáo thương mại; truy cập website nội dung không lành mạnh; thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan tại đơn vị.
Tổ chức đun nấu, ăn uống, tiếp khách gây mất trật tự trong giờ làm việc ở công sở… Đáng chú ý, trong quy định còn cấm giảng viên, sinh viên ăn mặc các trang phục hở hang, không lịch sự trong trường; mặc quần jeans, áp thun, mang dép lê.
Không mặc váy xẻ cao, trang phục mỏng
Ngày 6/8/2014, ĐH Mỏ – Địa chất cũng ra quy định về Văn hóa học đường. Trong đó, trang phục khi đến trường: sinh viên phải đeo đúng thẻ của mình đã được Nhà trường cấp; mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; sinh viên nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng; khuyến khích sinh viên mặc áo có logo quảng bá hình ảnh của Nhà trường)
Sinh viên vi phạm quy định về trang phục lần 1 bị nhắc nhở, lần 2 khiển trách, hạ 01 mức kết quả rèn luyện thực tế, lần 3 bị cảnh cáo hạ 2 mức kết quả rèn luyện thực tế.
ĐH Phú Yên trong Quy định Văn hóa học đường, về thường phục trường này nêu rõ: Đối với nam: Mặc quần âu có đeo thắt lưng, các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu; áo bỏ trong quần. Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy (chiều dài váy phải trùm quá đầu gối), các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu. Về lễ phục: không được mặc quần bò (quần jean).
Những trang phục bị cấm mặc trong trường gồm: quần lửng, quần soóc. Các loại áo (trừ các loại áo len, áo khoác) không có cổ, không có tay áo. Các loại quần áo không lịch sự, gây phản cảm. Các loại dép không có quai hậu.
Đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt
ĐH Tiền Giang cũng đã có văn bản nhắc nhở học viên thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường về trang phục, ăn mặc yêu cầu gọn gàng, lịch sự, kín đáo (áo sơ mi, quần dài theo kiểu âu phục; nữ sinh viên có thể mặc áo dài truyền thống, mặc váy (không ngắn quá đầu gối)…
Lại cấm giảng viên mặc quần jeans, đi dép lê
Trước đó, đầu năm học 2013 – 2014, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Việt Trung, Quảng Bình cũng ra một văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp.
Hiệu trưởng Lê Văn Hà cho rằng, quy định này là một trong nhiều quy định về tác phong của giáo viên và học sinh, giúp học sinh tập trung trong học tập.
Tuy nhiên, quy định đã không nhận được sự đồng tình của thầy cô giáo trong trường, do đó, Hà phải lên tiếng đình chính đó chỉ là quy định tạm thời, mang tính tham khảo, nếu thiếu, chưa chặt chẽ sẽ bổ sung thêm, nếu sai thì hủy.
Theo Zing
Sao Việt xỏ dép lê bình dân đi chơi phố, làm từ thiện
Không ít lần những mỹ nhân nổi tiếng của Vbiz như Ngọc Trinh, Diễm Hương... xuất hiện cùng đôi dép giản dị và thậm chí rất rẻ tiền.
Ngọc Trinh, Diễm Hương hồn nhiên xuất hiện trước ống kính của các phóng viên với những đôi dép lê nhựa màu xanh, đỏ có thể thấy ở bất cứ khu chợ bình dân nào. Những hình ảnh này đa phần được ghi lại trong các chuyến đi từ thiện hoặc những kỳ nghỉ của người đẹp Việt. Đó là khoảnh khắc họ có thể thoải mái thể hiện sự chân thành, bình dị chứ không cần phô trương hay chưng diện.
Trong một chuyến đi thiện nguyện cùng người hâm mộ năm 2013, Thủy Tiên diện váy đen cùng dép xỏ ngón rất giản dị. Cô cũng chọn cách trang điểm nhẹ nhàng, phù hợp với ý nghĩa của chuyến đi. Ảnh: FC Thủy Tiên
Hoài Linh là nghệ sĩ được lòng nhiều fan hâm mộ nhờ phong thái giản dị. Ở phía hậu trường hay khi di chuyển trong các chuyến lưu diễn gần xa, MC của chương trình The Winner Is luôn tự tin diện đôi dép lào quen thuộc.
Hình ảnh giản dị của danh hài Việt Hương được ghi lại hồi tháng 7/2014 khi cô mang 500 ổ bánh mì tới chia sẻ cùng các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Sau gần 3 tuần tham gia cuộc thi Miss Universe 2013 tại Nga, Trương Thị May cùng mẹ trở về nước. Trang phục hồng "cả cây" kết hợp với đôi dép xỏ ngón khiến người đẹp trở nên vô cùng nổi bật tại sân bay theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ảnh: Pháp luật xã hội
Hoài Lâm - quán quân Gương mặt thân quen - từng khiến các fan phát sốt khi đăng ảnh ăn vận bảnh bảo nhưng đi dép tổ ong. Ảnh: FBNV
Ngân Khánh mệt mỏi bước ra khỏi phòng tập vũ đạo, chuẩn bị lên xe về nhà với đôi dép xỏ ngón, quần đạp gót. Hình ảnh được ghi lại khi cô tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ 2014. Đây là một trong những lần hiếm hoi Ngân Khánh xuất hiện với trang phục xuề xòa trước ống kính.
Ngọc Thảo ghi điểm trong mắt fan nhờ đôi dép xỏ ngón bình dị trong cuộc gặp gỡ với Sĩ Thanh.
Mai Phương Thúy tự tin với đôi dép lê dạo phố. Không cần sự hỗ trợ của những đôi giày cao gót, cựu Hoa hậu vẫn khiến người xung quanh ngước nhìn vì chiều cao ấn tượng của mình. Ảnh: FBNV
Đây không phải lần đầu Mai Phương Thúy đi dép lê xuống phố. Cô thường xuyên kết hợp trang phục cùng dép tông tạo nên phong cách xuống phố riêng biệt. Ảnh: FBNV
Những đôi dép lê quai ngang đang là trào lưu được nhiều tín đồ thời trang yêu thích. Mới đây, Lưu Hương Giang cùng với stylist đăng ảnh diện dép lê trẻ trung khiến người xem thích thú. Ảnh: FBNV
Hồ Ngọc Hà lựa chọn đôi dép lê đính hoa khá nữ tính, dịu dàng khi diện chiếc váy màu cam may từ chất liệu vài mềm. Cách kết hợp này thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ mê thời trang.
Theo Zing
Sao Việt gây tranh cãi với "cơn sốt" váy ngủ, dép lê Tóc Tiên, Mai Phương Thúy chẳng ngại ngần diện váy ngủ, đi dép lê xuề xòa xuống phố. Lướt qua những bức ảnh thời trang đường phố gần đây của sao Việt, dễ dàng nhận thấy những trang phục mang hơi hướng đồ mặc nhà đã len lỏi vào và tạo thành một làn sóng ngầm đầy thú vị trong giới mộ điệu....