Cảm phục nghị lực của nữ giáo viên dạy giỏi ở Tuyên Quang
Đứng trước mỗi cơn “sóng gió” ập đến, cô giáo Nông Thị Tuyến (37 tuổi, ở Tuyên Quang) lại mạnh mẽ vượt qua tất cả để chiến thắng trước số phận.
12 năm công tác trong nghành giáo dục với vai trò là giáo viên Thể dục Tiểu học, cô giáo Nông Thị Tuyến ( trường Tiểu học Minh Cầm, Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) từng nhiều năm đạt danh hiệu lao động tiên tiến của nhà trường trao tặng, giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Song hành với những thành tích đó cũng là quãng thời gian chị kiên cường vượt qua những tai ương liên tiếp ập đến, khi con ốm đau, bản thân mắc u vú…
Nông Thị Tuyến là dân tộc Tày, cô sinh ra và lớn lên ở thị trấn Na Hang (huyện Na Hang, Tuyên Quang). Ngay từ thuở còn cắp sách đến trường, Tuyến đã đam mê với bộ môn cầu lông, cô gái cao 1m60 này thường đi “đánh thuê” cho trường, có năm Tuyến đạt giải Nhất toàn huyện.
Cô Nông Thị Tuyến chụp ảnh cùng học trò. (Ảnh: NVCC)
Tiếp nối đam mê thể dục thể thao, Tuyến thi đỗ trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang với chuyên ngành Thể dục. Trong ba năm học, Tuyến đạt được nhiều học bổng của nhà trường, số tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ gửi mỗi tháng, Tuyến tiết kiệm chi tiêu vẫn dư hơn 100 nghìn đồng.
Tốt nghiệp ra trường, Tuyến lập gia đình, chồng chị làm về lĩnh vực y tế. Năm 2008, chị thi trượt viên chức, đó là bước ngã đầu đời nhưng không khiến chị gục ngã. Năm sau, chị thi đỗ và được phân công về giảng dạy tại trường Tiểu học Thiện Kế (Sơn Dương, Tuyên Quang) cách nhà 50km, cô giáo trẻ được ở nhà công vụ.
Cùng thời gian này, niềm vui nhân đôi khi chị Tuyến mang bầu đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, đến tháng thứ 8 khi đi siêu âm, cháu bé không có hình ảnh dạ dày, cháu được bác sĩ kết luận là bị teo thực quản bẩm sinh.
“Chào đời được hai ngày, con tôi được các bác sĩ phẫu thuật. Sau đó, cháu lại bị vàng da dẫn đến câm, điếc bẩm sinh, cháu phải thay toàn bộ máu…”, chị Tuyến nhớ lại và cho biết, may mắn cháu được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện sớm và thay máu, nếu không thì có thể để lại di chứng thể mềm (không đứng, đi lại được), thể co cứng (co quắp tay chân, không cầm nắm được gì).
Người mẹ hai con này nhớ lại, thuở đó, vợ chồng chị đưa con chạy chữa khắp nơi, ai mách đâu chữa đó. Đó là những đợt ra tận Hà Tĩnh để gặp các ông được tung hô nhưng cũng chả ăn thua.
Để tiện chăm sóc con, năm 2011, chị xin chuyển về giảng dạy tại trường Tiểu học Minh Cầm (xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) cách nhà khoảng 10km.
Sau 3 năm chạy chữa bằng nhiều phương pháp, cậu con trai cũng đã biết đi và ngóc cổ, đến 5 tuổi thì sức khỏe cũng tạm ổn định hơn. May mắn hơn anh, cô em gái khi chào đời khỏe mạnh, ít ốm đau.
Ngày thi và nhận Bằng tốt nghiệp liên thông, cô Tuyến gắng gượng đến trường với bộ tóc giả. (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Tưởng chừng sóng gió đã ngừng thì vào năm 2015, trong khi chồng chị học Chuyên khoa cấp 1 tại Đại học Y Hà Nội, chị học liên thông Đại học, gia đình chật vật kinh tế, thì chị phát hiện mình bị u vú, giai đoạn 1 và viêm gan B.
“Tôi bàng hoàng và chỉ biết khóc. Rồi tôi thương hai đứa con nhỏ sống trong căn nhà sàn ba gian hai chái lụp xụp, trời mưa dột tả tơi từ mái lá cọ đã mùn…”, chị Tuyến nhớ lại, khi này gia đình chị phải vay mượn để chạy chữa.
Đến viện K Tân Triều để điều trị, chị Tuyến gặp nhiều bệnh nhân khác, có người bệnh nặng hơn mình nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ. Thấy vậy, cô cũng cố gắng thoải mái tâm lí để chống chọi trong 6 đợt điều trị, có những lần như chết đi sống lại, từ 51 kg cô xuống còn 44 kg.
Ngày thi tốt nghiệp liên thông, cô gắng gượng vượt qua nỗi đau, đội mái tóc giả để che đi mái đầu trọc lốc do xạ trị, đến trường.
Nói về hoạt động giảng dạy, nữ giáo viên cho hay, tại trường Tiểu học Thiện Kế cô dạy trước đây thì đa phần là dân tộc Sán Dìu, còn trường Tiểu học Minh Cầm cô đang dạy là dân tộc Cao Lan.
Các em đa phần đều không được bố mẹ quan tâm việc học hành do điều kiện kinh tế còn khó khăn. Nhận thức của chúng cũng không đồng đều, ý thức thì hay ỷ lại vào giáo viên.
Ngôi trường Tiểu học Minh Cầm trước kia toàn cấp bốn lụp xụp, đường đi khó khăn nhưng giờ đây đã được xây dựng khang trang hơn. (Ảnh: NVCC)
Môn Thể dục là một bộ môn khô khan, dễ máy móc, dập khuôn nên cô Tuyến thường tìm tòi các phương pháp để cho các em chủ động hơn. Trong những giờ học ngoài trời, cô thường tổ chức các trò chơi dân gian, tạo các nhóm để chúng hoạt động sôi nổi.
Trong những tiết học của môn Thể dục của cô Tuyến, Nguyễn Lan Phương (lớp 1A2, trường Tiểu học Minh Cầm) thường e dè, nhút nhát. Khi cô Tuyến bảo em tập động tác thì bạn nhỏ này lại đứng im. Thấy vậy, cô giáo đến ân cần nhắc nhở: “Em à, em nhìn cô nhảy và em nhảy theo nhé”.
Thấy học sinh tập theo mình, cô Tuyến không tiếc dành lời khen cho em. Dần dà về sau, cô bé tự tin và hòa đồng hơn.
Cô Tuyến được các em học sinh tổ chức sinh nhật. Bên cạnh công tác giảng dạy Thể dục, cô Tuyến còn đảm nhiệm quản lí Thư viện và mảng Y tế trong trường. (Ảnh: NVCC)
Trong công tác, cô Tuyến nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên tiên tiến cấp trường, năm học 2013-2014 cô thi đạt danh hiệu “Giáo viên giỏi cấp huyện”. Ba năm sau, có đợt thi tiếp nhưng do bệnh tật nên cô không tham gia được, khiến nữ giáo viên có phần tiếc nuối.
Nói về cuộc sống hiện tại, nữ giáo viên cho hay, sức khỏe của cô giờ cũng đã tạm ổn định khi bệnh tình thuyên giảm, còn cậu con trai thì dù 12 tuổi nhưng chưa đi học do hay ốm đau. Căn nhà sàn ba gian hai chái lụp xụp khi xưa cũng được xây mới bằng căn nhà bê tông một tầng, từ tiền gia đình vay mượn, người thân hỗ trợ.
“Tương lai, tôi cũng mong muốn làm sao bản thân có sức khỏe để nuôi dạy con cái, hoàn thành tốt mọi công việc nhà trường giao phó”, cô Tuyến chia sẻ.
Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp
Con trai bị bệnh câm điếc bẩm sinh, bản thân đang điều trị căn bệnh ung thư nhưng cô Nông Thị Tuyến (SN 1984, dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn đội tóc giả đến trường, dạy thể dục cho các học sinh...
Quên bệnh ung thư hết mình vì sự nghiệp trồng người
Cô giáo Nông Thị Tuyến là một trong 63 gương mặt thầy cô giáo tiêu biểu đến từ 26 dân tộc thiểu số vừa được tôn vinh trong Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức.
Mang trong mình sự đau đớn của bệnh ung thư, thế nhưng điều mà ai cũng vô cùng khâm phục ở cô Tuyến là nghị lực vượt lên bệnh tật để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi vùng sâu, vùng xa. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã luôn ý thức việc học là con đường thoát nghèo. Sau 3 năm theo học tại khoa Giáo dục thể chất, Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.
Cô Nông Thị Tuyến tại buổi lễ tuyên dương "Chia sẻ cùng thầy cô 2020". Ảnh: P.T
Xây dựng gia đình vào tháng 10/2008, không lâu sau, vợ chồng cô Tuyến vui mừng đón con đầu lòng và nhận quyết định trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục ở địa phương. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, bác sĩ phát hiện cháu bị teo thực quản bẩm sinh. Hai ngày tuổi, con trai cô phải phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ít ngày sau, cháu lại bị vàng da nhân nên kéo theo câm điếc bẩm sinh.
Bệnh tật, ốm đau liên miên khiến con trai của cô dù 2 tuổi vẫn không thể tự cất cổ. Thời điểm đó, cô công tác xa nhà 50km. Để tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, cô xin chuyển công tác về làm việc tại Trường tiểu học Minh Cầm cách nhà 10km. Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày cô lại đưa đón con đến Trung tâm Phục hồi chức năng tỉnh để luyện tập. Sự kiên trì của cô đã được đền đáp khi con trai dần biết tự cất được cổ và tập đi lúc 3 tuổi.
Trong thời gian đó, chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc hai con nhỏ cô đều gánh.
Cô Nông Thị Tuyến.
Năm 2015, cô phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú. Đúng ngày 20/11 năm đó, cô phải vào viện phẫu thuật, điều trị hóa chất. Từ một người khỏe mạnh 51kg, sau khi hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô xuống còn 44kg, da xanh xao, người gầy vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho con nhỏ. Tuy vậy, cô luôn cố gắng để thi đại học liên thông và thậm chí đã đội tóc giả nhận bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, sau những đợt chạy hóa chất và điều trị bằng phác đồ ở Bệnh viện K (Hà Nội), cô lại trở về và tiếp tục công việc của mình. Cả trường chỉ có một giáo viên thể dục dạy cho 11 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên cô gần như không có lúc nào được nghỉ. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc, lúc nào cũng tham gia đầy đủ các tiết dạy trên lớp.
Qua những năm giảng dạy thể dục ở trường, cô nhận thấy từng khối lớp đều có các đối tượng học sinh khác nhau về thể lực, chiều cao, cân nặng... Vì vậy mà trong từng tiết học cô luôn sáng tạo cho các em được vận động tốt nhất.
Hơn 11 năm gắn bó với công tác giáo dục, trong đó có 9 năm công tác tại Trường Tiểu học Minh Cầm, cô giáo Nông Thị Tuyến đã vinh dự nhận danh hiệu "Lao động tiên tiến" nhiều năm liền, "Chiến sĩ thi đua" cấp huyện...
"Gieo chữ" trên vùng đất khát nước
Cô Lan đang dạy học sinh.
Bản thân là người dân tộc ít người Bố Y, cô Lồ Thị Lan (SN 1990) đã 9 năm làm giáo viên "cắm bản" ở vùng đất Dìn Chin còn nhiều khó khăn của huyện Mường Khương, Lào Cai.
Vùng đất Dìn Chin thiếu thốn đủ bề, đặc biệt là nước sinh hoạt. Nhớ lại thời gian đầu đến Dìn Chin công tác, cô Lan chia sẻ: "Dù mình cũng là người dân tộc thiểu số nhưng khi đến điểm trường công tác vẫn thấy vô cùng hoang mang vì nơi đây còn thiếu thốn hơn ở nhà. Nước không có, mọi người phải đi lấy nước mà thực tế là đi hứng từng giọt. Nhiều khi các cô phải tận dụng dùng nước vo gạo để rửa rau, rồi lại dùng nước đó rửa bát... Sau rồi thấy mọi người vẫn sinh sống ở đó, nhất là học sinh đang đói chữ nên chẳng nỡ rời xa".
Không chỉ thiếu thốn vật chất, việc dạy học trò của cô Lan cũng phải nỗ lực hơn, bởi các em ở đây phần nhiều chưa biết nói tiếng phổ thông. Để dạy tốt, cô vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để trò chuyện. Khi hiểu được học sinh, cô khuyến khích, động viên và hướng dẫn cho các em được tốt hơn.
Cô Lan đi hứng nước đêm. Ảnh: Lâm Hải
9 năm gắn bó với những điểm trường sau khi tốt nghiệp đại học, cô Lan nhận thấy rằng, những đứa trẻ nơi đây cũng chính là hình ảnh của cô năm xưa. Cô Lan hiểu rằng học vấn, kiến thức là con đường duy nhất để các em không bị mù chữ, lớn lên không phải suốt đời làm nương, làm rẫy mà vẫn bị đói nghèo đeo đẳng.
Dẫu vất vả là thế, cô giáo người Bố Y này chưa khi nào có ý định bỏ dở ước mơ "gieo chữ" nơi rẻo cao. Cô Lan bảo, điều cô sợ nhất trong quá trình giảng dạy của mình chính là các em bỏ học. Không ít lần cô đã phải tới tận nhà vận động đồng bào cho trẻ đi học. Khi huy động đủ số lượng tới lớp, cô lại phải làm đủ cách để giữ chân các em không bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nương. Mỗi buổi đi vận động phụ huynh cho con em tới trường ấy lại thêm một lần cô Lan hun đúc thêm quyết tâm dạy dỗ học sinh nên người.
Cô Lan chia sẻ: "Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người tử tế".
Cô giáo Tày tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy Hết lòng vì sự nghiệp trồng người nơi vùng cao, những đóng góp của cô giáo Ma Thi Thi (trường Tiểu học Năng Khả, Na Hang, Tuyên Quang) cho giáo dục quê hương thật đáng trân trọng. Cô giáo Ma Thị Thi cùng học sinh thực hiện hoạt động khởi động. Sự tận tụy, tâm huyết với nghề dạy học, giàu lòng yêu...