Cảm phục một người trẻ tử tế
Tôi không dám khẳng định mình là một con người tử tế nhưng tôi có thể tự hào về cái tính thương người của mình. Dẫu chẳng giàu có, dư dả như bao người, tôi vẫn sẵn sàng san sẻ yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh. Vậy mà có lúc tôi cũng tự hổ thẹn và soi lại lòng mình trước hành động của một chàng trai trẻ.
Ảnh minh họa
Cuối tuần, vào một buổi trưa gắt nắng, tôi đưa con đi ăn cơm tấm trên đường Nguyễn Chí Diểu (TP Huế). Quán đông nghịt khách ra vào. Tiếng í ới gọi món, tiếng hối thúc chủ quán nhanh tay, tiếng gọi nhân viên tính tiền va vào nhau chan chát. Mùi thịt nướng, mùi than củi bốc lên nghi ngút làm tâm trạng con người dễ cáu gắt, bực bội hơn bao giờ hết.
Một ông già khoảng ngoài sáu mươi tuổi, ăn mặc giản dị tinh tươm bước vào quán, đến từng bàn nhỏ nhẹ xin ít tiền ăn cơm. Người cho ông vài đồng, người lắc đầu từ chối. Ông lịch sự vẫy tay chào và cười hiền hậu. Tôi lấy ví gửi ông mười nghìn đồng ăn cơm rồi quay sang nhắc con ăn nhanh về kẻo nắng.
“Chú ơi, làm một hộp cơm cho ông giúp con…”. Câu nói của chàng trai trẻ ở bàn đối diện khiến tôi chú ý.
Cậu ấy tầm hai mươi tuổi, dáng vẻ khỏe mạnh, khuôn mặt sáng sủa. Chiếc áo thể thao in dòng chữ Trường Đại học Nông Lâm Huế.
Cậu ấy vừa nhướng người lên gọi chủ quán nói to vừa đưa tay chỉ vào ông già. Tôi thầm khâm phục suy nghĩ và cử chỉ ấy của cậu, lòng tự trách mình mình chưa từng nghĩ đến việc mời ông già ăn một đĩa cơm.
Quán càng lúc càng đông khách. Ông già đứng gần kệ bày thức ăn và đợi cơm. Cậu thanh niên ấy vừa ăn vừa ngóng mắt về phía ông. Cứ năm mười phút trôi qua, cậu ấy lại lên tiếng nhắc làm cơm cho ông già. Nửa tiếng sau, ông cầm hộp cơm quay lại bắt tay và cảm ơn chàng trai trẻ. Chàng trai tính tiền và dúi thêm vào tay cụ mười nghìn đồng bước vội ra khỏi quán.
Cái ồn ào của âm thanh, sự hỗn tạp của mùi vị trong quán giờ không còn làm tôi khó chịu, bứt rứt như trước nữa. Cõi lòng tôi đang được một cơn gió mát lành từ hành động đẹp của chàng trai kia chiếm trọn. Nghĩa cử ấy, hành động ấy dung dị vô cùng mà sao vẫn làm tôi lâng lâng niềm cảm phục.
Lâu nay, tôi vẫn nghĩ mình là người tử tế, vẫn tự đánh giá mình đã sống trọn vẹn cái nghĩa, cái tình với cả người xa lạ. Tôi không bao giờ để mình rơi vào tình huống ngoảnh mặt ngó lơ cảnh đời vất vả để rồi lòng nặng trĩu băn khoăn, day dứt. Vậy mà giờ đây tôi vẫn đang phân vân tự hỏi: Có phải mình đã sai ở cái cách cho đi?
Cho đi vài nghìn, vài chục, vài trăm ngàn đồng để giúp đỡ người ta hay tôi đang mua lấy sự thanh thản trong tâm hồn mình?
Chỉ cần mình biết cho đi, còn người ta nhận thế nào và sử dụng nó ra sao cũng mặc kệ ư?
Món quà quý giá nhất đối với con người, đâu cứ phải là vật chất, tiền bạc?
Video đang HOT
Tình nghĩa giữa người và người đôi khi chỉ cần một nụ cười ấm áp, một cái nhìn cảm thông, một bàn tay nắm chặt sẻ chia cũng đã đủ ấm áp cõi lòng. Của cho không bằng cách cho, muôn đời vẫn vậy! Tôi đã học thêm được một bài học quý về cách cho đi từ chàng trai xa lạ. Và lòng thầm khấp khởi hy vọng về những người trẻ tử tế.
Một lát cắt nhỏ giữa dòng chảy của thời gian vô định làm tôi thấm thía và thức tỉnh nhiều điều…
Ngọc Hùng ( Huế)
Theo Dân trí
Tốt bụng nhường chỗ cho ông già trên tàu
Thanh vẫn cố thuyết phục ông cụ trong khi đó cô thấy ông cứ nhìn chằm chằm vào ngực mình. Cô hốt hoảng che lại: "Ông..ông.."
ảnh minh họa
Ga tàu hôm nay đông nghẹt người, ai cũng vội vã chen chúc để tìm chỗ ngồi. Thanh vừa ngồi xuống ghế thì dựa vội đầu ra sau rồi thở hổn hển..
Khi đó, mọi người cũng đã ổn định chỗ ngồi, ai cũng dáng vẻ mệt mỏi, uể oải vì trời thì nóng mà tàu thì đông. Lúc tàu bắt đầu chạy thì bỗng nhiên người nhân viên dẫn 1 ông cụ tầm hơn 70 bước vào sau ghế của Thanh, cô nói:
-Cụ đứng tạm ở đây nhé, vì vé cụ mua sau nên hết chỗ rồi ạ.
Ông cụ gật gù:
-Tôi biết rồi.
Khi cô nhân viên rời đi không còn ai quan tâm đến cụ già nữa. Cụ đứng bám vào ghế nhìn xung quanh, ai cũng đang bận sắp xếp lại chỗ ngồi hoặc đã nhắm mắt ngủ thiếp đi.
Tàu chuyển bánh ngày 1 nhanh, Thanh đã thiếp đi từ lúc nào, mọi người xung quanh thì xì xào bàn tán về cô mà cô không hề hay biết " con gái con nứa gì mà vô duyên", "ông cụ già yếu thế kia mà nó cũng không nhường chỗ", "đúng là thanh niên thời nay toàn đứa đạo đức kém", "lại còn giả vờ ngủ đấy".
1 lúc sau nghe thấy tiếng còi, Thanh giật mình bật dậy. Thấy cụ già đứng sau mình, 2 tay đang cố bám chặt vào thành ghế, Thanh vội vàng dựa tay vào chiếc cột bên cạnh đứng dậy:
-Ông ơi ông ngồi chỗ cháu đi.
Ông cụ ngơ ngác:
-Ơ, thế còn cô??
Thanh cười tươi:
-Cháu đứng cũng được ạ, cụ có vẻ mệt, vừa nãy cháu ngủ quên nên không biết cụ đứng đây, cháu sơ suất quá ạ..
Ông cụ vội xua tay:
-Ấy chết, cô đừng nói thế, đó là ghế cô bỏ tiền ra mua, cô cứ ngồi đi.
Thanh vẫn cố thuyết phục ông cụ trong khi đó cô thấy ông cứ nhìn chằm chằm vào ngực mình. Cô hốt hoảng che lại:
-Ông..ông.. Đồ biến thai!!!!!!
Ông cụ biết cô có ý lo sợ, ông vôi vã xua tay nói:
-À, ta chỉ muốn hỏi, có phải cháu mới sinh con không??
Thanh ngạc nhiên trợn mắt:
-Sao cụ biết ạ??
-Sữa cháu chảy ra ướt áo rồi, cháu lấy khăn này lau đi. Ông cụ móc trong túi ra chiếc khăn mùi xoa đưa cho cô gái. Bây giờ ông mới nói:
-Người mới sinh không thể đứng lâu được, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, cháu ngồi xuống đi.
Thanh bật khóc rồi nhất quyết mời ông cụ ngồi xuống:
-Cháu không sao, thanh niên mà cụ, cụ cứ ngồi đi, nếu không cháu không yên tâm được.
Cụ già đành bằng lòng đi đến ghế của Thanh, chờ ông ngồi xong xuôi, Thanh cúi xuống gầm ghế kéo ra 1 chiếc gậy và lặc liễng đi ra xa. Lúc này cả tàu mới sững sờ nhìn nhau. Họ xấu hổ vì những lời vừa miệt thị cô gái. Ông cụ nhìn thấy thì ngạc nhiên đứng hẳn lên:
-Thì ra chân cháu bị tật sao??
Thanh chỉ cười:
-Vâng ạ, cháu đứng cũng tốt, đỡ tê chân ạ. Cụ cứ ngồi đó đi.
Thì ra Thanh bị liệt 1 chân sau tai nạn. Cô rưng rưng nói:
-Ở thành phố, cháu có yêu và có thai với 1 người, nhưng đúng ngày gần sinh, cháu bị tai nạn. May mà cứu được đứa con còn chân cháu thì liệt hẳn. Nhưng đau đớn thay, anh ta chỉ nhận đứa con và tử bỏ cô người yêu tàn tật như cháu.
Thanh nói xong, cả tàu ai cũng im lặng, ông cụ vội quệt dòng nước mắt nói:
-Cháu thật là cô gái có tấm lòng nhân hậu, trong lúc đau khổ, tuyệt vọng như thế vẫn sẵn sàng san sẻ những điều tốt đẹp cho người khác. Cháu..cháu nhất định sẽ được ông trời báo đáp.
Mọi người trên tàu đều đỏ hoe mắt, có 1 đứa bé bên cạnh kéo Thanh lại và vui vẻ nói:
-Cô ơi, cô ngồi chung ghế với cháu đi, cháu ngồi không hết đâu ạ.
Thanh mỉm cười. Lúc đó, cô tạm thời đã quên đi những điều đau đớn vừa qua và cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều ý nghĩa khi con người biết yêu thương .
Theo Blogtamsu
Đứng đường đến 3h sáng mới có cậu thanh niên vào hỏi: "60 ngàn được không chị?" Thương ngồi sụp xuống vì lạnh, chân tay tím tái, nhưng cô vừa bước đi được 3 bước thì bỗng có 1 chàng trai trẻ đỗ chiếc wave tàu trước mặt:"Em còn 60 ngàn được không chị?" ảnh minh họa Chỉ vì gia đình ở quê nghèo khó mà Thương phải lên thành phố làm cái nghề "gái gọi" - 1 nghề mà...