Cảm phục chuyện nữ sinh Đà Nẵng dẹp bỏ sĩ diện chấp nhận làm nghề thu mua phế liệu để nuôi giấc mơ học ĐH
Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng Đào Việt Trinh, cô sinh viên năm thứ 2 khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vẫn luôn không ngừng cố gắng để theo đuổi ước mơ của mình.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở làng quê nghèo thuộc mãnh đất Hà Tĩnh, mảnh đất với truyền thống hiếu học nhưng cuộc sống nơi đây của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Suốt những năm học cấp ba, một buổi học trên lớp, một buổi Trinh lại tranh thủ làm thêm. Cứ như vậy trong suốt 3 năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, cô sinh viên lúc ấy vẫn chăm chỉ giao đi những hủ ruốc chứa đựng sự cố gắng của mình trên con đường gập ghềnh mang theo ước mơ đến với giảng đường đại học.
Đào Việt Trinh
Sau bao nỗ lực vươn lên đó, con đường đến với giảng đường của Trinh vẫn không được thực hiện. Trong khi, bạn bè cùng trang lứa chuẩn bị hành trang tiếp tục viết tiếp giấc mơ giảng đường, thì Trinh lại ngậm ngùi quyết định dừng việc học của mình 1 năm vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Ba mẹ với công việc lúc ấy “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” vẫn không đủ chi phí để nuôi em ăn học.
Nhưng với quyết tâm cho con cai hoc lấy cai chư mong tìm được tương lai tôt đẹp hơn, ba mẹ Trinh đã quyết định ca nha chuyển vao TP Đà Nẵng sinh sống, sau khi em nhận được giấy báo đỗ vào ngành Tiếng trung – Khoa Ngoại ngữ – Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Chia nhau trong căn phòng trọ chật hẹp với mong muốn để hai chị em Trinh ăn học, hy vọng nhỏ bé cuộc sống sau này của các con sẽ được tốt đẹp hơn.
Hằng ngày, ba mẹ Trinh đi lam phụ hồ chắt chiu từng đồng tiền nuôi con ăn học. Vì sức khỏe yếu, tay nghề chưa có nên những đồng lương ít ỏi từ công việc phụ hồ cũng khá bấp bênh. Nhận thấy sự vất vả của ba mẹ, Trinh bắt đầu tìm kiếm những công việc làm thêm, ban đầu là những công việc tại các quán nhậu, nhưng có lẽ may mắn cho sự vơi đi bớt khó nhọc vẫn chưa mỉm cười với Trinh, với lý do chất giọng đậm chất Hà Tĩnh thân thương nhưng khá khó nghe so với người dân nơi đây.
“Rồi suy nghĩ những thứ rác người ta vứt đi không còn giá trị sử dụng nữa, không hẳn sẽ không kiếm ra tiền. Vậy là mình bắt đầu đi nhặt và thu mua phế liệu, nói đi thu mua nhưng hầu hết toàn đi nhặt. Có lúc mình cũng sợ đi giữa đường mà gặp bạn chăc ngại chết mất, nhưng mà vì đỡ đần cho ba mẹ với lại mình cũng có làm nghề gì phạm pháp đâu chị nhỉ”, Việt Trinh chia sẻ. Nói đến đây, cô nở một nụ cười, nhưng chúng tôi đều biết rằng đằng sau nụ cười rạng rỡ ấy là biết bao nổi lo và áp lực đè nặng lên đôi vai cô gái nhỏ nhắn này.
Video đang HOT
Mặc dù cuộc sống cơm áo gạo tiền đang là nỗi lo của cô sinh viên nghèo Đào Việt Trinh Thế nhưng, chính cái khó khăn, sự vất vả hằn lên đôi mắt, đè nặng lên đôi vai gầy của ba mẹ đã tạo cho cô một ý chí, quyết tâm đổi đời bằng con đường học tập. Trinh đã nhận thức rằng chỉ con đường học tập mới giúp em có thể thoát nghèo và thay đổi cuộc sống.
Tuy không có điều kiện học tập nhiều như các bạn cùng trang lứa nhưng khi bước vào căn phòng trọ vỏn vẹn 12 mét vuông nhỏ bé của gia đình Trinh, những tấm giấy khen được dán kín trên các bức tường là minh chứng cho tinh thần ham học hỏi của cô.
Khi được chúng tôi nhắc về ước mơ của sau này, Trinh lặng người một hồi lâu rồi nhỏ nhẹ nói với chúng tôi rằng: “Mình chẳng ước mơ gì cao xa đâu chị ạ, em chỉ ước ba mẹ mỗi ngày đi làm về đều có thể ngủ một giấc thật ngon mà không phải lo lắng gì, em gái được học hành đầy đủ vậy là minh vui lắm rồi”.
Theo saostar
'Hết bao nhiêu, cô cứ nói em'
Chuyện người học mang phong bì tiền đến 'cảm ơn' người dạy hoặc người chấm điểm chẳng còn mới lạ trong thế giới học đường. Nhưng đằng sau nó là cả nỗi cay đắng của người thầy...
Nghề giáo được tôn vinh lên hàng cao quý, nhất là trong những ngày này. Nhưng với tôi, một người đã gần 1/4 thế kỷ gắn bó với giảng đường đại học, cú hà hơi tiếp sức về tinh thần ấy chưa khỏa lấp được những băn khoăn và cả cay đắng.
Hôm qua, sau khi ngồi hội đồng chấm luận văn của một học viên thạc sĩ vào loại đỗ vớt, chị bạn là người hướng dẫn thì thầm với tôi: "Em biết không, chị quá khổ về cô bé này. Ngay từ hôm đầu tiên khi mới giao đề tài, cô ta mang đến cho chị một phong bì dày và bảo: Cô làm giúp em luôn nhé, hết bao nhiêu cô cứ nói em. Chị đứng hình luôn và khi sực tỉnh thì chị đuổi cô ta ra khỏi nhà".
Cái bẫy phong bì
Tôi chợt nhớ đến một học viên cao học tôi đang hướng dẫn, cũng là một người có thâm niên nghề và sắp được thăng chức quan trọng đã không hề liên lạc với tôi trong suốt nửa năm làm luận văn. Chỉ đến khi sát ngày bảo vệ, cần chữ ký của tôi, anh ta mới gọi điện xin gặp và mang tới một bản thảo đầy số liệu ngụy tạo.
Tôi đã kiên nhẫn nhắc nhở, cảnh báo và chữa bài cho anh ta nhiều ngày ròng để học viên kịp ra hội đồng bảo vệ. Tưởng anh ta lắng nghe và điều chỉnh, ai ngờ đến phút cuối những con số thống kê giả dối vẫn trâng tráo hiện ra trên giấy chờ tôi hạ bút duyệt.
Anh ta tìm mọi cách để mua chuộc và hối lộ tôi với một khuôn mặt quỵ lụy không giấu giếm mà tôi biết chắc chắn là sau khi đạt mục đích, nó sẽ lộ nguyên bản chất gian dối hại đời một cách nhâng nháo ra sao.
Nhưng cái lương tri của người dạy không đùa được với áo cơm, và tôi cũng đã sa vào cái bẫy ấy. Chuyện người học mang phong bì tiền đến "cảm ơn" người dạy hoặc người chấm điểm chẳng còn mới lạ trong thế giới học đường nữa.
Hồi mới vào nghề giáo, tôi rất dị ứng việc này và luôn tìm cách tránh nó. Nhưng khi lập gia đình và nuôi con nhỏ, mỗi lần con ốm là nửa tháng lương không đủ tiền thuốc cho con, tôi đã quy hàng.
Ôm con vào lòng và như bất cứ người mẹ nào, tôi nghĩ: mẹ có thể làm mọi thứ vì con! Khi con lớn hơn, nhu cầu chi tiêu cho học hành của con cũng theo đó mà tăng. Và tôi hầu như không còn e dè khi nghĩ đến việc nhận phong bì nữa, khác hẳn tôi của mười năm trước, đến mức người thân của tôi bảo: "Quá trình hòa nhập cộng đồng của em đã hoàn thành xuất sắc rồi đấy"!
Mùi tiền từ những nghiên cứu khoa học
Tất nhiên là giảng viên đại học không chỉ sống bằng phong bì của sinh viên, học viên. Họ còn có các khoản thu nhập khác từ đề tài nghiên cứu, dự án hoặc giảng thuê cho các trường khác.
Không mấy giảng viên sống quanh tôi quá vất vả về tài chính nữa. Nhưng những gánh nặng tâm lý nghề nghiệp thì không phải ai cũng dễ buông bỏ như chuyện phong bì đã thành đồng phục ở trên.
Để được duyệt một đề tài nghiên cứu, con người mô phạm phải vượt qua bao bức tường ghê rợn đầy mùi tiền của tệ tham nhũng và hối lộ. Nhiều khi họ phải đối mặt trước lựa chọn quỳ gối hay không trước những bậc trí thức có khi từng là thầy cô của họ, được gắn mác để có thẩm quyền phán xét và lạnh lùng ra giá đòi phần trăm.
"Trong bất cứ hội thảo, tọa đàm nào, bậc "trí giả" ấy cũng luôn tỏ ra uyên bác, cao đạo, trí tuệ ngút trời, nhưng đã không ngừng nhắc nhở tôi những khoản phải giao nộp sau khi họ đã bỏ phiếu ủng hộ cho đề tài của tôi" - một bạn đồng nghiệp thân thiết của tôi nói đầy cay đắng về một người thầy của cả hai chúng tôi.
Có bạn còn bảo rằng họ không bao giờ đăng ký đề tài nghiên cứu lấy kinh phí từ ngân sách, vì không chịu nổi sự quỵ lụy bắt buộc kia. Họ chọn con đường đi dạy thuê để kiếm thêm thu nhập.
Giàu có phong lưu không thấy đâu, chỉ nghe giọng nói khản đặc là biết họ đã lao lực như thế nào. Tôi và nhiều đồng nghiệp của mình đều mắc bệnh viêm họng mãn tính, và sau một ngày đứng giảng tám giờ liền trên giày cao gót thì thấy chỉ việc hít thở không khí đã là một điều nhọc nhằn.
Màn giao dịch sượng sùng
Người học giờ cũng tế nhị, họ không trao phong bì trực tiếp cho tôi mà kín đáo kẹp vào trong cuốn sách, cuốn luận văn. Cuộc trao nhận luận văn diễn ra nhanh chóng nhất có thể để kết thúc màn giao dịch sượng sùng.
Số tiền trong đó tùy theo vị trí của tôi trong hội đồng và loại hội đồng thạc sĩ hay tiến sĩ, ít thì 1 triệu, nhiều thì có thể 3-5 triệu đồng.
Tự cân bằng
Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã bỏ nghề. Với tôi, để tự cân bằng được trên bục giảng đến ngày nay, để tìm được cảm hứng đứng lớp từ sâu trong chính bản thân mình và chống chọi lại sự nhàm chán của nghề, tôi tìm kiếm những ánh mắt rạng ngời vỡ òa trước cái mới trong nhận thức của học trò trong mỗi giờ giảng. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng thành công dù đã và đang cố gắng rất nhiều...
NGUYỄN PHONG VÂN
Theo tuoitre
Nguyễn Thiếp - nhà sư phạm quyết tâm cải cách giáo dục La Sơn phu tử giúp nhà Tây Sơn cải cách với quan niệm "giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính, thiên hạ trị". Nguyễn Thiếp sinh năm 1723 trong gia đình có truyền thống hiếu học tại làng Mật Thôn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh). Bố ông là Quản...