Cấm phạt trẻ em bằng đòn roi, quỳ gối
Việc giáo viên ở trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh vì phạt học sinh quỳ khi có lỗi đã gây xôn xao dư luận về truyền thống “tôn sư trọng đạo” đang bị tổn hại nghiêm trọng. Xét về khía cạnh giáo dục, giáo viên bắt học sinh quỳ gối là một hình thức làm nhục học sinh, phản khoa học và sai luật.
Giáo viên cần thay đổi phương pháp giáo dục trẻ theo hướng tích cực, tôn trọng trẻ.
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), quy chế nhà trường, Luật Trẻ em, Luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác cấm tuyệt đối các biện pháp trừng phạt trẻ em bằng đòn roi, bắt học sinh quỳ gối, chạy vòng quanh sân trường, thậm chí liếm ghế. Đó là hành vi bạo lực, sỉ nhục người khác, bị xử phạt hình sự, hành chính hoặc các biện pháp kỷ luật của nhà trường.
Ông Nam cho rằng, việc cô giáo bắt học sinh quỳ gối ở Long An đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là “thủ phạm” của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là “nạn nhân” của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm. Hai hành vi trên đều vi phạm quy định nhà trường, Bộ GD&ĐT và pháp luật. Nữ giáo viên là nạn nhân của hành vi bắt quỳ gối xin lỗi của phụ huynh học sinh, nên người hạ nhục cô giáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song, không vì thế mà nữ giáo viên này không phải chịu trách nhiệm hành vi của mình. Hành vi ấy phải được điều chỉnh bằng vấn đề đạo đức, pháp luật, xử lý công khai, minh bạch và bình đẳng.
“Việc giáo viên sử dụng roi vọt hay hạ nhục học sinh tuyệt đối không được, chứ không phải nên hay không? Câu chuyện của cô giáo bắt học sinh quỳ gối là hệ quả của nạn bạo lực sinh ra bạo lực. Ai sai ai đúng đã có luật pháp can thiệp, việc phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ gối xin lỗi theo kiểu “ăn miếng trả miếng” cũng không thể chấp nhận được”, ông Nam nhấn mạnh.
Hành động của phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi khi bắt học sinh quỳ gối đã để lại cho con những bài học tiêu cực, xấu xí. Đó là những ai dùng bạo lực với mình thì phải dùng bạo lực mạnh hơn để trả đũa. Đồng thời, việc dùng bạo lực với người khác để có được cái mình muốn là điều bình thường, rất oai khi hạ nhục người khác trước mặt đông người… Từ đó, khiến trẻ tin rằng nếu mình có quyền lực sẽ không phải sợ bất cứ ai. Một cách ngầm ẩn, cha mẹ vô tình định hướng lệch lạc nhận thức của con mình. Như một chuỗi sai lầm, đứa trẻ tự thấy mình được phép mắc lỗi và sẽ chẳng phải chịu trách nhiệm gì nếu có cha mẹ che chắn.
Video đang HOT
Ông Nam khuyên: “Phụ huynh, giáo viên nên tìm hiểu, tham gia những khóa học hướng dẫn về các biện pháp “kỷ luật tích cực” để có những ứng xử văn minh và giáo dục trẻ theo hướng tích cực”.
Để giải quyết được nạn bạo lực học đường cần có sự thống nhất chung tay của toàn xã hội đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng. Cha mẹ phải xác định mình làm tấm gương không chỉ cho con mà còn cho những người xung quanh để tạo nên môi trường an toàn và tôn trọng. Giáo viên không những cần đáp ứng về năng lực chuyên môn mà còn cần phải được sàng lọc về các tiêu chuẩn đạo đức.
Khi không hài lòng với giáo viên của con, phụ huynh cần phải có lối ứng xử phù hợp. Cần gặp trực tiếp trao đổi với giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Nếu không nhận được phản hồi từ giáo viên và lãnh đạo nhà trường sẽ báo đến các cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Nếu hành vi của giáo viên gây nên những cảm xúc tiêu cực ở con trẻ, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là cách ly con khỏi nguồn gây ra chấn thương. Đồng thời, cha mẹ nên đưa con đến nhà tâm lý học đường trước khi nghĩ đến chuyện ứng xử thế nào với giáo viên.
Một nguyên tắc quan trọng mà các chuyên gia tâm lý khuyên: Phụ huynh trước khi làm gì cũng nên cân nhắc đến quyền lợi của đứa trẻ trước. Thay vì tập trung vào xử lý giáo viên hay trút giận của bản thân, hãy cân nhắc là “quyền lợi tốt nhất của trẻ”. Mọi hành vi của phụ huynh cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản là không gây hại cho trẻ.
Theo Baodansinh.vn
Sao cô giáo ấy phải quỳ gối?
Vụ việc mới xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, H.Bến Lức, Long An), một cô giáo đã phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh sau khi cô phạt học sinh của mình hình phạt tương tự.
Ngôi trường nơi xảy ra vụ việc
Tôi đọc xong dòng tin đó và tự hỏi: Sao cô giáo ấy lại quỳ? Và sau lần quỳ gối này cô giáo ấy có tự tin để tiếp tục đứng trên bục giảng nữa hay không?
Tên cô giáo được viết tắt là B.T.T.N, giáo viên lớp 4, Trường tiểu học Bình Chánh.
Sự việc đáng quên, đáng buồn này xảy ra vào ngày 28/2 khi 4 phụ huynh học sinh bất ngờ xông vào trường gặp cô giáo N. để làm rõ việc cô đã xử phạt con em họ bằng hình thức quỳ gối dẫn đến việc những học sinh này không dám đến trường.
Trong buổi gặp, cô N. nhận sai và hứa khắc phục nhưng các phụ huynh không đồng ý mà tiếp tục gây áp lực buộc cô N. phải quỳ gối xuống để xin lỗi.
Rất nhiều độc giả đã phẫn nộ. Họ chỉ trích cách hành xử của 4 phụ huynh nọ. Người Việt vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng hành động ép cô giáo phải quỳ gối là vô đạo.
Tôi không muốn bình luận thêm về những phụ huynh này bởi tôi không biết phông văn hóa của họ ở ngưỡng nào, họ đã từng được đi học hay chưa hoặc giả họ là dân anh chị "đầu gấu, đầu mèo" thì nói đạo lý có ích gì.
Tôi muốn nói đến cô giáo N. Trước hết rất với cô giáo vì cô vừa trải qua sự việc đáng buồn trong sự nghiệp trồng người của mình. Sau là, cá nhân tôi cho rằng, cô đã thất bại hoặc cô không phù hợp đứng trên bục giảng.
Bất bình với cách ứng xử của các phụ huynh bao nhiêu thì thất vọng với cô giáo bấy nhiêu. Thừa nhận rằng, nhà trường là nơi truyền dạy tri thức, dạy cách làm người và người thầy chính là hạt nhân trong giáo dục. Nhưng cô N. đã thực hiện như thế nào?
Phương pháp dạy dỗ của cô không làm học trò "kính mà nể" ngược lại khiến các em "kinh mà sợ". Dẫn chứng chính là hành động cô bắt các học trò quỳ gối trước bạn bè của chúng. Sự tủi hổ khiến nhiều học sinh không dám đến lớp. Đó là phương pháp phản giáo dục, giáo viên vạn lần không thể làm, chưa nói đến việc hành vi đó có thể coi là làm nhục người khác.
Tiếp đó, khi một số phụ huynh mặt "hổ báo" đằng đằng sát khí đến uy hiếp, cô giáo đã nhận ra mình sai và hứa khắc phục. Nhưng, tôi không biết cô N. đã sợ sệt điều gì mà phải quỳ gối trước những phụ huynh? Cô sợ bị đánh? Sợ bị kỷ luật?
Bất kể nỗi sợ của cô là gì thì hành động quỳ gối đã hạ thấp giá trị bản thân cô N. nói riêng và địa vị của người thầy trong xã hội nói chung. Vô tình nó cũng tiếp tay cho các phụ huynh kia chà đạp lên giá trị tôn sư trọng đạo ngàn đời nay của dân tộc.
Dẫu rằng, người trong cuộc có những điều khó nói nhưng giá như cô sẵn sàng đối mặt với hình thức kỷ luật sau khi đã nói lời xin lỗi chân thành thay vì quỳ gối quỵ lụy thì chuyện đã khác.
Tôi không hình dung được rằng, những đứa trẻ lớp 4 mà cô đang dạy, chúng sẽ nghĩ gì trong đầu khi hình tượng đầy mẫu mực, cao quý đang đứng trên bục giảng kia đã quỳ gối trước cha mẹ của chúng?
Giáo dục, nhiều chuyện buồn lắm thay!
Theo Congly.vn
Cô giáo quỳ gối xin lỗi vì phạt học sinh quỳ Phụ huynh có lời lẽ gay gắt và không chấp nhận lời giải thích nên cô giáo đã quỳ xuống xin lỗi trước mặt phụ huynh và một số giáo viên. Trường Tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh NLĐ Theo đó sự việc xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An)....