Cảm ơn điểm 0 cô dành cho em
Đã sáu năm trôi qua, giờ đây tôi đã là sinh viên năm cuối nhưng với tôi, những kỷ niệm về cô – người mà tất cả học sinh trong lớp từng ký đơn xin thay giáo viên – vẫn luôn còn mãi…
Năm lớp 10, tôi là học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Nội). Hồi đó không phải thi lên cấp III như hiện nay mà chỉ xét học bạ. Nhưng trước khi vào học chính thức tôi phải thi để phân ban học. Tôi thi vào khối C với điểm tổng ba môn không thuộc diện cao nhất nhưng riêng môn ngữ văn thì đứng đầu toàn khối. Tôi nghĩ đó là khởi đầu đáng tự hào. Nhưng khi nghe các anh, chị khóa trước kháo nhau rằng cô Hà – người sẽ dạy môn văn lớp tôi – rất khó tính, tôi có chút lo lắng.
Cô Trần Thị Hà (áo vàng) và các học sinh trong giờ ra chơi của tiết học thể dục. Đây là bức ảnh cô chụp cùng các học sinh khóa học 2009 – 2012. (Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp)
.
Các thầy cô trong trường và học sinh phải thừa nhận cô Hà dạy giỏi, nhưng những học trò “nhất quỷ nhì ma” như tôi thì không xem trọng điều đó lắm. Cô dạy theo phương pháp mới là lấy học sinh làm trung tâm và cô chỉ là người dẫn dắt, khơi mở kiến thức. Tuy nhiên, học sinh chúng tôi đã quen học theo lối “đọc – chép” nên rất khó bắt kịp cách dạy của cô.
Quả thật cô rất khắt khe, nhất là với những học sinh lười học bài và không nghiêm túc trong giờ học. Cô có thể dành 15 phút, thậm chỉ là cả tiết học để kiểm tra bài cũ. Chính vì thế, điểm kiểm tra miệng lớp tôi luôn “lập kỷ lục” điểm 0, ngay cả điểm kiểm tra 15 phút, 1 tiết đều rất kém. Vậy là ý định thay giáo viên khác đã được lớp hưởng ứng.
Thế nhưng không có một lá đơn xin thay giáo viên nào được gửi đi. Tôi cũng dần lơ là việc học bài cũ vì nghĩ rằng điểm kiểm tra miệng không quan trọng và tôi vẫn luôn là “học trò cưng” của cô. Ngày hôm đó, cô lên lớp và kiểm tra bài cũ như mọi khi, tôi bị hai điểm 0 cùng lúc vì không soạn bài và không thuộc bài. Đây là những điểm 0 đầu tiên môn văn sau 10 năm học của tôi và điểm 0 đầu tiên của một học sinh đã luôn đứng đầu lớp về học lực. Ban đầu tôi giận cô lắm, nhưng sau đó thì thấy xấu hổ. Cô nhìn tôi và lắc đầu vẻ thất vọng. Những ngày sau đó, tôi càng ác cảm với cô thì càng quyết tâm học.
Thời gian trôi qua, không chỉ tôi mà các bạn trong lớp đều tiến bộ môn văn một cách trông thấy.
Video đang HOT
Nhớ lắm lời dặn trước khi cô nghỉ sinh em bé và gửi tôi cho cô giáo luyện học sinh giỏi đi thi tỉnh môn văn với lời nhắn: “Thắng không kiêu, bại không nản, em nhé!”.
Ngày 20/11 hằng năm, lớp tôi lại tụ họp và rủ nhau đến thăm các thầy cô giáo. Khi nhắc tới cô Hà các bạn thường trêu nhau: “Không biết bọn mình nhớ cô hay nhớ điểm 0 của cô nhỉ?”.
Vậy đấy, sẽ chẳng có người thầy nào giỏi khi học trò không muốn học và cũng chẳng có trái ngọt nào mà không được ươm mầm từ sự cố gắng. Chúng ta vẫn thường đổ lỗi cho người khác khi không đạt kết quả như ý. Nhưng có khi nào ta tự hỏi: “Mình đã hết mình với công việc ấy chưa?”.
Giá mà em có thể nhận ra điều ấy sớm hơn. Cảm ơn cô vì tất cả!
Theo Nguyễn Thị Minh
Tuổi Trẻ
Những lí do khiến "teen" khoái là sinh viên
Mà theo vài lí do, thì làm sinh viên quả thật "sướng" hơn nhiều so với khi còn là học sinh.
Rất nhiều teen khi còn đang là học sinh THPT có ước mơ được làm sinh viên bởi vô vàn lí do mà có lẽ các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cũng chẳng thể nghĩ ra được. Mà theo những lí do đó, thì làm sinh viên quả thật "sướng" hơn nhiều so với khi còn là học sinh.
Không phải học bài cũ, không cần làm bài tập về nhà và cũng chẳng cần ghi chép
Có lẽ đây là lí do được teen ủng hộ nhiều nhất. Nhiều teen ngay từ khi học cấp 2 đã cảm thấy "sợ" với 15 phút đầu giờ. Kiểm tra bài cũ là một nỗi ám ảnh kinh hoàng không chỉ với teen học trung bình, mà ngay cả các teen học khá, giỏi cũng phải "lắc đầu ngán ngẩm". Mỗi lần thầy cô giở sổ, dò tên thì cả lớp nín thở chờ đợi xem ai xấu số bị gọi lên bảng.
Nhưng khi bước chân vào giảng đường đại học thì teen hoàn toàn yên tâm về chuyện này. Bởi với tinh thần tự học là chính, giảng viên chỉ là người giải đáp những thắc mắc của sinh viên mà thôi, vì thế sẽ không có việc kiểm tra bài cũ, cũng như chuyện teen có làm bài tập về nhà hay không? Ở đại học, chỉ cần bạn có đủ bài kiểm tra, đủ điều kiện để được thi cuối kì.
Cũng vì không kiểm tra bài cũ, không kiểm tra vở ghi nên nhiều sinh viên đại học trong giờ giảng, hiếm khi ghi chép bài và thường làm việc riêng là chính, có lẽ số sinh viên gà gật còn nhiều hơn số sinh viên chăm chú nghe giảng. Phổ biến là sinh viên thường sử dụng một quyển vở để ghi chép cho tất cả môn học. Thậm chí còn có những bạn không có vở ghi nữa.
Điều này làm cho sinh viên thấy khá thoải mái về mặt thời gian và có nhận xét chung là "sinh viên đại học nhàn hơn rất nhiều so với học sinh".
Trốn tiết nhờ điểm danh hộ
Sĩ số một lớp ở đại học thường là từ 70 - 80 sinh viên. Mỗi thầy cô dạy nhiều lớp ở nhiều khoa khác nhau. Với lượng sinh viên lớn như vậy thì các thầy cô không thể biết và nhớ hết tất cả sinh viên của mình. Và chuyện điểm danh cũng khá tốn thời gian. Thế nên thầy cô chỉ điểm danh đột xuất một vài sinh viên trong một vài buổi học mà thôi. Đây là cơ hội để cho những sinh viên "lười" đi học trốn tiết nhờ bạn điểm danh hộ hoặc đi học hộ.
Hồng (19t) nói: "Là lớp trưởng nên mình hay được các thầy cô tín nhiệm điểm danh đầu hoặc cuối buổi học. Nhiều bạn nhờ người điểm danh hộ, mình biết rõ ràng, nếu đánh dấu các bạn vắng thì không đành, nhiều khi xảy ra xích mích với nhau, rồi các bạn lại nói này nói kia. Còn nếu không đánh dấu thì mình đã bao che cho các bạn, không công bằng với những bạn khác và đã không đúng với lòng tin của các thầy cô. Nhiều khi cũng thấy khó xử."
Thực ra việc đi học đầy đủ người được lợi chính là sinh viên. Không chỉ giúp tiếp thu được kiến thức liền mạch mà sau này việc ôn tập cho thi cử cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Khi nào thi mới phải học
Không phải kiểm tra bài cũ, không phải làm bài tập về nhà là những nguyên nhân khiến cho sinh viên ngày thường rất rảnh rỗi vì không phải học bài. Khi thời điểm thi cuối kì đến, sinh viên mới bắt đầu "vắt chân lên cổ mà chạy" vì lượng kiến thức ở đại học rất lớn mà chỉ học trong tầm 15-16 tuần.
Tình trạng thường thấy đó là chỉ còn hai, ba ngày nữa đến ngày thi thì sinh viên bắt đầu công cuộc ôn thi của mình bằng cách quên ăn, quên ngủ, thậm chí là thức thâu đêm học bài đến sáng mai đi thi luôn và về nhà hôm sau ngủ bù.
Bố mẹ và chuyện điểm số cũng thoải mái hơn
Ngoài chuyện điểm số, bố mẹ còn vô số chuyện khác phải quan tâm, lo lắng, như cơm nước, tiêu pha, vấn đề sức khỏe, xe cộ, nhà trọ... Một phần nữa cuộc sống xa nhà cũng khiến cho teen ít bị bố mẹ kiểm soát hơn, hay nói một cách khác teen được tự do hơn rất nhiều so với ở nhà. Bố mẹ không biết ở đại học teen có những đầu điểm gì, cách tính điểm ra sao bởi mỗi trường có một cách tính khác nhau, không đồng nhất như cấp 3.
Tâm lí không thi lại không phải là sinh viên, không học lại không phải sinh viên, nên dù có thiếu điểm thì teen cũng dễ dàng "thuyết phục" được bố mẹ bỏ qua. Chính vì thế, lên đại học bố mẹ cũng xuề xòa vấn đề điểm hơn.
Nói là vậy, nhưng một khi bước vào môi trường mới, nhất là giảng đường đại học, để đạt được thành tích tốt, teen cần phải nỗ lực thật sự, phấn đấu rất nhiều, thậm chí gấp 2, 3 lần khi còn học phổ thông. Học đại học quả thực không hề "sướng" như teen vẫn nghĩ đâu!
Theo TTVN
"Có google, việc gì phải... học thuộc!" "Không việc gì phải cấm cả, cứ mặc cho thí sinh... được mang tài liệu vào phòng thi thoải mái và vô hiệu hóa điều đó bằng những đề thi tự luận. Trên đời này có biết bao nhiêu thứ để ra đề hay, những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp..." - Bác ạ, quả như...