Cẩm nang chăm sóc da dị ứng kích ứng – Kỳ 1: Dị ứng da và kích ứng da khác nhau như thế nào?
Sử dụng mỹ phẩm làm đẹp là một trong nhiều nhu cầu không thể thiếu của phụ nữ hiện đại. Theo tạp chí Ford, trung bình mỗi người phụ nữ sử dụng đến 12 loại mỹ phẩm mỗi ngày bao gồm mỹ phẩm dưỡng da, cơ thể, tóc và nước hoa. Các loại mỹ phẩm với công dụng đa dạng giúp tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ, đem lại cho họ sự tự tin hơn trong cuộc sống và yêu đời hơn,… Ngày nay, vai trò của mỹ phẩm trong đời sống không chỉ còn là một “phụ kiện” cho vẻ đẹp của con người mà thực sự còn là một người bạn tinh thần không thể thiếu.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đó, mỹ phẩm cũng gây ra cho phụ nữ không ít những rắc rối đáng tiếc. Trong đó, dị ứng – kích ứng là mặt trái nghiêm trọng trong thị trường mỹ phẩm hiện nay. Đồng thời, tình hình sản phẩm mỹ phẩm nhái giả tràn lan trên thị trường khiến cho việc dị ứng – kích ứng do mỹ phẩm đang ngày một nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình đó, nhằm đem lại cho quý độc giả báo Thanh Niên Online và khách hàng của Công ty Mai Hân những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về làm đẹp, chuyên mục xin được cung cấp cho bạn đọc Cẩm nang chăm sóc da dị ứng – kích ứng, với loạt bài viết được nghiên cứu chuyên sâu và phối hợp với những chuyên gia tư vấn từ mỹ phẩm Mai Hân xoay quanh vấn đề dị ứng – kích ứng do mỹ phẩm.
Kỳ 1: Dị ứng da và kích ứng da khác nhau như thế nào?
Thông thường, các triệu chứng cơ bản của dị ứng và kích ứng khá giống nhau đó là ngứa, đỏ, da bị sưng và nổi mụn nước. Tuy nhiên, cách xử lý của cả hai loại dị ứng và kích ứng hoàn toàn không giống nhau. Nếu không biết cách nhận biết, bạn sẽ dễ lầm tưởng kích ứng và dị ứng là một và xử lý sai dẫn đến những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho da, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Phân biệt dị ứng và kích ứng
Cần phân biệt rõ kích ứng và dị ứng mỹ phẩm để có hướng xử lý thích hợp nhất
1 – Triệu chứng và phạm vi ảnh hưởng
Kích ứng
Dị ứng
Video đang HOT
Giống như dị ứng, các triệu chứng bên ngoài của kích ứng cũng biểu hiện như mẩn đỏ, sưng và ngứa rát, thậm chí có thể gây bong tróc. Tuy nhiên, kích ứng da nhẹ hơn nhiều so với dị ứng về phạm vi ảnh hưởng. Kích ứng thường chỉ xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với hóa chất. Bạn có thể phát hiện kích ứng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với các nguyên nhân nêu trên. Hoặc cũng có thể sau khi bạn lặp đi lặp lại việc sử dụng các chất đó.
Các triệu chứng của dị ứng da bao gồm đỏ, ngứa, sưng lên và nặng hơn có thể gây phồng rộp ở vùng da lớn. Các triệu chứng bên ngoài này không chỉ xuất hiện tại nơi tiếp xúc với mỹ phẩm mà có thể lan rộng ra khắp cơ thể.
2- Nguyên nhân
Kích ứng da không do hệ miễn dịch gây ra mà do thành phần của hóa chất tiếp xúc với da của bạn. Thành phần này gây viêm và tổn hại đến bề mặt da mà khả năng phục hồi tự nhiên của da không thể xử lý được. Hóa chất mạnh trong dầu gội và chất tẩy rửa có trong hương liệu nhân tạo, các sản phẩm có tính axit nhất định, thuốc nhuộm tóc thường xuyên gây kích ứng da. Khi ma sát quá mức cho phép một chất nào đó trên da cũng có thể dẫn đến kích ứng.
Dị ứng là thực chất là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với một chất bình thường cơ thể bạn ít tiếp xúc hoặc chưa từng gặp bao giờ. Chất gây dị ứng điển hình thường được tìm thấy trong các nhà máy, nước hoa, mỹ phẩm, kim loại (trong đồ trang sức), chất tẩy rửa và quần áo. Nếu bạn dị ứng với một chất hoặc mùi nào đó, và tiếp xúc với nó, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng quá mức và kháng thể được hình thành và gây ra các triệu chứng dị ứng. Viện dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ cho biết, dị ứng ở người có đến 80% là do di truyền.
Những nguyên nhân chính gây dị ứng mỹ phẩm ở Việt Nam
Với nhiều năm hoạt động và nghiên cứu về mỹ phẩm, các chuyên gia tư vấn mỹ phẩm Mai Hân đã đưa ra thống kê về các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến dị ứng – kích ứng của phụ nữ Việt Nam gồm 4 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân gây dị ứng – kích ứng da khi sử dụng mỹ phẩm theo chuyên gia tư vấn
Với những thông tin cơ bản về nguyên nhân và biểu hiện của kích ứng – dị ứng da, hy vọng các bạn đã phần nào nắm rõ được sự khác biệt giữa dị ứng và kích ứng về nguyên nhân và biểu hiện. Từ những bài viết sau, chuyên mục sẽ cung cấp cho các bạn những phương pháp chăm sóc da khi dị ứng – kích ứng và cách sử dụng mỹ phẩm hợp lý để tránh kích ứng da.
Cùng đón chờ các kỳ Cẩm nang chăm sóc da dị ứng – kích ứng tiếp theo nhé!
Theo Thanh niên
Những thói quen làm đẹp khiến bạn nhanh già
Làm trắng răng, tẩy da chết là những phương pháp phổ biến giúp chị em cải thiện nhan sắc, nhưng nếu thực hiện sai cách, chúng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn nhanh già.
Tẩy da chết
Theo Prevention, tẩy da chết khiến da bóng khỏe hơn nhưng nếu thực hiện quá mạnh hay thường xuyên có thể làm mất lớp bảo vệ ngoài da, khiến da rát, đỏ hồng và kích ứng.
"Để bù lại mất mát này, dầu càng được sản xuất nhiều quá mức và bạn lại làm xấu thêm tình trạng da của mình", David Bank, bác sĩ da liễu tại Mount Kisco, New York cho biết.
Cách xử lý: Sử dụng kem hydrocortisone 1% để làm dịu viêm da, kích ứng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu.
Tẩy trắng răng
Sử dụng miếng dán trắng răng có thể gây tổn thương nướu. Ảnh: Jose Luis Pelae
Tất cả các loại tẩy trắng răng đều chứa thành phần peroxide. Khác với các sản phẩm nha sĩ hay dùng, những loại tẩy trắng tự chế hoặc dụng cụ tự tẩy có thể gây hại nếu lạm dụng. Theo Lana Rozenberg, bác sĩ nha khoa thẩm mỹ tại New York, sử dụng peroxide nhiều có thể dẫn đến kích ứng nướu, hỏng men răng, nhạy cảm với nóng lạnh.
Cách xử lý: Bạn nên ngưng dùng các loại tẩy trắng răng trong ít nhất nhất 6 tháng hoặc đến khi các triệu chứng mất dần. Đánh răng bằng kem có chứa potassium nitrate giúp giảm cơn đau răng.
Ngoải ra, bạn có thể chà kem đánh răng có chứa fluoride lên răng và để qua đêm. Fluoride giúp khoáng hóa men, khiến răng yếu cứng chắc lại. Sau khi đã hồi phục, bạn nên giảm các loại thức ăn làm chuyển màu răng hoặc dùng các loại thay thế tốt hơn.
Chà gót chân
Miếng đá bọt chà chân có thể gây dị ứng. Ảnh: Vstock Llc
Miếng đá bọt rất tốt để tẩy bỏ da chết nhưng chà quá sâu có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Bạn cũng không nên dùng dao cạo lông để lấy đi da chết vì dễ gây trầy xước, mụn nước, dị ứng.
Cách xử lý: Nếu bị chảy máu, nên dùng kháng sinh bôi ngoài da như bacitracin và băng lại, không nên làm móng cho đến khi vết thương lành. Sau đó, bạn có thể dùng lotion chăm sóc bàn chân chứa hydroxy acid có thể làm chậm da chết tích tụ.
Làm phồng tóc
Các loại gel, xịt có thể khiến mái tóc mỏng trở nên có sức sống, khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng hoạt động trên nguyên lý làm tóc cứng bằng alcohol và polyme khiến cho tóc mất độ ẩm.
Cách xử lý: Mỗi tuần bạn nên gội một lần bằng dấm táo. Nếu vẫn muốn làm phồng, bạn sử dụng các loại thuốc tạo kiểu không chứa alcohol, hoặc chọn cách sấy ngược chân tóc.
Theo Zing News
Chăm sóc da kích ứng, xin đừng cuống! Đừng vội cuống lên khi thấy da bị "ốm", hãy chăm sóc nó thật từ tốn và dịu dàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên dị ứng và kích ứng da như: thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường. Biểu hiện chung của những làn da khi bị dị ứng, kích ứng thường là trên da xuất hiện những...