Cấm lưu hành, dừng đỗ xe cơ giới ở sân trường trong giờ học
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa yêu cầu tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các trường học cả nước sau vụ giáo viên đi xe trong sân trường gây tai nạn khiến 2 học sinh thương vong.
Hiện trường vụ tai nạn tại Sơn La khiến 2 em học sinh thương vong trong sân trường
ẢNH CTV
Theo uỷ ban này, gần đây, trên địa bàn cả nước diễn ra khá phổ biến tình trạng phương tiện xe cơ giới lưu hành hoặc dừng đỗ trái phép trong giờ học tại các khu vực sân trường, trên vỉa hè, lòng đường xung quanh cổng các trường học… gây mất trật tự, an toàn giao thông và uy hiếp an toàn tính mạng, tài sản của học sinh, giáo viên, người dân.
Video đang HOT
Điển hình là vụ tai nạn giao thông do xe taxi mang biển kiểm soát 30A – 702.54 gây ra ngày 1.12.2016 tại sân Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) khiến 1 học sinh bị gãy chân.
Đặc biệt là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra ngày 19.4, cô giáo Nguyễn Thị Hương lùi xe ô tô mang biển kiểm soát 26A – 054.29 trong sân Trường Tiểu học Vân Hồ (bản Pó Nhàng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) khiến 1 học sinh tử vong và 1 em khác bị thương.
Để chấn chỉnh kịp thời tình trạng vi phạm, gây mất trật tự, an toàn giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) các tỉnh, thành phố trong cả nước nghiêm cấm phương tiện xe cơ giới lưu hành hoặc dừng đỗ trái phép trong giờ học tại các khu vực sân trường, trên vỉa hè, lòng đường xung quanh cổng các trường học.
Bộ Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông – Vận tải nghiên cứu ban hành quy định hướng dẫn chung về đảm bảo an toàn giao thông nội bộ tại khu vực trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông.
Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cũng đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sở Giao thông – Vận tải các tỉnh, thành phố yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ khẩn trương rà soát, bố trí đầy đủ biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo và tổ chức giao thông an toàn trên các tuyến đường đi qua khu vực có trường học, đặc biệt là trong phạm vi 500 m, tính từ cổng các trường học.
Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo hiệu trưởng các trường học tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức giao thông tại các trường học từ bậc mầm non đến phổ thông trung học cho phù hợp, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của học sinh, giáo viên và người dân.
Theo thanhnien.vn
Bộ GD&ĐT tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước học sinh, sinh viên dịp hè 2018
Tai nạn đuối nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với học sinh, sinh viên nên việc đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn đuối nước (PCTNĐN) là nhiệm vụ được chú trọng, đặc biệt trong thời gian học sinh, sinh viên chuẩn bị nghỉ hè.
Ảnh minh họa/internet
Để chủ động đề phòng, hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng đối với học sinh, sinh viên trong dịp hè năm 2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về PCTNĐN học sinh, sinh viên.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc tuân thủ các quy định về PCTNĐN; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng PCTNĐN đối với học sinh, sinh viên.
Đối với các trường phổ thông, hàng ngày giáo viên dành 3-5 phút các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để quán xuyến, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng PCTNĐN trong thời gian học sinh nghỉ hè. Chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt..., nhằm đảm bảo an toàn cho HSSV.
Mặt khác phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước và tổ chức cảnh báo kịp thời. Xử lý, khắc phục, giải quyết khi có sự việc xảy ra và kịp thời báo cáo về Bộ GD&ĐT.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Cậu bé bị gãy chân ở trường Nam Trung Yên sẽ chuyển trường Sau 6 tháng đi với đôi chân chống nạng, phải tập luyện để chân đỡ teo và cứng cơ, vừa tập vừa khóc nhưng cậu bé Trần Chí Kiên vẫn giành điểm số khá cao cho học kỳ vừa rồi. Bé Trần Chí Kiên (lớp 2A4, trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội) chỉ có ao ước lớn nhất là được đi...