Cầm lòng không nổi với 6 món ăn trứ danh khi du lịch Châu Đốc
Du lịch An Giang đâu chỉ có mỗi cảnh đẹp, chùa chiềng hay đặc sản quen thuộc là ‘mắm’. Dạo vòng quanh thành phố Châu Đốc, bạn sẽ không khỏi xuýt xoa bởi những món ăn chỉ nghe tên thôi đã gợi tò mò, khi thưởng thức rồi thì chỉ biết nhớ mãi không thôi.
Cơm Nị Cà Púa là món ăn truyền thống của người Chăm ở An Giang. Đây thực chất chính là sự cộng hưởng của hai nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực của người Chăm thuộc miền Tây Nam Bộ – cơm nị và cà púa. Chính sự tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu và cách chế biến mà món cơm nị cà púa trở thành món ăn đặc trưng của người Chăm mà bạn nhất định phải thử khi du lịch Châu Đốc – An Giang.
Để làm được món ăn này, người nấu phải chọn lọc rất kĩ từ khâu chọn nguyên liệu, cơm nị phải chọn loại gạo thơm, có độ dẻo vừa phải, sau khi vo sạch sẽ được xào cùng bơ, quế và đinh hương để tạo mùi thơm. Tiếp đó, người ta trộn thêm chút dầu điều để tạo màu vàng ươm cho cơm. Khi nấu, nước dùng sẽ được pha cùng muối, cari và đường, chờ khi gạo chín thì rưới thêm nước cốt dừa. Chính nhờ sự cầu kì trong khâu đun gạo nên cơm nị khi ăn vừa thơm, vừa béo ngậy, rất đặc biệt.
Hạt cơm vàng, béo ngậy chan cùng nước cà púa cay the, đậm đà
Cà púa ăn kèm cơm nị cũng được chế biến chỉn chu không kém, người Chăm khi nấu món này thường chọn thịt bò tươi, được khử bằng gia vị và gừng để giảm mùi nồng đặc trưng của bò. Sau đó xào cùng cà ri, ớt, hành… cho đến khi thịt săn và thấm đều gia vị. Cuối cùng hầm nhừ cùng nước cốt dừa. Khi ăn, cà púa sẽ được rắc thêm chút đậu phộng rang, hành tím và dừa nạo.
Hai thành phần cơm nị và cà púa vốn khi đứng riêng rẻ đã rất đặc biệt, hấp dẫn. Bởi thế mà khi kết hợp lại trở thành một bản giao hòa ẩm thực hoàn hảo, kích thích vị giác.
Bún cá Châu Đốc
Bún cá vốn không quá xa lạ với người miền Tây, nhưng bún cá Châu Đốc lại có nét đặc trưng riêng khi nước lèo được nấu cùng với mắm ruốc hòa cùng vị ngọt của xương cá, khi ăn không hề tanh mà lại rất đậm đà, trọn vị. Bún cá khi ăn sẽ được ăn cùng với thịt heo quay, thịt cá tách xương, rau ăn kèm bún rất đa dạng nào là rau đắng, rau muống bào, hoa chuối… và đặc biệt nhất chính là bông điên điển – loại hoa quen thuộc được người miền Tây dùng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc. Nếu có dịp du lịch Châu Đốc, nhớ đừng bỏ qua món ăn trứ danh của vùng đất thiêng này.
Bún cá khi ăn sẽ được ăn cùng với thịt heo quay, thịt cá tách xương
Không ăn lẩu Trâu thì tức là chưa biết mùi An Giang, đây là món đặc sản cực kì nổi tiếng ở Châu Đốc. Thịt trâu tươi được nấu cùng xương, sả, ớt trái rất ngọt nước, dậy mùi thơm, ăn kèm với đủ loại rau tươi các loại. Khi ăn dùng kèm với bún tươi, mì tôm. Khi ăn, thịt trâu sẽ được chấm với nước cơm mẻ, vị ngọt dai của thịt kèm với vị chua chua, ngọt ngọt của cơm mẻ, chỉ thưởng thức ngay miếng đầu tiên thôi cũng đủ khiến thực khách “đứng hình” và không thể cưỡng lại sức hút của món ăn lạ miệng này.
Thịt trâu tươi được nấu cùng xương, sả, ớt trái rất ngọt nước, dậy mùi thơm, ăn kèm với đủ loại rau tươi các loại
Du lịch Châu Đốc nhớ ghé qua núi Sam để thưởng thức món bò bảy món bạn nhé. Đi dọc khu núi Sam, khi gọi bò bảy món, bạn sẽ được chiêu đãi combo gồm 7 món ăn được làm từ thịt bò, mà món nào cũng rất đặc sắc: lòng bò luộc, cháo đầu bò, bò đun bánh hỏi, bò xào lá vang, bò khía bánh mì, bò bít tết, bò lúc lắc. Thịt bò ở Châu Đốc chủ yếu được nuôi thả tự nhiên nên không chỉ thịt chắc mềm mà còn có vị ngọt tự nhiên nên dù có chế biến theo kiểu gì cũng rất ngon. Ngoài bò bảy món thì món bò xào lá giang cũng khá nổi tiếng ở vùng núi Sam, Châu Đốc. Thịt bò có vị ngọt quyện vị chua thanh của lá giang, thêm chút cay thơm từ tiêu bột, cay nồng từ ớt, béo ngậy của nước cốt dừa, khi thưởng thức rất “hao cơm”.
Bún nước kèn được xem là tinh túy của ẩm thực An Giang. Nước dùng bún có màu vàng tươi hơi ngã đục, nếu không tinh ý bạn có thể nhầm lẫn với cà ri. Điểm đặc biệt của bún kèn chính là nguyên liệu chế biến được nấu từ cá rô đồng, tạo độ ngọt thanh cho nước dùng. Để tăng thêm vị đậm đà, người ta cho thêm những gia vị như đinh hương, quế, bột cá, cà ri, đặc biệt là bột kroeung của người Khmer. Khi ăn, bún kèn sẽ được ăn kèm với các loại rau như xà lách, hoa chuối, lá quế….
Bún nước kèn được xem là tinh túy của ẩm thực An Giang
Video đang HOT
Khi du lịch Châu Đốc, bạn sẽ thấy dọc theo những trên đường thuộc địa phận An Giang có rất nhiều cây thốt nốt. Thân cây thốt nốt được người dân bản xứ tận dụng trong sản xuất công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, còn phần trái được dùng nhiều trong sản xuất đường hay làm nguyên liệu cho các món ăn, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là món bánh bò thốt nốt trứ danh.
Bánh bò thốt nốt chuẩn phải có màu vàng ươm tự nhiên, dậy mùi thơm của thốt nốt
Ngoài ra, bột để làm nên món bánh bò này cũng rất đặc biệt, bánh muốn ngon thì bột bánh phải được làm từ gạo Nàng Nhen – loại gạo chỉ canh tác được ở Bảy Núi, trái thốt nốt được làm bánh phải chọn loại cơm dày và không có mỏng cùi.
Bánh bò thốt nốt chuẩn phải có màu vàng ươm tự nhiên, dậy mùi thơm của thốt nốt, khi ăn được chan thêm chút nước cốt dừa để tăng thêm vị ngậy và béo.
Đặc sản Miền Tây Tổng hợp 10 món bạn nhất định phải thử
Đặc sản miền Tây có gì hấp dẫn? Miền Tây sông nước là một địa phương với nhiều món đặc sản vô cùng dân dã, mang đậm không khí quê hương.
Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực miền Tây, hoặc mua quà cho người thân sau chuyến du lịch, dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.
1. Đuông dừa - Đặc sản miền Tây
Mở đầu cho danh sách đặc sản miền Tây chính là đuông dừa, một món có thể nói rằng rất kén người ăn. Không phải ai cũng dám ăn đuông dừa, nhưng một khi đã ăn rồi thì hầu như ai cũng thấy ngon.
Đuông dừa là một loại ấu trùng có thân màu trắng, béo tròn núc ních. Chúng sinh sống chủ yếu trong ngọn của thân cây dừa, cây cau, cây chà là... những loại cây có rất nhiều ở miền Tây.
Đuông dừa ăn ngon nhất là khi chúng vẫn còn tươi sống
Thoạt nhìn, món đặc sản miền Tây này có vẻ khá đáng sợ; nhưng đây lại là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng, và rất sạch. Bên trong con đuông dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, C,...
Đuông dừa có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như đuông dừa chiên giòn, đuông dừa lăn bột,... Nhưng đuông dừa ăn ngon nhất là khi chúng vẫn còn tươi sống.
Khi khách ăn sống, những con đuông dừa sẽ được cho vào một bát hoặc đĩa nước mắm có nhiều ớt. Bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy, thơm thơm rồi tan ra trong miệng. Đây sẽ là một trải nghiệm thực phẩm vô cùng thú vị.
Lưu ý, nếu bạn dễ bị dị ứng thì không nên ăn món đặc sản miền Tây này.
2. Lẩu mắm
Nhắc đến đặc sản miền Tây mà không nhắc đến lẩu mắm chính là một thiếu sót rất to lớn. Đây chính là một món ngon trứ danh của Cần Thơ từ nhiều năm nay.
Mỗi khi đến mùa nước nổi, cá tôm sẽ theo dòng lũ ùa về. Khi đó, người dân miền Tây lại bắt đầu đi đầy ghe kéo lưới, để mang cá về làm mắm. Cũng chính vì lẽ đó, nếu bạn muốn trải nghiệm món lẩu mắm ngon đúng chuẩn vị đặc sản miền Tây; hãy đến đây vào thời gian mực nước sông dâng lên cao nhất; là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm.
Lẩu mắm là một món đặc sản miền Tây xuất phát từ Cần Thơ
Nguyên liệu được dùng để chế biến món đặc sản miền Tây hấp dẫn này chính là từ mắm cá linh, mắm cá lóc, hoặc mắm cá sặc,... Sự hòa quyện tuyệt vời của nước dừa, nước mắm và nước ninh xương chính là chìa khóa tạo nên vị thơm ngon mê hoặc mọi thực khách.
Ngoài ra, trong lẩu không thể không có tôm, mực, nghêu, sò, hến, vài khúc cá ba sa, cá lóc,... và một thứ vô cùng đặc biệt, nhất định phải có khi ăn lẩu mắm, đó là bông điên điển. Bông điên điển có màu vàng, chỉ cần trụng sơ qua nước lẩu trước khi ăn để giữ được vị của bông. Mùi thơm thơm; nhai giòn giòn ăn với lẩu mắm thì phải gọi là ngon tuyệt cú mèo!
3. Cá lóc nướng trui - Đặc sản miền Tây
Cá lóc nướng trui chính là một món đặc sản miền Tây vô cùng quen thuộc với người dân nơi này, cũng như nhiều "dân phượt" khi ghé qua đây.
Thớ thịt của cá lóc đồng dai dai, không bị bở. Khi nướng lên, cá vẫn giữ được nguyên vị ngọt nguyên bản của thịt. Cá lóc nướng trui thường được sử dụng làm mồi ngồi trong các cuộc vui của người dân; món đặc sản miền Tây cũng chiếm được cảm tình của vô số du khách khi đến ăn.
Cá lóc nướng trui là một món nhậu dân dã của người miền Tây
Khi ăn, bạn cần gạt đi lớp vỏ cháy đen bên ngoài để không bị đắng. Hiện nay, do biến đổi tình hình khí hậu và môi trường; cũng như nhu cầu của con người mà số lượng thủy sản thiên nhiên trở nên có hạn hơn, cá lóc đồng cũng ngày càng ít. Vì thế, đa số cá lóc đồng được chế biến trong nhà hàng để phục vụ cho khách đều là cá nuôi.
Món này thường được ăn cuốn với bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt, mắm nêm, hoặc ăn kèm rau thơm, xoài xanh,... Miếng cá lóc nóng hổi, vừa thổi vừa ăn được cuộn quanh bởi rau tía tô, xoài sống, thêm một chút nước mắm chua ngọt nữa thì đúng là "số dzách"!
4. Lẩu cá linh bông điên điển
Nếu bạn có dịp đến thăm miền Tây, đặc biệt là Đồng Tháp, Tiền Giang, hãy dành ngay một bữa để thưởng thức món đặc sản miền Tây lẩu cá linh bông điên điển nhé!
Ở miền Tây, cá linh thường được ăn vào mùa mưa; vì khi ấy số lượng cá tăng nhiều. Loài cá này có kích thước nhỏ bằng ngón tay cái, thân mình màu trắng bạc. Cá linh sau khi được làm mắm sẽ mang đi nấu lẩu.
Lẩu cá linh bông điên điển chua chua ngọt ngọt
Thịt cá trắng mềm, béo ngậy. Nước dùng của món đặc sản miền Tây này có vị chua thanh thanh và ngọt nhẹ, rất dễ khơi dậy vị giác của thực khách. Đặc biệt, lẩu cá linh không thể thiếu bóng dáng của bông điên điển. Món ăn mang lại một cảm giác quê nhà, gần gũi vô cùng; đặc biệt là khi vừa ăn lẩu, vừa xuýt xoa cái lạnh trong ngày mưa.
5. Bánh xèo miền Tây - Đặc sản miền Tây
Bánh xèo là một món bánh rất nổi tiếng của Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài biết đến và yêu thích. Ngoài miền Trung ra, miền Tây cũng là địa phương rất nổi tiếng với món bánh xèo.
Nếu bánh xèo miền Trung có khổ bánh nhỏ, giòn rụm, và mỏng; thì bánh xèo đúng chuẩn đặc sản miền Tây sẽ có vỏ dày hơn do tận dụng nguyên liệu từ trái cây miệt vườn, khổ bánh to tràn mặt chảo, và có độ thơm béo đặc trưng của nước cốt dừa.
Bên trong, phần nhân bánh chứa vô số loại nhân được lấy từ ruộng đồng như tép, ốc. Nhiều nơi làm bánh xèo còn có cả thịt mỡ. Không chỉ thế, nhân bánh xèo miền Tây còn có đậu xanh, củ sắn, giá đỗ,... vừa ngon, ngọt ngọt, bùi bùi, vừa nhiều chất dinh dưỡng.
Bánh xèo miền Tây ai ăn cũng ngất ngây
Bánh xèo cũng có thể dùng ăn chay với nhân là nhiều loại rau. Bởi vì phần vỏ bánh là gạo ngon được ngâm qua đêm cho mềm; rồi xay thành hỗn hợp bột mềm mịn. Sau đó, bột nghệ sẽ được sử dụng để pha chung với hỗn hợp bột xay tạo thành màu vàng ươm hút mắt. Ngoài ra, trứng gà và nước cốt dừa cũng được sử dụng để tăng độ thơm ngon của bánh.
Hiện nay, do khả năng "gây mê" thần sầu của bánh xèo, món đặc sản miền Tây này ngày càng được xuất hiện trong các quán ẩm thực miền Tây. Bạn cũng có thể tự làm bánh xèo ngay tại nhà dựa theo những hướng dẫn khá dễ làm với bột bánh xèo có sẵn.
6. Bún cá Châu Đốc
Khi đến An Giang, bên cạnh việc tham quan những cánh đồng thốt nốt, hoặc rừng tràm Trà Sư; bạn đừng quên thưởng thức món bún cá Châu Đốc nức tiếng nhé. Đây tuy là một món ăn mình dị, nhưng lại chứa đựng hương vị của một miền quê, tô đậm chất đặc sản miền Tây.
Nguyên liệu chính là những con cá lóc béo tròn tự nhiên sống ở các con sông, đồng ruộng; nên có hương vị rất thơm ngon. Nước dùng của bún có vị ngọt từ cá lẫn xương hầm của heo, pha với màu vàng của nghệ.
Bún cá Châu Đốc thơm ngon, bắt mắt
Để món ăn được ngon hơn thì cá phải không tanh. Chính vì thế, những con cá lóc được chọn phải đảm bảo còn tươi, không bị ươn. Sau đó cá sẽ được tẩm ướp kỹ càng với gia vị và bột nghệ.
Ngoài ra, nhiều nơi còn thêm vào bán bún cá vài miếng mực, phi lê cá; có quán thì lại có thêm miếng chả. Rau ăn kèm với món đặc sản miền Tây này thường là rau thơm, bắp chuối, bông điên điển. Mức giá trung bình nếu bạn ăn ngay tại Châu Đốc sẽ dao động trong khoảng 15.000 - 20.000 đồng cho một tô.
7. Bánh pía
Nếu nói đến những món bánh kẹo nổi tiếng là đặc sản miền Tây; bên cạnh kẹo dừa Bến Tre, bánh pía Sóc Trăng cũng là một món rất được nhiều người ưa chuộng; đặc biệt là hội những người đam mê sầu riêng.
Nguồn gốc của loại bánh này là từ những người Hoa đã mang theo chúng trong cuộc di dân đến miền Nam. Về sau, vì hương vị thơm ngon của nó; người ta đã quyết định sản xuất để kinh doanh rộng rãi hơn. Từ đó, món bánh pía Sóc Trăng đã trở thành một món đặc sản miền Tây nức tiếng.
Bánh pía là một trong những đặc sản miền Tây được nhiều người yêu thích
Để làm ra một thành phẩm ngon, tỷ lệ bột làm bánh và nhân bánh phải được tính toán kỹ lưỡng. Vì thế, chiếc bánh pía với phần nhân làm từ đậu xanh, trứng muối và sầu riêng thơm phức đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Lớp vỏ bánh dẻo, mềm mềm; phần nhân bên trong là khoai môn hoặc đậu xanh bùi béo; hương sầu riêng thơm nhẹ; kèm thêm một chút vị mặn của trứng muối,... Nếu bạn là một người hảo ngọt, loại bánh này đích thực sinh ra là dành do bạn.
Nhiều người cho rằng bánh pía và bánh lột da là một loại; nhưng người dân miền Tây đã xác định đó là hai loại bánh khác nhau hoàn toàn. Những loại nhân bánh thường được các vị khách ưa chuộng nhất là khoai môn, đậu xanh, sầu riêng. Đây sẽ là một món quà đặc sản miền Tây tuyệt vời dành tặng cho người thân của bạn đấy.
8. Bánh bò thốt nốt - Đặc sản miền Tây
An Giang là vùng đất vô cùng nổi tiếng về thốt nốt. Vì thế, đường thốt nốt luôn được tận dụng để chế biến trong nhiều món ăn; đặc biệt là các món bánh và món kho.
Trong đó, một trong những món ăn nổi bật làm từ loại đường này mà ai cũng biết chính là bánh bò thốt nốt; đây cũng là một món đặc sản miền Tây vô cùng đặc sắc.
Bánh bò thốt nốt An Giang là một đặc sản miền Tây vô cùng đặc sắc
Chiếc bánh bò núng nính, được làm từ bột rất dẻo và thơm. Kích thước của bánh thông thường chỉ khoảng một phần ba nắm tay, cắn vài miếng là hết. Tuy nhiên, hương vị thơm ngon lưu trong khoang miệng sau khi ăn khiến người khác vô cùng thích thú, và dễ gây nghiện.
9. Nem Lai Vung
Một món đặc sản miền Tây nữa vô cùng nổi tiếng bắt nguồn từ làng nghề Lai Vung - Đồng Tháp, đó chính là nem Lai Vung.
Món đặc sản miền Tây này được làm từ bì và thịt heo nạc sau khi đã được lọc sạch mỡ. Thịt nạc heo sau khi lóc mỡ sẽ được cho vào cối đá xay nhuyễn với gia vị nhưng đường, muối,... Về phần bì heo (da heo) sẽ được cắt sợi thật mảnh, nhỏ rồi trộn với thính (gạo rang xay nhuyễn).
Sau các công đoạn đó, thịt nạc, bì sẽ được trộn lẫn với tiêu, ớt và lót kèm lá vông, tỏi, lá ổi rồi gói lại bằng lá chuối bên ngoài cùng tạo nên một món đặc sản miền Tây hấp dẫn. Nem thành phẩm sẽ có màu đỏ hồng vô cùng đẹp mắt.
Đến miền Tây đừng quên mua nem Lai Vung
Khi ăn, vị chua, cay, mặn, ngọt được phối hợp hài hòa. Món ăn này rất thích hợp để "đánh chén" trong những buổi tụ tập bạn bè. Vì thế, đến miền Tây thì đừng quên mua nem Lai Vung nhé!
10. Kẹo dừa Bến Tre
Nếu được hỏi đến miền Tây mua món gì về làm quà; có lẽ điều nảy ra đầu tiên trong suy nghĩ của nhiều người chính là một món đặc sản miền Tây đến từ "xứ dừa" Bến Tre - kẹo dừa.
Kẹo dừa Bến Tre là một món đặc sản miền Tây nổi tiếng cả nước
Nguyên liệu chính để là ra một chiếc kẹo dừa thơm ngon chính là cơm dừa, nước cốt dừa, mạch nha, và đường. Để làm ra những chiếc kẹo dừa hảo hạng, những trái dừa được chọn phải là loại dừa ngon. Mạch nha phải được nấu từ loại nếp sạch, chín đều, hạt mẩy. Sau khi ăn, vị thơm của dừa sẽ lưu lại nơi cuống họng.
Hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu khẩu vị của khách hàng, món đặc sản miền Tây kẹo dừa đã được ra mắt với nhiều phiên bản hương vị khác nhau. Ví dụ như kẹo dừa dẻo nước cốt dừa; vị cacao; vị đậu phộng; vị cacao sầu riêng...
Người miền Tây dễ thương thật. Đến cả các món đặc sản của họ cũng bình dị, chân chất như chính những con người đáng yêu của vùng đất này. Trên đây là danh sách gợi ý những món đặc sản miền Tây mà bạn nhất định phải thử. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn!
Đến An Giang đừng quên thưởng thức những món ngon 'bá cháy' này Bún cá, bánh xèo, cơm tấm, lẩu mắm, cá linh, bò leo, xôi phồng, gà đốt, tằm bì đều là những món đặc sản nổi tiếng. An Giang trải hai bên bờ Hậu Giang, có núi có sông, đất bằng trù phú, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Chăm, Khmer... Nguyên liệu phong phú và sự giao...