Cảm động cô giáo rao bán nhà, đi nhặt rác chữa bệnh cho chồng
Cô giáo Vương Thị Thùy cười mà nước mắt cứ rơi: “Đồng nát, lau nhà, ô sin làm gì kiếm được đồng tiền lương thiện nuôi chồng bị bệnh ung thư tôi làm hết…”.
Rao bán nhà, đi nhặt rác
Tới nhà gặp cô Thùy lúc trời quá trưa. Ngôi nhà nhỏ nằm ven đường Phù Sa, phường Viên Sơn, TX Sơn Tây (Hà Nội). Nhà nhỏ mái lợp fibro xi măng, ngoài cổng là hai chữ “Bán nhà” kèm số điện thoại của cô.
“Thời điểm này nhà đất trầm lắng. Người mua biết mình có chồng ốm, nợ nhiều nên nhà rộng 80m2 mà họ trả chỉ 500 triệu. Nếu vừa bán vừa cho cũng phải hơn thế một hai giá” – cô Thùy cho hay. Bán được nhà cô sẽ dắt con về ở nhà bà nội cách đó 7km (ở làng Đường Lâm).
Tin dữ đến với cô ngày 27/11/2012 khi hàng xóm cho hay anh Phạm Văn Mạnh (chồng cô) sắp nguy rồi vì đi ngoài ra máu. Từ quê ngoại Ứng Hòa (Hà Nội) cô vội vã về đưa chồng đi cấp cứu. Tại đây, bác sĩ phát hiện anh Mạnh có khối u lớn. Mẫu bệnh phẩm được gửi đi bệnh viện K (Hà Nội) xét nghiệm.
Cô gần như suy sụp khi nhận kết quả chồng bị ung thư đại tràng giai đoạn 3… Những ngày sau đó cô phải theo chồng ra bệnh viện K điều trị, truyền hóa chất. Định kỳ một tháng 2 lần, mỗi lần từ 5-10 ngày.
Anh Mạnh nằm viện, việc dạy tại Trường THCS Trung Hưng (TX Sơn Tây) phải dừng lại. Tất cả trông vào lương GV mỹ thuật của cô tại Trường TH Viên Sơn mỗi tháng 3 triệu đồng.
Từ ngày chồng ốm đến nay tiền vay mượn đã đã đội lên gần 700 triệu đồng…
Thành quả sau buổi đi nhặt rác, cân đồng nát của cô giáo Vương Thị Thùy. (Ảnh: Văn Chung)
Thương chồng, xót con cô chẳng còn cách nào ngoài treo biển bán nhà lo trang trải nợ nần. Cũng từ khi chồng đau ốm, sáng lên lớp, chiều cô đội nón đạp xe đi nhặt rác, mua đồng nát quanh thị xã.
Video đang HOT
Ngày nào đi cùng chồng đi điều trị thì mang xe đạp vào trung tâm thành phố hành nghề. Ai thuê làm ô sin, lau nhà, quét vôi cô cũng nhận. Buổi tối cô nhận kèm thêm vài trẻ hàng xóm môn mỹ thuật, một tuần 2-3 buổi
Cô tâm sự: “Những buổi đi đồng nát thường chỉ được lãi 20.000 đồng – 30.000 đồng. Có buổi nào may mắn người ta thương tình cho ít sắt vụn hay vỏ chai nhựa, giấy thừa. Dạy kèm trẻ mình chỉ lấy 10.000 đồng – 15.000 đồng/2 tiếng dạy/1 cháu, dạy để giữ lửa đam mê nên thu nhập cũng chẳng là bao…”
Không gục ngã
Gia đình nội ngoại hoàn cảnh khó khăn, những ngày ốm đau ông bà hai bên chỉ giúp vợ chồng cô chăm con nhỏ, lo cho các cháu bữa ăn giấc ngủ.
Chị như con thoi chạy từ Sơn Tây lên bệnh viện K rồi qua nhà nội, ngoại với các con. Nhà anh ở Đường Lâm (TX Sơn Tây) cách nhà chị ở Ứng Hòa gần 80km…
Vất vả và lo toan khiến cô già hơn nhiều so với tuổi 33 của mình. “Nhiều đêm nằm viện trông chồng mà nước mắt cứ rơi, rồi nghĩ quẩn. Nhưng thương chồng, con cô lại gắng gượng vượt” – cô nói.
Cô giáo Vương Thị Thùy bên con trai Phạm Trường Thành. (Ảnh: Văn Chung)
Ngồi ôm cậu con trai lớn Phạm Trường Thành (8 tuổi), cô tâm sự: “Anh Mạnh bảo thôi cho anh về nhà nằm chờ chết, đằng nào cũng không cứu được. Mình cười khích anh “vợ trẻ, con ngoan thế này mà anh đi đâu. Có người không ốm đau tự nhiên tai nạn ra đi. Có người bệnh tật nhưng sống vài chục năm. Anh mà đi có người lấy em đấy”. Anh nắm tay vợ, nhìn âu yếm “thôi, tùy em”.
Nhận xét về đồng nghiệp, Hiệu trưởng Trường TH Viên Sơn Đào Kim Oanh xúc động: “Cô Thùy là giáo viên có chuyên môn vững, một tấm gương sáng về nghị lực. Những ngày đầu chồng đi trị xạ cô được trường tạo điều kiện bố trí người dạy thay. Nhà trường cũng trích quỹ vòng tay đồng nghiệp để chia sẻ khó khăn với gia đình cô”.
Tuy nhiên với đồng lương giáo viên ít ỏi, quãng đường phía trước với cô Thùy còn nhiều gian nan.
Nhưng, giờ chỉ mong chồng khỏe, bệnh không tái phát hay nặng thêm….”Vất vả thế nào tôi cũng cam lòng chỉ mong anh ở lại với vợ con thật lâu….” – chị nghẹn ngào.
Theo Vietnamnet
Mảnh đất lắm người nhiều rác
Xin nói ngay, đó là xã Ngư Lộc, H.Hậu Lộc (Thanh Hóa). Diện tích của xã vỏn vẹn chưa đầy nửa ki lô mét vuông nhưng đang có gần 17.000 con người (3.200 hộ) chen chúc...
Chết không có đất chôn
Nhiều con ngõ nhỏ đến mức chỉ có thể chạy vừa một xe máy
Có người nói mật độ dân số ở Ngư Lộc cao nhất thế giới. Điều đó thì chưa ai xác tín, nhưng chắc chắn đây là một trong những nơi có mật độ dân số đông nhất VN. Do đất chật, người ngày càng đông, nên qua năm tháng những ngôi nhà của người dân dần được chia nhỏ ra để các thế hệ tá túc, mưu sinh. Vì thế, ở Ngư Lộc phổ biến là những căn nhà rộng chừng hơn 30 m2 cho 6 nhân khẩu sinh sống. Nhiều ngôi nhà chỉ rộng hơn 20 m2, thậm chí chưa đầy 10 m2 chen chúc bên những lối đi chật hẹp, ngoằn ngoèo.
Theo chân ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, vào thăm ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nu ở thôn Thắng Lộc, tôi không thể hình dung vùng quê lại có ngôi nhà bé đến thế. Trong căn nhà rộng chưa đầy 6 m2 cho 3 nhân khẩu sinh sống, bà Nu làm một cái gác xép ọp ẹp bằng gỗ để con gái và cháu ngoại ở. Trong nhà chỉ có một chiếc giường đơn kê ở giữa làm nơi ăn cơm, tiếp khách, vừa là nơi bà Nu ngủ nghỉ. Việc bếp núc, nấu ăn được bà bố trí ngay trước thẻo hè rộng cỡ 2 gang tay. Ngày nắng thì không sao, nhưng mưa xuống là vô cùng khổ sở. Còn việc tắm giặt, tiểu tiện, 3 mẹ con, bà cháu phải... sang nhờ hàng xóm. Vừa dịch người vào phía cuối giường nhường chỗ cho khách, bà Nu vừa phàn nàn: "Khổ lắm các bác ạ. Việc ăn ở quá chật chội đã đành, đến chuyện đi vệ sinh cũng cơ khổ. Đi nhờ quanh năm nên cũng nể hàng xóm lắm. Vậy nên lâu nay cứ khi nào có nhu cầu là cả nhà tôi phải kéo nhau ra... biển. Mà chả riêng gì tôi, ở cái xã này có ối nhà vẫn phải ra biển để đại tiểu tiện như ngày xưa thôi".
Ở Ngư Lộc phổ biến là những căn nhà rộng chừng hơn 30 m2 cho 6 nhân khẩu sinh sống. Nhiều ngôi nhà chỉ rộng hơn 20 m2, thậm chí chưa đầy 10 m2 chen chúc bên những lối đi chật hẹp, ngoằn ngoèo
Chợt nhớ khoảng mười năm về trước, Ngư Lộc lúc đó tuy là xã giàu nhất của H.Hậu Lộc nhưng oái oăm là chỗ ở và điều kiện sống của người dân lại hết sức khó khăn. Toàn xã với 3.200 hộ, nhưng số nhà vệ sinh chưa có nổi 1.000 cái. Thế là bãi biển thành nơi phóng uế của hàng nghìn người dân. Giờ đây, số lượng nhà vệ sinh trong xã đã tăng hơn nhiều so với mười năm trước, nhưng vẫn còn 20% số hộ chưa có nhà vệ sinh. Vậy nên cái việc phải "đưa mông ra khơi" mỗi sáng mỗi chiều của người dân Ngư Lộc không biết bao giờ mới chấm dứt. "Nhà nước, các tổ chức quốc tế cũng đã từng hỗ trợ mỗi hộ gia đình 3 triệu đồng để làm nhà vệ sinh. Nhưng do đất quá chật, các gia đình không có chỗ để làm", ông Ngữ phân bua.
Sống chật chội, bí bách là vậy, khi chết vẫn không hết khổ. Lúc ấy, con cháu, người thân phải cạy cục nhờ vả xin mua đất để chôn cất người chết. Không có nghĩa địa, việc chôn cất người chết ở Ngư Lộc từ bao đời nay đều phải nhờ đất của hai xã Đa Lộc và Hưng Lộc kế bên, nên cũng nảy sinh rất nhiều phiền lụy. Thậm chí, đã không ít lần người dân Hưng Lộc, Đa Lộc ngăn cản không cho người Ngư Lộc mang người chết đến chôn, dẫn tới xô xát. Vậy nên, nhiều gia đình ở Ngư Lộc vừa phải vất vả mưu sinh, vừa phải tích cóp tiền bạc để sang các xã lân cận mua sẵn đất nghĩa địa phòng khi cha già mẹ héo.
Dù chật chội là thế, nhưng do tập quán bám biển mưu sinh nên người dân không muốn rời làng đến nơi ở mới. Họ cam chịu, cố bám trụ, dẫn đến giá đất bị đẩy lên cao, đắt hơn nhiều nơi ở Hà Nội. "Bình quân mỗi mét vuông ở khu vực có đường lớn l
20 - 35 triệu đồng; trong ngõ ngách phải lách xe, nghiêng người để đi cũng 3 - 5 triệu đồng. Toàn xã có 7 thôn thì mỗi thôn chỉ có chừng hơn 100 m2 đất là nhà văn hóa, không có đất dành cho khu vui chơi, giải trí cho người dân, trẻ nhỏ. Hai trường học phải chung một sân tập thể dục. Nhiều hộ dân ở Ngư Lộc có điều kiện mua sắm ô tô riêng, nhưng đường hẹp, không có nơi để xe, nên đành đi xe máy", ông Ngữ thở dài.
Sống chung với... rác
Hôm chúng tôi trở lại Ngư Lộc, không khí oi nồng, ngột ngạt sau cơn mưa giông vụt ngang qua cửa biển. Mùi cá, mắm tanh tao bốc lên quyện với hơi đất khét lẹt khiến cho những người lần đầu đến đây đều choáng váng. Nhưng kinh hãi nhất chính là mùi xú uế của rác, phân người từ mép biển bốc lên, theo gió biển xộc vào trong làng, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm...
Hàng nghìn mét khối rác thải bốc mùi hôi thối chất thành đống dọc bãi biển Ngư Lộc - Ảnh: Ngọc Minh
Đứng trên con đê bê tông, cũng là tuyến giao thông chính của Ngư Lộc chạy dọc biển, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người dân phải bì bõm lội trên những núi rác thải dọc mép nước, đưa hải sản từ tàu cá lên bờ. Từng đám trẻ con hồn nhiên chạy nhảy trên rác. Chốc chốc lại có đứa lội ào xuống làn nước biển đen kịt tanh nồng tắm táp. Thi thoảng, chúng tôi còn gặp cảnh người dân thản nhiên ngồi phóng uế ngay mép nước...
Ông Ngữ vừa dẫn chúng tôi đi dọc mép đê ngập rác, vừa cảnh báo cẩn thận kẻo giẫm phải... "mìn". Rồi bằng cái giọng oang oang của người dân vùng biển, ông giãi bày: "Tất cả những thứ ô nhiễm, những sinh hoạt phản cảm này cũng do đất chật, người đông mà ra cả. Đất chật đến mức muốn làm cái nhà vệ sinh cũng không có chỗ thì lấy đâu ra nơi để làm bãi rác. Biết là bà con đang hằng ngày gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng không xả rác xuống biển thì chúng tôi biết đổ đi đâu...".
Từ lâu đời, cuộc sống của người dân Ngư Lộc phụ thuộc hoàn toàn vào biển. Nay cả xã có 315 tàu, thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi, thu hút trên 2.500 lao động trực tiếp. Kéo theo đó là các dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ thương mại phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm. Người càng đông, kinh tế càng phát triển thì lượng rác thải càng tăng. Theo thống kê của UBND, mỗi ngày người dân Ngư Lộc thải ra môi trường gần 7 tấn rác thải rắn và tất cả đều... đổ ra biển vì không có bãi rác tập trung. Hàng nghìn mét khối rác thải cứ thế dồn ứ, chất thành đống dọc theo mép biển.
Rác người thải ra, cộng với những năm gần đây nước biển dâng cao đầy nước thải sinh hoạt và sản xuất ứ đọng ở hệ thống cống rãnh trong làng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Dù chưa có số liệu thống kê chi tiết, nhưng ông Ngữ bảo có rất nhiều người thường xuyên mắc các chứng bệnh tiêu chảy, đau mắt, viêm đường hô hấp... Trước thực trạng trên, chính quyền Ngư Lộc đã nhiều lần đề nghị các cấp, ngành hỗ trợ, tạo quỹ đất để xã xây dựng một bãi rác, nhưng chưa được. "Huyện cũng đang xây dựng một bãi rác tập trung ở xã Minh Lộc sát ngay bên cạnh Ngư Lộc, nhưng chả biết đến bao giờ mới xong. Cấp trên thì liên tục gửi công văn hối thúc địa phương phải xử lý ô nhiễm, không được đổ rác xuống biển. Nhưng thử hỏi không đổ xuống biển thì chúng tôi mang rác đi đâu bây giờ", ông Ngữ than thở.
Trước những khó khăn về đất đai, môi trường, chính quyền và người dân Ngư Lộc đã nhiều lần đề nghị cấp trên điều chỉnh quy hoạch, cắt một phần đất của các xã lân cận cho Ngư Lộc làm đất ở, bãi rác; đầu tư xây dựng các khu nhà xã hội bán cho dân vì nhu cầu tách hộ ở đây quá lớn, hoặc mạnh dạn quai đê lấn biển để tạo quỹ đất cho địa phương... Nhưng mọi kiến nghị của Ngư Lộc đều rơi vào im lặng. Mà những giải pháp, những kiến nghị mang tầm vĩ mô ấy, chắc chắn một mình xã Ngư Lộc không làm nổi... Trước mắt, để xử lý nạn ô nhiễm môi trường, gần đây UBND xã thu mỗi nhân khẩu 7.000 đồng/tháng thuê xe chở rác đi nơi khác tiêu hủy, đồng thời vận động người dân không đổ rác thải ra biển nữa. "Cuộc sống của người dân vốn đang quá khó khăn, giờ lại phải cõng thêm khoản phí xử lý rác thải, nên không biết cách này có thể kéo dài được bao lâu. Chỉ sợ ít hôm nữa dân lại đổ rác ra biển vì không có tiền thuê xe ô tô chở đi đổ...", ông Ngữ lo lắng.
Ngọc Minh
Theo TNO
Bàng hoàng cô giáo uống nước rửa chén tự tử Người dân xóm nhỏ giáo xứ Vĩnh Trung đến giờ vẫn không khỏi bàng hoàng và xót thương trước sự ra đi đột ngột của một cô giáo chưa tròn 23 tuổi. Hàng xóm, bạn bè đến đưa tiễn cô giáo Thu... Giận chồng, vợ uống "thuốc" tự tử... Chúng tôi tìm về thôn 1C, xã Cư Evi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc...