Cảm động câu chuyện của mẹ, của bà…
TTO – Một người mẹ, một người bà lặn lội từ quê lên Sài Gòn chỉ để gặp chút, động viên con cháu trong giây lát rồi lại vội vã trở về quê ngay trong ngày.
Cô Nguyễn Ngọc Ẩn chờ con trong lo lắng – Ảnh: Văn Tiên
Tình gia đình trong những ngày thi cũng phải vội vã, gấp gáp như những cơn mưa bất chợt ở thành phố này.
Ngồi lặng lẽ hơn 8 tiếng từ sáng đến chiều ở một góc cổng trường THPT Võ Thị Sáu – Q.Bình Thạnh suốt ngày 1-7, cô Nguyễn Ngọc Ẩn (55 tuổi) tỏ ra ái ngại khi tiếp xúc với mọi người. Đây là lần thứ hai cô lên thành phố, mọi thứ đối với cô đều mới lạ, Ngồi xe buýt hơn 3 tiếng đồng hồ từ xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai để lên tiếp sức tinh thần cho đứa con trai thứ hai của mình.
Con buồn, mẹ chẳng muốn về
Cô có hai người con trai, con lớn năm nay đã 22 tuổi, làm công nhân cho một công ty ở quê với mức lương rất thấp. Cô tâm sự: “Nhà cô cả hai vợ chồng đều làm công nhân, chỉ đủ tạm sống qua ngày. Đứa con trai lớn vì không có tiền cho ăn học nên phải nghỉ học sau khi đậu tốt nghiệp lớp 12. Niềm hi vọng của gia đình cô đều đặt vào đứa thứ hai, dù có khó khăn, vất vả nhưng cô cũng cố gắng cho nó ăn học đến nơi đến chốn”.
Đỗ Hữu Nhân – con trai thứ hai của cô dù gia đình khó khăn, không đi học thêm nhưng cả 11 năm (từ lớp 2 đến lớp 12) đều đạt học sinh giỏi. Để đưa con đi thi, cả hai vợ chồng cô phải xin nghỉ phép ở công ty. Chồng của cô đưa con lên thành phố từ hôm trước để làm thủ tục dự thi, tìm được phòng trọ với giá 40.000 VNĐ/người/ngày.
Hôm sau cô lên và hành trang mang theo là bịch đồ ăn. Chỉ đơn giản là bữa cơm đạm bạc nhưng cô muốn tự tay mình nấu cho con trai những món ăn mà nó yêu thích để tiếp thêm tinh thần. Vừa nhìn thấy con bước ra khỏi phòng thi, cô vội vã hỏi thăm con của mình.
“Buổi sáng nó thi tốt, ra hỏi chuyện còn nói mấy câu. Lúc nãy thấy mặt nó rất buồn, không biết có làm bài được không. Nhìn thấy nó, cô chẳng muốn đi về, chỉ muốn ở lại với con mà thôi”, cô buồn bã tâm sự.
Video đang HOT
Không kịp tiễn con trai về phòng trọ, cô đã phải vội đi bộ để kịp bắt tuyến xe buýt quay về TP. Biên Hòa rồi lên Vĩnh Cửu để sáng mai tiếp tục đi làm. Cô nói, dù rất muốn ở lại với con, chăm sóc cho đứa con trai của mình nhưng cô không còn cách nào khác, chỉ biết trông chờ hai cha con trên này ở lại thi tốt để đạt được kết quả như mong muốn.
Hai bà cháu bà Vân mừng mừng tủi tủi khi gặp mặt nhau sau giờ thi – Ảnh: Hải Quân
Bà ngoại muốn cháu bất ngờ thiệt… bự
Vì muốn gặp mặt, động viên cháu ngoại mình thi tốt tại kỳ thi THPT quốc gia, bà Nguyễn Thị Mỹ Vân (64 tuổi), ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã một mình đón xe đò lên TP.HCM. Cháu của bà Vân là em Nguyễn Thị Mỹ Phụng, học sinh Trường THPT Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Năm nay, Phụng dự thi ở điểm thi Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Bà Vân, chia sẻ: “Mấy năm trước, cháu nó còn hay về thăm tui. Nhưng năm nay, do bận học ôn thi nên nó không về được. Tui nhớ nó lắm. Trước lúc nó đi thi, tui ở dưới Tiền Giang ngày nào cũng thấp thỏm gọi điện hỏi xem cháu nó ôn tập, ăn uống thế nào. Hỏi nó có cần bà lên không? Nó không cho tôi lên vì sợ tui mệt. Đến hôm nó thi, tôi không ngồi yên được nên quyết định bắt xe đò lên đây để ôm nó một cái và xem cháu nó thi cử thế nào”.
Bà bắt xe đò lên Sài Gòn. Khi tới bến xe, bà Vân bắt vội xe buýt đến điểm thi để chờ cháu từ trưa tới chiều trong ngày thi đầu tiên. Bà nhất định không gọi điện cho em Phụng và bố mẹ của em vì muốn “tạo cho em nó một bất ngờ thiệt bự”.
Trong khi bà Vân mòn mỏi đợi cháu ở cổng chính thì em Phụng lại ra cổng sau để người thân chở về. “Con bé cao to, dễ nhận ra lắm. Tôi canh cổng từ lúc thí sinh đầu tiên ra tới giờ mà vẫn chưa thấy nó. Không lẽ nó không nhìn thấy tôi”- bà Vân buồn bã vì chưa gặp được cháu mình sau buổi thi môn ngoại ngữ.
Do Mỹ Phụng không ở trọ tại thành phố mà được bố mẹ chở về nhà Nhơn Trạch (cách địa điểm thi khoảng 20 cây số) sau mỗi ngày thi. Do đó, buổi tối của ngày thi đầu tiên, bà Vân đành đón xe buýt về nhà bà con tại Thủ Đức, chờ buổi thi ngữ văn hôm sau để “gặp bằng được cháu”.
Sáng sớm 2-7, bà Vân đã có mặt ở cổng sau của điểm thi để đợi cháu. Cả buổi thi, bà cứ đứng ngồi không yên chỉ mong nhìn thấy và chúc mừng cháu mình ra khỏi phòng thi. Hết lượt thí sinh này, rồi thi sính khác đi ra, bà vẫn chưa gặp được cháu. Bà liên tục đi ra, đi vào trước barrie giới nghiêm khu vực thi.
Và cuối cùng, bà như vỡ òa khi nhận ra cháu mình. Hai bà cháu tay bắt mặt mừng trong niềm hân hoan. “Cháu có mệt lắm không? Sáng nay làm bài tốt chứ? Đi ăn trưa với bà rồi đợi người đến đón nhé!…”, bà Vân vừa hạnh phúc, vừa liên tục hỏi Phụng.
Mỹ Phụng cũng không giấu được niềm vui, chia sẻ: “Em bất ngờ lắm, bữa bà gọi đòi lên thăm em nhưng bà già rồi, sức khỏe lại yếu nên em không muốn bà lên thăm, sợ bà mệt”.
Sau khi gặp được cháu, bà Vân vội vã thu xếp lên xe đò về lại Tiền Giang.
Theo TTO
Giải mã 2 rắc rối lớn liên quan đến chuyện đi tiêu của bạ
Những thay đổi nhỏ xung quanh chuyện đi tiêu của bạn có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư nào đó bên trong hệ tiêu hóa, bài tiết.
Bất cứ ai cũng đã từng có thời điểm phải đối mặt với chuyện đi tiêu của mình. Và cho dù có rất ngại ngùng đi nữa thì bạn cũng không thể bỏ qua những thay đổi nhỏ xung quanh chuyện đi tiêu của mình vì nó không những đe dọa sự bất ổn trong cơ thể bạn mà còn có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư nào đó bên trong hệ tiêu hóa, bài tiết.
Những gì bạn ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc đi tiêu của bạn. Nếu ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ đi tiêu dễ dàng hơn nhiều. Chất xơ hoạt động như một chất keo để giữ tất cả mọi thứ với nhau. "Keo này thực ra là một loại acid béo được hình thành khi chất xơ được lên men bằng vi khuẩn cư trú trong ruột", Tiến sĩ Anish Sheth - đồng tác giả cuốn The Book of Poo, a Spotter's guide giải thích. Vì khi thức ăn vào dạ dày, một lượng axit và enzym được tiết ra để phân hủy protein. Phần thức ăn còn lại sẽ được đẩy vào tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) để được phá vỡ nhiều protein, tinh bột và chất béo hơn. Qua ruột non, phần thức ăn được chuyển xuống ruột già là một trong hai thứ: chất thải hoặc chất xơ (nếu cơ thể không tiêu hóa được phần thức ăn đó). Ruột già có chức năng hấp thụ nước từ những phần thức ăn khó tiêu hóa còn lại như chất xơ hay tinh bột, sau đó đưa chất thải ra khỏi cơ thể.
Hai vấn đề chính liên quan đến chuyện đi tiêu bao gồm: táo bón và tiêu chảy.
Khi bị táo bón
Khi phần thức ăn khó tiêu hóa còn nằm trong ruột, ruột sẽ tiếp tục tách nước ra khỏi nó. Vì vậy, khi chất thải nằm trong ruột càng lâu, nó sẽ trở nên dày và đặc hơn. Khi bị táo bón, phần chất thải đó sẽ đóng thành một khối và dẫn đến táo bón khi đi tiêu.
Ảnh minh họa
Táo bón tuy không được liệt kê vào một trong những bệnh nguy hiểm nhưng việc đi đại tiện, hậu môn rách và chảy máu... thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Nghiêm trọng hơn, những động tác rặn của hậu môn để đẩy phân ra còn có thể dẫn đến các chứng bệnh đau đớn hơn, khó trị liệu hơn như trĩ và cao huyết áp.
Khi đã bị táo bón mà ăn nhiều chất xơ thì sẽ càng làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn. Để giảm tình trạng táo bón, bạn nên ăn bánh mì trắng và mì ống để làm mềm chất thải và dễ đi tiêu hơn. Bạn cũng nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng này. Ngoài ra, bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc nhất định trong ngày, lúc mà bạn có đủ thì giờ. Thường sau một bữa ăn là tốt nhất.
Khi bị tiêu chảy
Tiến sĩ Mansberg cho biết các virus là thủ phạm khiến chúng ta bị tiêu chảy. Virus này gây ra nhiễm trùng kéo dài trong hai ngày và đôi khi được gọi là "nhiễm khuẩn đường ruột" hoặc "nhiễm khuẩn dạ dày". Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn.
Chu kì kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Giáo sư Bolin giải thích rằng: "Mỗi phụ nữ sẽ sản xuất hormone sinh sản khác nhau trong thời gian kinh nguyệt, những hormone này phản ứng với ruột, và có thể gây tiêu chảy".
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy có thể bao gồm: Bụng đầy hơi ,đau âm ỉ hoặc đau quặn lại; phân lỏng, không thành khuôn; phân dạng nước; cảm giác không kìm được khi đi ngoài; buồn nôn và nôn; có máu, chất nhầy hoặc thức ăn không tiêu trong phân...
Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ, bệnhcó thể tự khỏi mà không phải can thiệp. Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài hoặc kèm theo sốt kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Theo VNE











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Trường hợp của Suzy": "Án tử" ai nghe đến cũng sợ khiếp
Nhạc quốc tế
15:07:46 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025
Ngắm vẻ đẹp của dàn hoa khôi bóng chuyền U21 Việt Nam
Sao thể thao
14:57:47 21/05/2025
Phương Mỹ Chi lén xuất ngoại vẫn gây sốt, 1 Em xinh vô tình gặp hoạ, được ưu ái?
Sao việt
14:54:45 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
14:08:37 21/05/2025
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?
Phim việt
14:07:44 21/05/2025
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025