Cắm đầu vào điện thoại – hình ảnh quen của một thế hệ
Hình ảnh ai ai cũng cắm đầu vào điện thoại ở mọi nơi trở nên… “thường thôi!” ở các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại các đô thị lớn như TP.HCM, TP.Hà Nội… hiện lên đến 84%. Không ngoa khi nói, thị dân đang sống phụ thuộc vào phương tiện cầm tay này.
Chuyện dùng điện thoại thông minh đối với học sinh, nhất là học sinh thành thị đã trở thành bình thường. Tại một nhà sách ở Q.3, TP.HCM, trong khi các bạn đồng trang lứa đọc sách, cậu học trò này chăm chú vào điện thoại.
Hình ảnh dễ thấy ở quán xá hiện nay. Thay vì tán gẫu hoặc cầm tờ báo đọc, mỗi người cầm từ một đến hai chiếc điện thoại thông minh để đọc tin tức, vào mạng xã hội, trò chuyện qua mạng… thi thoảng mới ngước lên nói chuyện với người ngồi cùng bàn.
Nhiều phụ huynh thường “giao phó” con em mình cho chiếc điện thoại thông minh để rảnh tay làm việc. Dù rằng, đã có nhiều cảnh báo về việc trẻ em sẽ xa cách với cha mẹ, trở nên cáu kỉnh, khó bảo, tăng khả năng bị bệnh tâm thần… nếu suốt ngày “làm bạn” với điện thoại.
Video đang HOT
Khung cảnh người người chúi đầu vô điện thoại gây cảm giác lạnh lùng xa cách, không khó gặp ở những nơi công cộng như rạp chiếu phim, trường học, nhà ga, quán ăn…
Theo thống kê, gần 80% dân số Việt Nam dùng điện thoại thông minh có kết nối internet, trong đó có đến 94% số người dùng điện thoại vào mạng xã hội hằng ngày. Vài con số này lý giải phần nào cho những tình huống gặp gỡ, hẹn hò luôn có sự góp mặt và can thiệp “thô bạo” của điện thoại thông minh, như trong hình.
Chỉ có người đàn ông ở bìa phải tạm rời mắt khỏi chiếc điện thoại đang cầm trên tay, những người còn lại đều dán mắt vào vật dụng thiết thân này. Thậm chí người phụ nữ vừa đi vừa “quẹt” điện thoại. Việc lạm dụng điện thoại thông minh được cảnh báo sẽ gây ra nhiều vấn đề xấu về thị lực, trầm cảm, hạn chế khả năng giao tiếp, suy giảm trí nhớ…
Theo nhà nghiên cứu Peter White của Đại học Hồng Kông, việc “ôm” điện thoại liên tục có thể gây hội chứng ống cổ tay, dẫn đến tàn tật hoặc teo cơ. Cô gái này ngồi xe máy đi trên đường Điện Biên Phủ vẫn không rời điện thoại để lướt Facebook.
Cô gái này “treo chân” tập thể dục buổi tối ở công viên Lê Văn Tám, nhưng tay – mắt vẫn không rời điện thoại di động để hết thời gian.
Theo phunuonine.com.vn
Tình cảm ấy như trăng non đợi tròn
Tình yêu chúng tôi như vầng trăng kia, sum họp lúc trăng tròn, chia tay khi trăng non.
Hồi nhỏ tôi có một thắc mắc rất ngộ nghĩnh và ngây thơ: "Trăng non là gì thế nhỉ? Sao lại gọi là trăng non? Có phải mặt trăng có màu xanh non nên gọi là trăng non?" Câu hỏi của tôi được trả lời bởi một giọng điệu thờ ơ và ra vẻ buồn cười của anh tôi: "Trăng không tròn thì là trăng non chứ gì, có vậy cũng không biết!". À, thì ra là thế!
Vậy là kể từ hôm đấy, đêm nào tôi cũng ra đứng ngoài mái hiên để ngắm trăng, mong ngóng như vầng trăng non đầu tháng đợi chờ đến giữa tháng hay cuối tháng để được tròn vẹn. Đến năm ấy, tôi 18 tuổi.
Vầng trăng cứ thế từng ngày đi qua cuộc đời tôi và rồi cũng chứng kiến toàn bộ chuyện tình của tôi và anh. Anh và tôi quen biết nhau khi chúng tôi còn là những cô cậu học trò bộn bề với sách vở. Ngày ấy, tôi không thể nào gọi anh là "anh" được mà cứ xưng hô hoài là nhóc bởi "anh" kém tôi đến hai tuổi. Ban đầu tôi còn không thể chấp nhận được nữa huống hồ chi là... Làm sao một cô học trò lớp 12 lại đi cặp kè với một nhóc lớp 10 chứ.
Thế là khi biết được anh có tình cảm với mình tôi đã đoạn tuyệt từ chối. Như vầng trăng non kia, tôi cũng mong chờ một tình yêu thật tròn đầy nhưng sẽ không phải là trong trường hợp này. Nhưng làm sao đây khi tôi lại không nỡ làm gãy tiệt cái chồi non mới nảy nở trong lòng anh, tôi không nỡ vô tình đến thế, vậy là tôi tự nhủ: hãy cứ giả vờ như chấp nhận, năm 12 rồi sẽ qua nhanh thôi, khi không còn hình bóng tôi dưới mái trường nữa thì anh sẽ quên tôi đi.
Nhưng không. Với sự chân thành, cậu nhóc lớp 10 ngày nào đã dần dần đi vào trái tim một cô nàng đanh đá như tôi. Tim tôi không phải là sỏi đá thế nên nó cũng biết cảm động những lúc anh nhắn tin hỏi thăm, chúc mừng sinh nhật, những lúc thất bại hay buồn nhất. Cũng có những lúc tưởng chừng như không còn gì nữa khi chúng tôi mỗi người một nơi. Nhưng tan rồi lại hợp, được vài tháng anh lại là người chủ động tìm về bên tôi. Thật không thể đếm được chúng tôi chia tay đã bao nhiêu lần, chỉ biết sau mỗi lần như thế cách xưng hô của anh với tôi lại thay đổi, từ gọi chị xưng em, đến tôi và mấy người, và đến ngày trở thành sinh viên năm nhất, anh bắt đầu xưng anh gọi em...
Tình yêu chúng tôi như vầng trăng kia, sum họp lúc trăng tròn, chia tay khi trăng non. Mỗi lúc như thế tôi luôn là người nói chia tay trước để chứng tỏ mình trưởng thành và anh lại là người xin lỗi rồi lại sum họp. Đến nay đã bảy năm, bảy năm với bao lần như thế, tôi như ngọn lửa cháy mãnh liệt còn anh như dòng nước mát làm dịu đi ngọn lửa ấy. Kì thực, mối quan hệ nào cũng cần sự dung hòa ấy.
Lần này chúng tôi lại chia tay nhưng có lẽ là vĩnh viễn... Chẳng biết vì sao nhưng anh và tôi chẳng còn là lửa với nước mà giờ đây chỉ còn là hai ngọn lửa, đốt cháy nhau. Lần này anh là người nói chia tay.
Tôi im lặng với sự trưởng thành của mình. Tôi ghét nó, tại sao tôi phải tỏ ra trưởng thành khi tôi luôn muốn quay lại với anh. Tôi quên rằng ai rồi cũng sẽ mệt mỏi sau một hành trình dài, anh cũng thế, theo đuổi tôi, yêu tôi, chịu đựng ngọn lửa cháy trong tôi nên giờ anh đã mệt.
Ngoài kia vầng trăng lại tròn nhưng đôi ta chẳng còn sum họp. Nhớ ngày nào, có vầng trăng non nằm cô đơn đợi chờ ngày đã đầy ánh sáng...
Theo hoahoctro.vn
Qua sông ai nhớ những chuyến đò? Chuyến đò của cuộc đời cùng với người lái đò năm ấy có lẽ giống như một hồi ức sống động, một đoạn thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Sự hy sinh của những người lái đó năm ấy, chúng con nguyện khắc cốt ghi tâm. Thầy cô đã lặn lội đưa chuyến đò của chúng con thuận lợi qua sông...