Cám cảnh trường nghèo
Không ít học sinh nội thành đang phải học trong những ngôi trường tối tăm, chật hẹp. Bên cạnh những trường học khang trang, rực rỡ cờ hoa chào năm học mới, nhiều trường ngay trong nội thành TPHCM đang từng ngày xuống cấp khiến học sinh (HS) và phụ huynh lo lắng.
Không biết đến sân chơi
Vừa đưa con đến phân hiệu 2 của Trường tiểu học Chi Lăng (quận Tân Bình), chị Nhất dặn: “Xuống cầu thang đi chậm thôi con, giờ ra chơi không có chỗ chơi thì ngồi trong lớp ôn bài”. Chị Nhất cho hay mặc dù trường đã sửa cầu thang cho an toàn từ tháng 7 nhưng ngày nào chị cũng phải dặn để con nhớ. Trường chỉ có sảnh trệt rộng vài chục mét vuông là chỗ chơi cho cả trăm HS, không chơi cũng thiệt cho con mà cho con vui chơi thì lại lo không an toàn.
Đến Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (quận 5), ai cũng cảm nhận được sự thiệt thòi của HS và giáo viên nơi đây. Tiền thân của ngôi trường là hai khối nhà ghép lại xây dựng trước năm 1975 và được sử dụng làm trường học hơn 25 năm nay. Nhìn từ bên ngoài, nếu không có bảng hiệu thì không ai nghĩ đây là trường tiểu học với 650 HS đang từng ngày cắp sách đến lớp. Trường gồm sáu lầu, một trệt, nằm giáp mặt đường nên không có sân chơi và không có cảnh quan. Phía bên trong là những khoảng hình hộp kín được ngăn nhỏ thành các lớp học và các phòng chuyên môn.
Bãi giữ xe tại Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (quận 5, TPHCM) thành nơi vui chơi thường ngày của HS nơi đây.
Chúng tôi đến trường đúng giờ ra chơi và thật thương khi thấy bãi giữ xe, lớp học, hành lang… là những nơi mà các em có thể vui chơi. Hội trường ở lầu sáu cũng là nơi hội họp, chào cờ đầu tuần và là sân thể dục duy nhất của HS.
Video đang HOT
Không khí trường học khá bưng bít, hầu như lúc nào cũng phải bật điện vì không có ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh được thiết kế ngay cửa ra vào lớp học và chỉ đủ hai phòng cho một nam và một nữ. Trong lớp, bàn HS rất nhỏ và được đặt sát bàn giáo viên, bục giảng chỉ rộng khoảng 30 cm, vừa là nơi để tập vở vừa là chỗ đứng viết bảng cho HS.
Một giáo viên chia sẻ HS học trong môi trường chật hẹp sẽ rất thiệt thòi, không được chạy nhảy thoải mái, học thể dục cũng bị hạn chế những môn vận động, học về sinh vật hay tự nhiên thì chỉ được quan sát qua tranh ảnh chứ không có cảnh quan…
Phải nhờ trường bạn nấu ăn
Trường Mầm non 4 nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, phường 4, quận 5 cũng khiến không ít phụ huynh phải ái ngại khi gửi con ở đây. Trường hình thành từ ngôi nhà ở trước đây gồm hai lầu, một trệt và một tầng thượng, chỉ có hai lớp học với 70 HS. Xung quanh trường bị bít kín bởi nhà dân nên rất ít ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt hơn, nhiều đồ đạc trong trường đều do các trường lân cận, phụ huynh hoặc phường vận động hỗ trợ như tủ lạnh, quạt, đồ chơi trang trí, sơn tường…
“Mang tiếng là trường nhưng không bằng nhóm trẻ gia đình bên ngoài. Mọi sinh hoạt của bé chỉ quanh quẩn trong lớp học nên không được vui chơi, vận động nhiều. Bếp ăn không có, phải nấu nhờ bên Trường Mầm non 3 gần đó. Nhiều phụ huynh gửi trẻ được một thời gian đã xin chuyển trường, giáo viên vì thế cũng nghỉ theo khiến trường không ổn định” – cô Mai Thanh Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, lo lắng. Cô Thủy cũng cho biết từ lâu quận cũng đã xuống khảo sát để tìm địa điểm mới xây trường nhưng mãi vẫn không thấy đâu.
16 năm chờ trường mới Đó chính là Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5. Cô Huỳnh Thị Bực, Hiệu trưởng, ngậm ngùi: “Các em hay viết vào sổ liên lạc rằng ước nhanh có trường mới, có cây xanh và sân chơi khiến tôi rất xúc động. Ngày ngày cô trò chỉ biết động viên nhau là sắp có trường mới để các em yên tâm học. Vậy mà chờ hàng chục năm rồi vẫn không thấy đâu. Nhờ chật hẹp nên chắc chỉ có trường này sĩ số mỗi lớp mới gần đạt chuẩn theo điều lệ của ngành!”. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD&ĐT quận 5, cho biết Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt là trường khó khăn nhất của quận 5. Quận đã có mặt bằng để xây mới từ 16 năm nay nhưng do thay đổi lãnh đạo liên tục và dự án gặp khó khăn trong công tác giải tỏa mặt bằng nên chưa thể xây dựng được. Hiện quận chỉ có thể hỗ trợ ngân sách sửa chữa trường và động viên giáo viên, HS yên tâm dạy, học. Không chỉ ở quận 5, nhiều trường ở các quận khác cũng chịu nhiều thiệt thòi về cơ sở vật chất như Tiểu học Xóm Chiếu (quận 4), Tiểu học Kết Đoàn (quận 1), Tiểu học Âu Cơ (quận 11), … Tình cảnh này diễn ra từ nhiều năm, cứ năm học mới mỗi trường lại được cấp ít ngân sách chống thấm hay sơn mới rồi đâu lại vào đó. Như một giáo viên thở dài nói rằng “có than quanh năm cũng không xoay chuyển được gì, chỉ thương HS không được bằng bạn bằng bè mà thôi!”.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Ra chơi... ở trong lớp
Đang tuổi chạy nhảy nhưng giờ ra chơi nhiều học sinh tiểu học phải ngồi trong lớp, chơi ở hành lang... vì không có chỗ chạy nhảy. Thiếu sân chơi nên nhiều trường tại TPHCM đành khuyến khích HS chơi các trò không tốn mặt bằng.
Giờ ra chơi tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân cơ sở 3 (đường Nguyễn Du, Q.1, TPHCM), rất nhiều HS không rời chỗ ngồi mà lôi sách ra đọc, nhiều em lên thư viện, có nhóm tụm năm tụm bảy trước hành lang, trên bục giảng hoặc ngồi nói chuyện ngay cầu thang lên xuống...
Cũng dễ hiểu, cơ sở này của trường có trên 700 HS nhưng sân chơi chính rộng không quá 300m2. Chỉ cần vài nhóm HS nhanh chân "chiếm chỗ" để chạy nhảy, đá cầu... thì sân được phủ kín ngay. Nhìn HS giờ chơi nhưng ngồi rong lớp ôm sách vở, một GV của trường cho hay: "Nếu 2/3 HS ở trong lớp thì các em còn lại cũng có sân chơi".
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho hay, việc thiếu vận động là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao trong thời gian dài gây nên béo phì. Mỗi ngày trẻ cần được vận động 60 phút bằng các trò chơi, chạy nhảy, thể dục cũng như giúp việc ở trường lớp và ở gia đình.
Khuyến khích trẻ bớt chạy nhảy
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), có cơ sở vật chất khá tốt với những lớp học khang trang, sân trường khá rộng. Thế nhưng bà Phạm Thị Thúy Hà, hiệu trưởng nhà trường cho hay, sân chơi của trường vẫn chưa đạt chuẩn 6m2/HS.
Sân chơi của trường rộng 3.455m2 nhưng có đến 1.386 HS, nếu các em cùng ùa ra thì... chỉ có nước kẹt sân. "Đồng thời với việc để HS vui chơi chạy nhảy ở sân, trường cũng phải tổ chức các trò chơi vườn xanh, chơi dân gian, trò chơi tĩnh... cho các em, chứ nếu em nào cũng chạy nhảy sao đủ chỗ", bà Hà nói.
Sân chơi chật hẹp nên Trường tiểu học Kim Đồng cũng chỉ có thể tổ chức các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng bằng các tiết học ngoài trời. Nắm rõ, HS tuổi này không được thoải mái vận động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhưng thầy cô cũng phải chấp nhận cảnh HS ra chơi ngồi trong lớp, hay chỉ chơi ở hành lang.
Thiếu chỗ chạy nhảy, HS nhiều trường tham gia các trò chơi tĩnh, ít vận động.
Do hạn chế về cơ sở vật chất ảnh hưởng đến sự vận động của HS nên các trường cũng thường tổ chức tư vấn cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ, khuyến khích trẻ vận động ở nhà để tránh các nguy cơ về thừa cân, béo phì... để "bù đắp" phần nào cho sự thiếu hụt sân chơi ở trường học.
Bà Trương Ngọc Anh, tổ trường mầm non Phòng Giáo dục quận Bình Tân, cho biết, với khối mầm non, việc thiếu sân chơi cũng trầm trọng không kém. Ở các trường công lập trạng trạng thiếu sân chơi đỡ hơn, còn trường tư thục hầu như không có sân chơi vì địa điểm thuê lại nhà dân, thiết kế không có diện tích sân chơi. Vì thế, nhiều trường không thể tổ chức các hoạt động ngoài trời, các trò chơi vận động mà trẻ chỉ có thể... ngồi chơi trong lớp.
Theo lãnh đạo các trường, việc mở rộng diện tích sân chơi là do quận, thành phố, việc này nằm ngoài khả năng của mình nên các trường cũng chỉ biết chờ. Và như một hiệu trưởng chia sẻ, khi sân chơi không có thì việc giáo viên khuyến khích HS chơi trong lớp trong giờ ra chơi điều không thể tránh được.
Hoài Nam
Theo dân trí
"Hà Nội có một số nơi tăng học phí nhưng không đáng kể" Kỳ họp HĐND Hà Nội diễn ra vào thứ 3 tuần tới sẽ xem xét đề án học phí mới trên địa bàn. Theo Trưởng ban Văn hóa Xã hội (HĐND) Nguyễn Thị Thùy, chỉ một số nơi trên địa bàn tăng học phí nhưng không đáng kể. Nhiều nơi giảm học phí HĐND thành phố Hà Nội khóa XIV tổ chức kỳ...