Cám cảnh: Ngao trúng giá cao nhưng bị mất mùa, chết không rõ vì sao
Hiện nay, ngư dân vùng ven biển Gò Công của tỉnh Giang lo âu vì con nghêu trúng giá nhưng mất mùa do chết chưa rõ nguyên nhân.
Ở thời điểm này, ngao có kích cỡ từ 40 – 50 con/kg, ngư dân vùng Gò Công bán được giá từ 25.000-27.000 đồng/kg, tăng gần 2 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Tuy giá cao nhưng những ngày gần đây, nắng gay gắt, độ mặn của nước biển tăng lên đã làm cho nhiều sân ngao có hiện tượng chết hàng loạt. Tại bãi ngao xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông có đến hơn 30 ha ngao đã chết; trong đó các sân ngao gần bờ chết từ 30-50%.
Giá nghêu ở tỉnh Tiền Giang hiện đang ở mức cao, gần 30.000 đồng/kg
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 2.000 ha bãi biển nuôi ngao, tập trung nhiều ở xã Tân Thành, Tân Điền (huyện Gò Công Đông) và Phú Tân (huyện Tân Phú Đông).
Sau khi xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt, các ngành chức năng đã đến khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Năm ngoái, khu vực này đã có 4 đợt ngao chết, làm thiệt hại trên 100 ha ngao.
Video đang HOT
Ông Đoàn Thanh Hưng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, đây là đợt đầu tiên con ngao chết trong năm nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân.
“Tình hình ngao chết đã được UBND xã nắm bắt tình hình và báo cáo về các ngành cấp trên. UBND huyện, Chi cục Thủy sản cũng đã đến khảo sát, lấy mẫu. UBND xã có phối hợp các ngành, đoàn thể, các ấp đi tuyên truyền, giúp các hộ dân tạo con giống mới, thả lại nuôi” – ông Hưng cho biết.
Theo Nhật Trường (VOV)
Nuôi cá, trồng cây ăn quả trên đất lúa, xung đột lợi ích
Chưa biết phong trào đào ao nuôi cá tra, trồng mít Thái ở Tiền Giang đem lại lợi nhuận ra sao, nhưng trước mắt đã thấy nông dân đang xung đột quyền lợi gay gắt.
Cuối năm 2018, tại cuộc họp HĐND tỉnh Tiền Giang, nhiều đại biểu tỏ ra lo lắng trước tình trạng nhiều hộ dân trên địa bàn tự ý đào ao ương nuôi cá tra, trồng cây ăn trái trên đất lúa.
Đất tôi, tôi làm...
Có thể xem địa bàn xã Mỹ Hạnh Đông (TX.Cai Lậy, Tiền Giang) hiện đang trong tâm bão của cuộc xung đột quyền lợi giữa nông dân muốn giữ đất lúa và nông dân đào ao ương, nuôi cá tra, trồng mít Thái, sầu riêng.
Do ruộng bị vây bọc bởi ao cá, vườn cây, ông Sáu Dẹn phải bỏ lúa trồng hoa màu và mít Thái. Ảnh: Trần Đáng
Theo báo cáo, xã này có khoảng 2.000ha đất nông nghiệp, trong đó, 50% diện tích này là ao ương nuôi cá và cây ăn trái. Giờ về xã Mỹ Hạnh Đông đi đâu cũng thấy ao cá tra và vườn mít Thái, sầu riêng nhan nhản. Phong trào nông dân "tự quy hoạch cơ cấu cây, con" này chỉ ào ạt khoảng 2 năm nay.
Trong khi đó, diện tích lúa ngày càng thu hẹp. Hiện đang vào thời điểm gieo sạ vụ 2, nhưng tại xã này, nhiều diện tích lúa vẫn bỏ hoang. "Một số nông dân không trồng lúa vụ này vì sợ lỗ. Số khác không trồng, vì chán nản khi ruộng bị vây bọc bởi vườn cây, ao cá" - Trưởng ấp Mỹ Bình Dương Tấn Hải cho biết.
Lão nông Út Xệ (tên thật là Lê Văn Xệ) vụ này bỏ 4 công đất lúa không gieo sạ. Hỏi ra mới biết, ông sợ khi sạ thóc, lũ chuột sẽ phá tan hoang. "Ông hàng xóm có đất sau ruộng tôi vừa rồi sang nhà thông báo sẽ đào ao ương cá. Nếu ông ấy làm vậy, thì tôi làm lúa xem như thua trắng" - ông Út thổ lộ.
Ông Út Xệ giải thích thêm, khi ông hàng xóm đào ao ương cá sẽ cắt đứt đường xe vào ruộng ông làm đất, cắt lúa. Chưa hết, lúc bấy giờ, ruộng ông nằm lọt thỏm giữa vườn cây, ao cá, trồng lúa chẳng khác nào làm mồi cho chuột. "Tôi bỏ ruộng hoang luôn" - ông Út Xệ dứt khoát.
Cũng theo ông Út Xệ, đã có những cuộc to tiếng xảy ra giữa người muốn giữ lúa và người muốn ương cá, trồng cây.
Tương tự trường hợp của ông Út Xệ, ông Sáu Dẹn (tên thật là Trần Văn Dẹn, trú ấp Mỹ Lương, xã Mỹ Hạnh Đông, TX.Cai Lậy, Tiền Giang) có 5 công đất ruộng bị bao vây bởi ao cá, vườn cây. Không giận dỗi bỏ hoang, ông Sáu Dẹn cho lên ụ trồng 3 công sầu riêng, mít Thái. Hai công còn lại ông trồng màu để "lấy ngắn nuôi dài". "Ham trồng lúa lắm, nhưng cũng đành trồng cây theo họ. Chứ làm sao trồng được lúa, chuột phá hết. Một số nông dân hoàn cảnh khó khăn phải bỏ trồng lúa mà vay tiền lập vườn cây ăn quả" - ông bộc bạch.
Theo ông Sáu Dẹn, bà con nông dân ở đây tự lên liếp trồng cây, đào ao nuôi cá chứ không theo quy hoạch. "Đất của họ nên có quyền làm, mình không nói được" - ông buồn rầu.
Trong mùa lũ năm 2018, đã nảy sinh xung đột giữa người trồng lúa muốn lấy phù sa vào ruộng, trong khi người trồng cây ăn quả cho rằng, lấy nước vào sẽ ngập vườn cây. "Xung đột và bực bội lắm! Vùng này làm gì cũng phải có đê bao, nếu không lũ xuống là chết. Nhưng giờ ruộng lúa, vườn cây, ao cá chằng chịt với nhau, người nuôi cá không chịu làm đê bao chung vì chỉ cần vây lưới quanh ao khi có lũ" - ông Sáu Xệ bức bối.
Lúng túng...
Ở tỉnh Tiền Giang, không chỉ có TX.Cai Lậy mới xảy ra xung đột trên, mà tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy... cũng xảy ra tình trạng này. Khu vực này lâu nay được chính quyền quy hoạch trồng lúa, nhưng nay thấy trái cây, cá bột có giá tốt nên nông dân tự lập vườn, đào ao trên đất lúa khiến tình hình quản lý trở nên bát nháo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, trong việc đào ao ương nuôi cá, lập vườn trên đất lúa, có xã đã được quy hoạch, có xã chưa. Trong cuộc họp với báo chí cuối năm 2018, trao đổi với phóng viên NTNN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Đức cho rằng, Tiền Giang đang gặp khó với vấn đề nông dân tự phát lập vườn cây, ao cá trên đất lúa. Hiện tỉnh vẫn chưa có trả lời chính thức với việc cho phép hay cấm nông dân lên liếp trồng cây, đào ao nuôi cá trên đất lúa.
Theo Danviet
Phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên sông Bảo Định Chiều 16-3, Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) phối hợp Công an phường 1 tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một người đàn ông hơn 70 tuổi. Vụ việc được người dân phát hiện thi thể ông này nổi trên sông Bảo Định nên trình báo cơ quan chức năng vào chiều cùng ngày. Theo người dân...