Cải tiến thi tốt nghiệp THPT: Đề thi tăng cường câu hỏi mở
Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT chủ trương vẫn giữ hai phần (chung và riêng) như năm trước, tuy nhiên cũng có những điều chỉnh nhằm chuyển dần theo hướng kiểm tra năng lực học sinh – PGS.TS Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, khẳng định.
Thí sinh làm bài tại phòng thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng
Trao đổi với Tuổi Trẻ về định hướng ra đề thi năm nay, ông Mai Văn Trinh cho biết: Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục tất yếu sẽ dẫn đến đổi mới về đề thi theo hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tuy nhiên, do học sinh chưa được tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểm đổi mới, nên về cơ bản đề thi vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình – sach giao khoa hiện hành.
* Như vây, đê thi sẽ tăng thêm những câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng nhăm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh?
- Để từng bước tiếp cận với đánh giá năng lực của người học, trong đề thi tự luận năm nay sẽ tăng cường các câu hỏi nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, khắc phục tình trạng học sinh giải quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn, hạn chế việc ra các câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc các con số và sự kiện, nhất là với các môn khoa học xã hội.
Video đang HOT
Với các đề thi theo hình thức trắc nghiệm, sẽ tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu ở mức độ vận dụng kiến thức tổng hợp, giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh.
* Năm nay Bộ GD-ĐT có tăng cường định hướng ra đề thi theo hướng mở không? Ngoài môn ngữ văn, những môn thi nào có khả năng và điều kiện ra theo hướng mở hoặc gắn với thông tin thời sự? Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì mới trong việc chấm thi những câu hỏi mở?
- Không riêng môn ngữ văn, các môn đều có thể ra đề theo hướng mở, gắn với các thông tin thời sự nhưng các môn khoa học xã hội và nhân văn thì có ưu thế hơn về mặt này. Dù là đề mở nhưng vẫn phải có đáp án, trong đáp án cần xác định những yêu cầu cơ bản mà thí sinh cần đạt được. Tuy nhiên, đây là đáp án mở.
Vì là câu hỏi mở nên thí sinh không bị ép buộc vào cách trả lời theo khuôn mẫu có sẵn, trái lại các em được trình bày vấn đề theo quan điểm cá nhân với khả năng sáng tạo và lập luận phong phú của mỗi thí sinh, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và năng lực từng em. Đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với thí sinh; những bài thi xuất sắc sẽ được cho điểm cao, những bài thật xuất sắc sẽ đạt điểm tối đa.
* Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT cách thức, nội dung thi môn ngoại ngữ trong các kỳ thi tốt nghiệp trước chưa đáp ứng yêu cầu kiểm tra năng lực toàn diện môn ngoại ngữ của học sinh. Vậy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới, Bộ GD-ĐT có cải tiến gì về nội dung thi môn này để giải quyết một phần bất cập trên không?
- Trong những năm qua môn ngoại ngữ được thi theo hình thức trắc nghiệm thông qua một bài thi với thời gian làm bài 60 phút. Cách thức thi như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu tác động nâng cao chất lượng dạy và học vì chưa đánh giá đủ các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Trước mắt, trong năm tới đề thi ngoại ngữ sẽ gồm hai phần là trắc nghiệm (như trước) và có thêm phần bài luận. Bộ sẽ xem xét tăng thêm thời gian làm bài thích hợp.
* Thơi gian tô chưc ky thi tốt nghiệp THPT năm nay có thay đổi so với mốc thời gian đã công bố đầu năm học không, thưa ông?
- Với sự chủ động, tính toán kỹ càng, chuẩn bị đầy đủ những điều kiện và quyết định có trách nhiệm với gần 1 triệu học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp, sẽ không cần thiết phải thay đổi so với mốc thời gian đã công bố đầu năm học.
* Để bắt kịp với những đổi mới trong phương thức tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp, theo cục trưởng, nội dung đề thi các năm tiếp theo có thay đổi gì lớn không? Học sinh lớp 10, 11 hiện nay cần bắt đầu chuẩn bị những gì cho thay đổi của các kỳ thi kế tiếp?
- Những điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT nếu được quyết định lần này sẽ được duy trì ổn định đến khi bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình – sách giáo khoa mới. Nếu phương án được các trường và dư luận xã hội ủng hộ, bộ sẽ áp dụng ngay từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Do đó học sinh lớp 10, 11 hiện nay cần tìm hiểu phương thức thi tôt nghiêp THPT mới để có những chuẩn bị cần thiết. Trong khi nỗ lực học tập các môn có trong chương trình để đạt được yêu cầu phổ thông theo chuẩn thì các em cần xác định đúng năng lực, sở trường của mình để phát huy thế mạnh của bản thân theo hướng tiếp cận nghề nghiệp trong tương lai.
Mặc dù chương trình – sách giáo khoa hiện hành chưa đạt được mức độ tích hợp cao nhưng vẫn có thể sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của từng môn hoặc ra các đề thi yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn ở mức độ nhất định và học sinh có thể đáp ứng được. Những năm gần đây đề thi đã chú ý tiếp cận hướng đổi mới này để điều chỉnh cách dạy, cách học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết, tạo điều kiện để các em từng bước nâng cao năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
4 điêm đươc, 2 điêm chưa đươc
Đo la đanh gia cua TS Hô Thiêu Hung, nguyên giam đôc Sơ GD-ĐT TP.HCM, vê dư thao đôi mơi thi tôt nghiêp THPT cua Bô GD-ĐT.
Thư nhât, xu hương dân chu hóa, lây ngươi hoc lam trung tâm đa thê hiên rât ro qua viêc đê hoc sinh đươc lưa chon hai môn thi theo sơ trương va nguyên vong vao ban thich hơp khi thi đai hoc. Nhơ biên phap nay ma hoc sinh co thê hoc ôn sâu môn minh se lưa chon khi thi vao đai hoc, đơ phai nhoc công ôn môt môn ma ngay sau ky thi tốt nghiệp minh phai vôi vang “xóa” khoi bô nhơ đê hoc môn thi đai hoc. Vi le đo hoc sinh chăc chăn se vui mưng vi đươc hoc “lêch” theo đinh hương tich cưc. Đông thơi sau thang 3, cac trương cung kho long căt xen chương trinh bât ky môn nao co thi đai hoc, trư khi phai xêp lai cac lơp hoc theo ban.
Thư hai, quan niêm vê giao duc toan diên đa đươc nhân thưc khac đi. Bô GD-ĐT đông y viêc “hoc lêch chinh đang” nêu hoc sinh bao đam môt măt băng kiên thưc va ky năng binh thương rôi lưa chon môn phu hơp đê hoc sâu hơn. Thay vi tăng thêm môn thi theo đoi hoi giao duc toan diên “hoc gi thi nây”, bô đa uyên chuyên va linh hoat đưa kêt qua hoc tâp trong năm lam 50% căn cư đê xet tôt nghiêp, 50% con lai la điêm thi tốt nghiệp bốn (hoăc năm) môn. Quy đinh trên khiên hoc sinh hoc đu cac môn, bơt hoc lơ la cac môn không thi đai hoc.
Thư ba, du ap dung phương an 1 hay 2 ngay trong năm nay thi hoc sinh không găp kho khăn nào đang kê ma ngươc lai con mưng.
Thư tư, phương an thi mơi tiêt kiêm đươc thơi gian, giam bơt căng thăng cho hoc sinh, giam bơt tôn kem trong di chuyên cua dân va trong tô chưc thi.
Nêu trong đê an đôi mơi thi tôt nghiêp THPT năm nay co vân đê chưa hơp ly thi đo chinh la quy đinh mơ rông diên miên thi tôt nghiêp lên đên ngương 20% sô hoc sinh lơp 12. Con sô 20% nay đươc hinh thanh qua thông kê cac ky thi tốt nghiệp thương co trên 20% tốt nghiệp loai kha va gioi. Vi sô nay dư sưc đâu nên theo bô cho miên thi la hơp ly va tiêt kiêm đươc đang kê. Du biêt la tỉ lê tốt nghiệp loai kha va gioi nay hoan toan không phân bô đêu theo tưng tinh nhưng bô lai chiêu cô cho tinh nao cung đươc xet miên thi không qua 20% hoc sinh. Đây la bât hơp ly thư nhât.
Bât hơp ly thư hai la viêc cu thê hóa ba tiêu chi trên đê lâp danh sach miên thi đươc bô giao cho cac sơ, cac trương chiu trach nhiêm. Ma ba tiêu chi do bô đưa ra la kha chung chung: kêt qua hoc tâp ren luyên cua hoc sinh trong ba năm hoc THPT; kêt qua cac ky thi hoc sinh gioi cac câp; cac ky thi khoa hoc – ky thuât, tri tuê danh cho học sinh THPT đươc tô chưc ơ câp quôc gia va quôc tê. Ngươi co kinh nghiêm quan ly giáo dục ơ VN hiên nay đêu co thê thây đây chinh la lô hông lơn đê tiêu cưc, tùy tiên len vao, lam biên dang tinh công băng trong môt ky thi. Co thê thây trươc tinh trang nhưng tinh co tỉ lê miên thi sat vơi con sô 20% nhât se không chi gôm cac tinh co chât lương day va hoc cao nhât, bơi tôi gi ma tinh minh không tân dung chi tiêu va tinh chưa ro rang cua ba tiêu chi đê “thương hoc sinh”. Se co chuyên “chay” đê đươc miên thi.
Theo Tuoitre