Cai thuốc lá để giữ cho trái tim khỏe mạnh
Mỗi ngày hút 1 bao thuốc lá trong 30 năm, anh Nguyễn Văn Thông ( quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) bất ngờ bị đau ngực, tưởng tập tạ quá mức dẫn đến bị căng cơ, không ngờ khi đưa đến bệnh viện cấp cứu, anh bị tắc nghẽn mạch vành, nguy hiểm tính mạng.
Theo bác sĩ cho biết, trước khi vào nhập viện, anh Thông bị đau ngực, anh tập tạ hơn 2h nên nghĩ cơn đau có liên quan đến căng cơ. Sau khi nghỉ ngơi 15 phút cơn đau giảm, tuy nhiên, nửa ngày sau lại tiếp tục đau với mức độ trầm trọng hơn. Trong vòng 3h, anh uống thuốc, nằm nghỉ nhưng vùng ngực vẫn đau, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cấp cứu.
Ê kíp bác sĩ can thiệp nong mạch cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân được chụp mạch vành khẩn, xác định động mạch vành phải tắc hoàn toàn, rất nhiều huyết khối bám trong lòng mạch. Ngoài ra, anh Thông còn có tình trạng mạch máu lớn, điều này gây khó khăn nếu can thiệp, vì stent lớn nhất mà bác sĩ dùng để nong mạch vành thường chỉ đạt kích thước 5.0mm.
Ê kíp bác sĩ tiến hành hút huyết khối cho anh Thông để làm sạch mạch máu. Trong lúc hút, bệnh nhân đối diện nguy cơ rối loạn nhịp tim, dẫn tới tụt huyết áp, ngưng tim ngay trên bàn thủ thuật. Ca can thiệp diễn ra thành công, sau 30 phút, bác sĩ đã hút được nhiều cục huyết khối lớn bít tắc lòng mạch.
Video đang HOT
BSCKII Huỳnh Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm Can thiệp tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, trường hợp của anh Thông không cần đặt stent nong mạch vì sau khi hút huyết khối, lòng mạch có đường kính rất lớn không còn hẹp nghẽn và xở vữa mạch máu không đáng kể. Anh Thông cần kết hợp phương pháp điều trị tại nhà như bỏ thuốc lá, tập thể dục, có chế độ ăn lành mạnh để giảm nguy cơ tái tắc mạch vành do huyết khối. Sau khi điều trị, anh Thông hết cảm giác đau ngực và được xuất viện.
ThS.BS Võ Anh Minh, Trung tâm Can thiệp mạch, Trung tâm tim mạch cho biết, hút thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch theo nhiều cơ chế. Thứ nhất, nồng độc hất carbon monoxide (một chất có nhiều trong thuốc lá) tăng lên, làm tổn thương đến sự mềm dẻo của lòng mạch, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa.
Tiếp theo, hút thuốc lá làm giảm chất HDL-cholesterol (một chất cholesterol có lợi) và tăng nồng độ LDL cholesterol (một chất cholesterol có hại), tăng triglyceride (còn gọi là mỡ máu) gây xơ vữa động mạch.
Nếu mảng xơ vữa trong mạch máu đột ngột nứt vỡ hoặc bị xói mòn, quá trình đông máu khởi động, tạo ra các cục huyết khối lấp kín lòng mạch vành, gây nhồi máu cơ tim cấp. Nếu không được cấp cứu và can thiệp kịp thời, bệnh nhân dễ gặp phải di chứng loạn nhịp tim, suy tim, ngừng tim.
BS Long cảnh báo, thường xuyên hút thuốc lá có thể gây ra những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với không hút thuốc. Thêm vào đó, độ tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim cũng sớm hơn, nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người không hút thuốc lá. Vì thế, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, vận động khoa học, cai thuốc lá là việc làm quan trọng hàng đầu để giữ cho trái tim khỏe mạnh.
BS cũng khuyến cáo những người hút thuốc lá lâu năm cần đi khám, tầm soát bệnh tim mạch định kỳ để phòng ngừa nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Vụ Hiệu trưởng ở Tiền Giang tử vong vì ong đốt, xử trí thế nào để tránh cái chết đau lòng?
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, có những trường hợp dù chỉ bị ong đốt 1 nốt cũng có thể diễn biến rất nặng.
Chính vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan khi bị ong đốt.
Liên quan đến sự việc ông L.H.P, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Nghiệp, thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tử vong do bị ong đốt mới đây, nhiều người cho rằng người nhà và bản thân thầy giáo này đã quá chủ quan. Chính vì vậy đã dẫn đến hậu quả đau lòng.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho hay, ong thường chứa chất độc, một số loài chứa độc tố nguy hiểm. Vì vậy việc phản ứng nhanh sau khi bị ong đốt là rất quan trọng.
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, có 2 trường hợp bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất sau khi bị ong đốt đó là: Bị ong đốt từ 10 nốt trở lên; Bị ong đốt vào vùng nguy hiểm như đầu, mặt cổ, mạch máu (dù chỉ 1 vài nốt).
Qua giải phẫu tử thi ông P., cơ quan pháp ý đã phát hiện một cây kim của con ong đốt bỏ lại trên cổ nạn nhân (chưa rõ loại ong gì). Ảnh minh họa.
"Bệnh nhân bị ong đốt từ 10 nốt trở lên là có nguy cơ nhiễm độc nặng. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp có loài chứa độc tố nguy hiểm thì chỉ cần đốt một vài nốt đã khiến bệnh nhân nhiễm độc nặng... Còn tại các vị trí đốt nguy hiểm như vùng đầu, mặt, cổ, mạch máu, dễ khiến bệnh nhân bị sưng nề, co thắt đường thở, nếu không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên nói.
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết, ngoài 2 trường hợp nêu trên thì đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng cũng cần lưu ý khi bị ong đốt. Với những trường hợp này, dù chỉ bị ong đốt 1 nốt cũng có thể tiến triển rất nặng. Bệnh nhân có thể gặp phản vệ sau khi bị ong đốt như sốc, tụt huyết áp, co thắt phế quản, phù nề đường hầu họng, chít hẹp, co thắt thanh môn... gây khó thở.
Với những bệnh nhân đã từng bị ong đốt, bị phản vệ và được cứu sống, thì không được phép do dự khi không may bị ong đốt ở lần tiếp theo. Nếu không nhanh chóng đến cơ sở y tế rất có thể sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
"Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân thấy cơ thể có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu phải đến cơ sở y tế nhanh nhất để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá. Việc thực hiện các biện pháp điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân ban đầu rất quan trọng và cần thiết. Bệnh nhân cần được truyền đủ dịch, đi tiểu nhiều để thải trừ chất độc từ nọc ong ra khỏi cơ thể. Điều trị tốt ở giai đoạn đầu, sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nặng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị suy thận, suy đa tạng, thậm chí tử vong", Giám đốc Trung tâm chống độc cho hay.
Người dân vẫn chủ quan với liên cầu khuẩn Dù thời gian qua liên tiếp các ca mắc liên cầu khuẩn gây bệnh phải nhập viện, nguy hiểm tính mạng song người dân dường như vẫn chủ quan, thờ ơ với sức khỏe bản thân. Nam bệnh nhân 72 tuổi (xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) vừa nhập viện trong tình trạng khó thở, đau nhức toàn thân, chân...