Cải thiện sức khỏe học sinh: Tăng thời lượng rèn luyện thể lực
Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bộ GDĐT vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025″ (gọi tắt là Đề án 41).
Tăng cường thời lượng vận động cho học sinh ở trường.
Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Dinh dưỡng, giáo dục thể chất còn gặp khó
Nhận định được đưa ra tại hội nghị cho hay, về chế độ dinh dưỡng Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép. Đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em ở mức cao, trong khi đó, tình trạng ăn uống bất hợp lý, ăn thừa năng lượng thiếu dinh dưỡng khiến tỉ lệ trẻ em ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì.
Theo đánh giá của đại diện Vụ Giáo dục thể chất, (Bộ GDĐT), hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dinh dưỡng và tổ chức ăn bán trú trong trường học; trang thiết bị tập luyện giáo dục thể chất trong nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc giảng dạy lồng ghép các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe cho HS với các chủ đề liên quan của bài học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Vinh-Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em- Bộ Y tế cho biết, học sinh tiểu học ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỉ lệ thừa cân, béo phì trên 40%. Nhóm này đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí và hoạt động thể dục thể thao. Vì thế thời gian tới cần có mô hình phong phú hơn, sau đó sẽ có chia sẻ và nhân rộng.
BS Phạm Thị Quỳnh Nga- đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng, cần nhiều hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện sức khỏe cho HS, trong đó tăng thời lượng hoạt động thể lực cho các em trong trường học chứ không chỉ ngoại khóa. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn, truyền thông giáo dục tới HS và cả phụ huynh những chế độ ăn uống hợp lí. Ví dụ tuyên truyền để HS không uống nước ngọt nhiều, ăn nhiều rau, trái cây thay vì những đồ ăn chứa nhiều đường và muối. ..
Đẩy mạnh truyền thông
Nhìn nhận về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 41, theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, Đề án đã bắt đúng vào vấn đề mà xã hội quan tâm, chạm đến mong muốn của mọi người, đó là một chế độ dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em, HS, sinh viên. Giải quyết được vấn đề này chính là đầu tư tốt vào nguồn nhân lực cho tương lai. Điều quý hơn, những thói quen về dinh dưỡng và rèn luyện tốt nếu được trang bị từ nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt đời.
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Chương trình GDPT mới triển khai tới đây sẽ nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức – trí – thể – mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe. Một năm triển khai Đề án 41 vừa qua, cùng với những chuẩn bị đã làm nhiều năm trước đó cho thấy ngành giáo dục đã có những bước đi bài bản để hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện.
Cũng theo Bộ trưởng, ngoài dinh dưỡng, HS, sinh viên cần phải được rèn luyện thể chất nhiều hơn nữa. Hiện nay, thể thao trong nhà trường đã có nhưng chưa thực chất. Vì thế, ông Nhạ đề nghị trong thời gian tới, các tài liệu truyền thông về bữa ăn dinh dưỡng phải đi đến từng cơ sở trường học, từng nhóm đối tượng để giúp thay đổi nhận thức. Ngoài giờ học, trẻ phải được rèn luyện thể chất, ăn đủ, ngủ đủ…để phát triển thể chất.
Đề án đến nay mới chỉ thực hiện được 1 năm, kết quả chưa đo đếm được. Tuy nhiên Bộ GDĐT cho rằng, đã phối hợp chuyên gia y tế có chuyên môn hướng dẫn dinh dưỡng, hoạt động thể lực trong trường học đã được nâng lên.
Đề án 41 đặt ra mục tiêu đến năm 2025: 100% cán bộ làm công tác y tế trường học, ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên, ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định; 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.
Minh Quang
Theo Đại đoàn kết
Bác sĩ bệnh viện Tai mũi họng: 'Xin đừng lạm dụng, thổi phồng hình ảnh khẩu trang'
'Xin đừng bắt tất cả các cháu học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, nhân viên các công sở... phải dùng khẩu trang y tế khi đến trường học, nơi làm việc nữa! Khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi'.
Bác sĩ Trần Xuân Bách - N.C
Đó là lời kêu gọi của bác sĩ Trần Xuân Bách (công tác tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương) trong một bài viết mới đây về khẩu trang được đăng tải trên trang cá nhân, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã được cộng đồng ủng hộ và lan toả rộng rãi.
Hãy dành khẩu trang y tế cho người thực sự cần
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, bác sĩ Bách lý giải, khẩu trang y tế chỉ nên dành cho các nhân viên y tế đang hằng ngày làm việc tại các cơ sở y tế, các người bệnh đang nằm viện, các người nhà đang hằng ngày chăm sóc người bệnh đang nằm viện, và những người có biểu hiện bệnh lý hô hấp ( ho, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, khàn tiếng, đau ngực, hít thở khó....). Bà con nhân dân không nên lạm dụng khẩu trang y tế và không nên thu gom tích trữ, mà hãy để dành cho những người thực sự cần.
"Sử dụng đúng cách các loại khẩu trang vải ở môi trường bên ngoài các cơ sở y tế nếu có việc cần đến nơi đông người, không gian chật hẹp và ít thoáng khí (kiểu phòng họp...) và khi cá nhân có nhu cầu để tăng sự an tâm cá nhân. Sử dụng khẩu trang vải đúng và hợp lý thì sẽ không phải mua với giá "trên trời", sẽ không làm khan hiếm khẩu trang y tế để rồi người cần dùng lại không có để dùng", bác sĩ Bách tiếp tục chia sẻ.
Thổi phồng hình ảnh của khẩu trang sẽ nguy hiểm
Trước tình trạng thị trường đẩy giá khẩu trang một cách phi lý, nhiều người không hiểu rõ tác dụng thực sự của khẩu trang đã thổi phồng tầm quan trọng của nó khiến người dân hiểu lầm chỉ cần có khẩu trang là phòng tránh được virus Corona, bác sĩ Bách vô cùng bức xúc.
"Như sáng nay tôi đã trò chuyện với một cô giáo, nếu cô không có biểu hiện bệnh hô hấp, cô có phạm vi cách xa người có biểu hiện bệnh hô hấp từ 1,8 m trở lên, phòng rộng và thoáng như giảng đường thì cô không cần đeo khẩu trang. Khẩu trang y tế chỉ là một phần rất nhỏ trong quá trình phòng chống dịch Covid-19. Không nên thổi phồng hình ảnh của khẩu trang y tế và tuyệt đối hóa giá trị của nó để rồi bỏ qua nhiều biện pháp phòng chống quan trọng khác. Điều đó thực sự nguy hiểm. Xin đừng dùng khẩu trang y tế nếu không thuộc nhóm cá thể cần sử dụng", bác sĩ Bách kể lại.
Nếu so sánh giữa hai việc sử dụng khẩu trang y tế với việc rửa tay, bác sĩ Bách cho rằng giá trị của rửa tay là quan trọng hơn gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, trong việc rửa tay, cũng không nên tuyệt đối hóa giá trị của các dung dịch sát khuẩn nhanh vì nó chỉ giúp rửa tay kết thúc nhanh hơn mà thôi. Riêng với học sinh, sinh viên thì việc rửa tay sạch bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước chảy mới là biện pháp giữ cho các bạn trẻ làm sạch tuyệt đối được đôi bàn tay (vốn luôn có nguy cơ bị bẩn).
"Trẻ đang chuẩn bị đi học trở lại thì một trong những việc tối quan trọng, không kém gì việc chuẩn bị sách vở, đó là các bạn trẻ cần được người lớn hướng dẫn cách rửa tay chuẩn chỉ sạch sẽ toàn diện dưới vòi nước bao gồm đủ các bước 1, 2, 3, 4... Trẻ không nên được chỉ dạy về việc sử dụng các lọ xịt rửa tay nhanh vì trẻ hay làm qua quýt cho xong, dễ bị bỏ sót các vị trí mà vi khuẩn hay ẩn trú. Và nếu người lớn cứ tuyệt đối hóa các lọ xịt rửa tay nhanh thì trước sau gì cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm và bị thổi giá trục lợi", bác sĩ Trần Xuân Bách nhìn nhận.
Thông điệp mà bác sĩ Bách đang muốn gửi tới mọi người nhằm phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, đó chính là hãy sử dụng khẩu trang đúng lọai và đúng cách, hãy chú ý rửa tay đủ bước dưới vòi nước chảy. "Nếu mỗi người đều hiểu đúng và có ý thức thì sẽ không bị trục lợi và sẽ góp phần cùng ngành y tế đẩy lùi dịch bệnh".
Theo Thanh niên
'Khẩu trang sẽ không có tác dụng nếu học sinh đeo không đúng cách' Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tế tư nhân TP.HCM, cho rằng với lứa tuổi tiểu học, khẩu trang sẽ không có tác dụng nếu học sinh đeo không đúng cách... Học sinh THPT đeo khẩu trang phù hợp hơn học sinh tiểu học? - HOÀNG GIÁP Nhiều tranh luận xảy ra xung quanh việc Sở...