Cải thiện chất lượng không khí trong bối cảnh dịch COVID-19
Năm 2020 là năm đầu tiên kỷ niệm ngày 7/9 với chủ đề “ Không khí sạch cho tất cả mọi người”.
Trước đó, cuối năm 2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết chọn ngày 7/9 hàng năm là Ngày Quốc tế Không khí sạch cho bầu trời xanh, ghi nhận tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy cải thiện chất lượng không khí.
Ô nhiễm không khí chính là mối đe dọa lớn nhất về môi trường đối với sức khỏe con người và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật trên toàn cầu mà có thể phòng tránh được. Vì vậy, Ngày Quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh năm 2021 có chủ đề “Healthy Air, Healthy Planet” (Không khí trong lành, Hành tinh khỏe mạnh) nhấn mạnh tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19.
Nhiều chính sách về quản lý chất lượng không khí
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, nồng độ PM 2.5 tại Hà Nội được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030. Từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chính sách về quản lý chất lượng không khí ở cả cấp Trung ương và địa phương. Đáng chú ý ở cấp Trung ương là Luật Bảo vệ môi trường 2020, thay thế cho Luật năm 2014, đã bổ sung quy định về Kế hoạch Quản lý chất lượng không khí và trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh.
Ở góc độ địa phương, tại Hà Nội, một loạt các chỉ thị kiểm soát ô nhiễm không khí đã ra đời và đang là công cụ quản lý để triển khai các giải pháp như: Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về loại bỏ than tổ ong, Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về kiểm soát đốt rơm rạ và chất thải…
Video đang HOT
Theo Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn), hiện Trung tâm cùng nhiều chuyên gia, các tổ chức về môi trường đã gửi góp ý cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bản góp ý tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đưa ra khuyến nghị cho các nội dung về kế hoạch quản lý chất lượng không khí, biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng và nội dung về quan trắc môi trường, công khai thông tin môi trường.
Thực tế kiểm soát nguồn thải tại Hà Nội
Thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố, các quận, huyện phối hợp cùng đối tác lập kế hoạch, triển khai các chương trình, nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi bếp tại địa phương và tái chế bếp than tổ ong sau thu hồi.
Tính đến đầu quý II/2021, Hà Nội còn khoảng 2.166 bếp than tổ ong tại 27/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố, giảm 96% so với khảo sát năm 2017 và 91% so với khảo sát đầu năm 2019. Song song đó, theo Bản đồ Google bếp than tổ ong do Live and Learn xây dựng và cộng đồng đóng góp dữ liệu, tính đến tháng 4/2021, số lượng bếp than tổ ong 10 quận nội thành đã giảm 56,1% so với tháng 12/2020. Trong đó, nhóm 5 quận nội thành có tỷ lệ giảm cao nhất bao gồm Hoàn Kiếm (78%), Ba Đình (76%), Cầu Giấy (70%), Hai Bà Trưng (56%) và Tây Hồ (53%).
Cuối năm 2020, thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về kiểm soát đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và các chất thải không đúng quy định. Theo đó, trong năm 2020-2021, các huyện: Sóc Sơn, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đông Anh đã lập kế hoạch thúc đẩy các giải pháp truyền thông, xử lý và kiểm soát đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng. Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng bao gồm: Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh biến rơm rạ thành phân bón; thu cuốn rơm rạ để tiếp tục sử dụng vào các mục đích sản xuất nông nghiệp khác và thu gom rơm làm thức ăn cho cá, làm mái nhà, sân chơi…
Song song đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp cùng Live and Learn và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện kiểm kê và xây dựng bản đồ tác động ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ. Đây là dữ liệu khoa học giúp thành phố và các quận, huyện đánh giá việc triển khai kế hoạch và bám sát tình hình thực tế.
Từ đầu năm 2021, huyện Đông Anh đã phối hợp cùng Live and Learn và nhiều doanh nghiệp xử lý rác triển khai chương trình Giảm rác tại cộng đồng để giảm thiểu nguy cơ đốt rác tại địa phương. Tính đến tháng 8/2021, chương trình được thí điểm triển khai tại 4 xã trên địa bàn huyện với các hoạt động phân loại và ủ rác hữu cơ. Kết quả kiểm kê rác với 54 hộ gia đình chỉ ra rằng, sau khi phân loại và xử lý rác hữu cơ, khối lượng rác chuyển đến bãi chôn lấp giảm 50-70%.
Theo bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn), trong những năm qua, Live and Learn đã xây dựng và chia sẻ các tài liệu giáo dục môi trường tới hơn 200 tổ chức, đơn vị giáo dục. Với hình thức đa dạng, sinh động và tính tương tác cao, các tài liệu như áp phích, phim hoạt hình, khóa học trực tuyến, sổ tay, bộ thẻ trò chơi, video hướng dẫn tổ chức trò chơi… đã giúp các em học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ và dễ vận dụng các thông điệp, kiến thức về môi trường.
Live and Learn cũng đã đồng hành cùng trên 70 trường học để nâng cao nhận thức và tổ chức các hoạt động câu lạc bộ; lắp đặt máy đo chất lượng không khí; tăng cường không gian xanh trong trường học; thực hiện chương trình “Đường đến trường an toàn”; lắp đặt trạm sạc năng lượng mặt trời, thu gom rác nhựa và rác điện tử…
Bên cạnh đó, các chiến dịch, cuộc thi như: “Đại sứ xanh”, “Hiệp sĩ môi trường nhí”, “Thử thách cùng con đọc sách sống xanh”… do Live and Learn tổ chức đã thu hút hàng ngàn người tham gia để bảo vệ sức khỏe của trẻ em, gia đình và cộng đồng. Với các hình thức đố vui, xem phim hoạt hình và thử thách sống xanh, các hoạt động này tạo sân chơi vui vẻ, bổ ích cho trẻ em và gia đình, kể cả trong thời kỳ giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.
Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Giáo dục và Đào tạo và Live and Learn sẽ triển khai chương trình “Trường học xanh – Vì một Hà Nội xanh”. Chương trình bắt đầu thí điểm tại 40 trường học các cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tại 4 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đông Anh và Thạch Thất trong năm học 2021-2022. Các trường học sẽ thử nghiệm các giải pháp về chất lượng không khí, năng lượng, rác thải, nước và không gian xanh. Các kinh nghiệm rút ra trong quá trình học hỏi và thử nghiệm sẽ là cơ sở để xây dựng “Bộ tiêu chí trường học xanh” và nhân rộng mô hình tới các trường học trên toàn thành phố. Chương trình được xây dựng dựa trên tài liệu “Hướng dẫn xây dựng trường học xanh” tổng hợp các kinh nghiệm từ Việt Nam và quốc tế.
Bà Đỗ Vân Nguyệt cho biết: Trong tháng 9 này, Dự án Chung tay vì không khí sạch sẽ phối hợp cùng với Viện Goethe và các đơn vị thiết kế máy đo chất lượng không khí chi phí thấp tổ chức cuộc thi “Đi tìm không khí sạch”. Trong cuộc thi, học sinh thực hành sử dụng máy đo để theo dõi chất lượng không khí trong các tình huống thực tế của gia đình, địa phương của các em và phân tích kết quả đó, từ đó làm ra các sản phẩm truyền thông về chủ đề này. Các kỹ năng như sử dụng và đọc số liệu từ máy đo hay lưu ý trong truyền thông về chủ đề này sẽ được tập huấn cho người tham gia bên lề cuộc thi.
Việt Nam được đánh giá sẽ trở thành 'cường quốc năng lượng xanh' ở châu Á
Ngày 19/8, trang tin công nghệ Techwire Asia có trụ sở tại Malaysia nhận định Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch, với công suất lắp đặt điện Mặt Trời cao nhất Đông Nam Á, cam kết của chính phủ về thúc đẩy cung cấp năng lượng và nhu cầu mạnh mẽ về chất lượng không khí.
Điện mặt trời mái nhà không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn giúp chống nóng cho công trình và góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Theo Techwire Asia, Việt Nam nhận thấy việc chuyển đổi sang năng lượng xanh cấp bách hơn bao giờ hết. Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng tỏ sự nghiêm túc theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, đặc biệt là khi áp dụng điện Mặt Trời.
Trên thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có công suất lắp đặt điện Mặt Trời cao nhất Đông Nam Á, tạo ra 16.500MW vào cuối năm 2020. Thống kê của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), cho thấy tính đến cuối năm 2020, Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới.
Xét đến tiềm năng điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đến năm 2050, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo. Về các dự án điện gió, Việt Nam có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á, với tiềm năng ước tính là 311 GW.
Các chuyên gia thị trường dự đoán nếu tiếp tục duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh như 2 năm qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vươn cao hơn nữa trong bảng xếp hạng, có khả năng vượt qua các quốc gia như Australia và Italy về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Việt Nam là nước tiêu thụ điện lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Đây là một trong những khu vực có nhu cầu năng lượng tăng nhanh nhất trên thế giới và trong 20 năm qua, nhu cầu tăng ở mức ổn định 6%/năm. Bốn nước tiêu thụ điện lớn nhất là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, chiếm hơn 80% tổng nhu cầu trong khu vực.
Việc Chính phủ Việt Nam cam kết thúc đẩy cung cấp năng lượng và nhu cầu mạnh mẽ về cải thiện chất lượng không khí là những động lực cơ bản quan trọng trong hướng đi này. Các quy định và chính sách hỗ trợ được thiết kế và thực thi tốt như thuế nhập khẩu (FiT), ưu đãi thuế và miễn tiền thuế đất cũng được coi là những yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng Mặt Trời, ở Việt Nam.
Báo cáo của IEA khẳng định, nhu cầu của cộng đồng về bảo vệ môi trường là động lực quan trọng thứ hai. Các chuyên gia tin rằng Việt Nam sẽ thu hút các nhà đầu tư và tài chính năng lượng tái tạo do có nhiều cơ hội về năng lượng xanh.
Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey cho rằng Chính phủ Việt Nam có thể đặt mục tiêu cao hơn nữa đối với dự thảo Quy hoạch điện 8 khá tham vọng hiện nay. Công ty này nhấn mạnh một lộ trình sử dụng năng lượng tái tạo có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam như tiết kiệm 10% chi phí điện năng tổng thể, cắt giảm phát thải khí nhà kính 1,1 GT...
Chất lượng không khí Hà Nội trong tuần có xu hướng xấu đi Chất lượng không khí (CLKK) trên địa bàn TP Hà Nội trong tuần này xấu hơn so với tuần trước, chỉ số CLKK (AQI1) tại các trạm quan trắc dao động từ 37-150. Ảnh minh họa Cụ thể, tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Chi cục BVMT, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần...