Cái tâm, cái tầm và những nỗ lực bền bỉ của những nhà khoa học ở Trường Đại học Nam Cần Thơ
Cách đây 5 năm, được sự đồng ý của thủ tướng Chính phủ, những nhà trí thức tâm huyết với giáo dục đã đầu tư xây dựng một ngôi trường đại học tại quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ, với tên gọi Đại Học Nam Cần Thơ.
Trưởng Đại Học Nam Cần Thơ
Trải qua 05 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nam Cần Thơ đã khẳng định vai trò và vị trí của mình, trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Sự phát triển của Nhà trường trong 05 năm đã được thể hiện rất rõ nét từng giai đoạn như quy mô tuyển sinh hàng năm của nhà trường luôn tăng theo hướng năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm học 2013 – 2014, trường bắt đầu tuyển sinh khóa I với hơn 750 học sinh, sinh viên bậc đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đến nay qua các kỳ tuyển sinh đã có tổng số sinh viên đang theo học tại trường hơn 8.000 sinh viên. Bên cạnh công tác tuyển sinh chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu và là yếu tố quyết định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của nhà Trường. Trường chú trọng đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật với thái độ và kỹ năng làm việc phù hợp với nhu cầu xã hội hiện đại.
Trường đã thực hiện việc công bố chuẩn đầu ra với tất cả các chuyên ngành đào tạo. Trường phối hợp với Tập đoàn Nam Miền Nam để tham gia giảng dạy kỹ năng thực hành, cho sinh viên làm việc thực hành tại doanh nghiệp với mô hình doanh nghiệp trong trường đại học gồm tất cả 20 ngành nghề mà trường đang đào tạo; thực hiện quy chế 3 công khai theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. không ngừng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trường hiện có 542 giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý. Ngoài ra, Nhà trường còn liên kết các trường đại học có uy tín trong khu vực và lãnh đạo các cơ quan doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tế để thỉnh giảng đối với một số học phần, nhằm trang bị thêm kiến thức lý thuyết và thực tiễn cho sinh viên.Từ khi mới thành lập, trường luôn quan tâm đến yếu tố quan trọng là phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và từ đây trường đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở học tập và nghiên cứu khoa học hiện đại và đạt chuẩn.
GSTS Phùng Xuân Nhạ – Bộ Trưởng Bộ giáo dục về thăm trường Đại Học Nam Cần Thơ
Video đang HOT
Ngày đầu mới thành lập, Trường đã đưa vào hoạt động khu hiệu bộ giảng đường với diện tích sàn hơn 6.000 m2, khu thực hành thí nghiệm ngành Dược với diện tích sàn trên 2.400m2, Khu Ký túc xá với diện tích sàn xây dựng hơn 8.000 m2, được xây dựng theo mô hình khu phức hợp khép kín tiện nghi dành cho sinh viên với nhiều loại hình dịch vụ như: phòng đọc sách, phòng internet…với diện tích tổng cộng về đất đai hơn 10 ha, có sức chứa khoảng 2.000 sinh viên. công trình khu hiệu bộ, giảng đường, phòng học được xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 10.000m2, nâng diện tích sàn xây dựng bình quân trên 15 m2/1 sinh viên. Mới đây, trường khánh thành đưa vào sử dụng Trung tâm thư viện điện tử với quy mô 1 trệt 3 lầu. Diện tích sử dụng trên 4.200 m2, kinh phí đầu tư trên 50 tỷ đồng, với nhiều dịch vụ kèm theo như siêu thị mini, cửa hàng thức ăn nhanh, phòng tập gym, cafe giải trí… xây dựng khu nhà xưởng thực hành ô tô với diện tích sàn xây dựng 3.000m2…
GSTS Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo nhà trường
- Phát huy thế mạnh của trường trong hợp tác quốc tế để đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hiệu quả hợp tác với các đối tác quốc tế. Trong đó, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép liên kết đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh với Trường Đại học KH-CN Malaysia theo quyết định số: 3712/QĐ-BGDĐT ngày 22/9/2017. Trường tăng cường và giữ mối liên hệ với các nhà khoa học nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Malaysia, Philipines. đẩy mạnh liên kết hợp tác quốc tế, nhiều đoàn công tác như Đại sứ New Zealand, Tổng Lãnh sự Nhật bản, Tổng lãnh sự Philipines, Sứ giả khoa học Hoa Kỳ, Trường Đại học Regis (Hoa Kỳ), Học viện Thương mại-Kỹ thuật Úc (AIBT), Viên lương thực Quốc tế (IRRI), Tập đoàn Tsukui (Nhật Bản),….đã đến thăm và hợp tác với trường
khánh thành thư viện điện tử của Đại học Nam Cần Thơ
Theo AHLĐ- GSTS Võ Tòng Xuận, Hiệu trưởng nhà trường, những định hướng phát triển trong thời gian đến khi mà Việt Nam với công cuộc đổi mới, đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho sự hợp tác; tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lí, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi lãnh đạo Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giảng viên và các em sinh viên sự chủ động, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm nhiều hơn nữa để thực hiện thành công các mục tiêu đã được đặt ra, đó là: Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu ngành đào tạo, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo, phương pháp giảng dạy, quản lý đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo; Tăng cường hiệu quả hợp tác với các đối tác quốc tế, nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên bằng cách chọn lọc đưa vào sử dụng một số chương trình đào tạo đang được giảng dạy tại các trường đại học nước ngoài phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam. Phấn đấu đưa 50% giáo trình vào giảng dạy bằng tiếng Anh cho một số ngành đào tạo; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cho cả giảng viên và sinh viên, triển khai rộng rãi công tác đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nội dung phải gắn với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật đồng thời đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, khoa học. Nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học và Kinh tế Phát triển của Trường; Hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Anh hùng lao động – GSTS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng trường Đại Học Nam cần Thơ
Trường đang triển khai xây dựng các hạng mục còn lại của giai đoạn 2 gồm nhiều dự án quy mô từ 2018 đến 2023 như: Vào cuối năm 2017, Trường khởi công xây dựng Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ dự kiến tổng diện tích sàn xây dựng 22.000 m2, quy mô 300 giường bệnh nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh, thực hành-thực tập cho sinh viên khối ngành Y-Dược, dự kiến giữa năm 2019 sẽ khánh thành đưa vào sử dụng Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ. Tổng kinh phí đầu tư về đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trên 675 tỷ đồng.- Showroom ô tô, Garage sửa chữa ô tô, Xưởng chế biến thực phẩm (thực phẩm chức năng), sản xuất dược phẩm, phục vụ cho việc học tập, thực hành-thực tế đa ngành nghề (kiến trúc, xây dựng, quản lý đất đai, công nghệ thông tin, sức khỏe…. Dự kiến trong thời gian đến nhà trường sẽ xây dựng khu nhà ở tập thể dành cho cán bộ-giảng viên, chuyên gia, xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 4 sao ,Xây dựng khu du lịch sinh thái,… Tổng kinh phí xây dựng cả 02 giai đoạn khoảng 2.000 tỷ đồng.
sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ tại buổi lễ khai giảng năm học mới
Thời gian không dài, chỉ mới 5 năm đầu tư xây dựng và phát triển, trong từng giai đoạn với những bước đi thích hợp, đã và đang cho thấy Đại học Nam Cần Thơ đang có tốc độ phát triển nhanh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho khu vực đồng bằng Sông Cửu long nói riêng và cả nước nói chung. Những thành quả đó nhờ vào cái tâm, cái tầm và những nỗ lực bền bỉ của các nhà khoa học tại trường Đại học Nam Cần Thơ trong suốt nhiều năm qua .
Theo Congluan.vn
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình môn học mới
Dự kiến chiều nay (19.1), Bộ GD-ĐT sẽ công bố dự thảo chương trình của 20 môn học/hoạt động giáo dục từ cấp tiểu học đến THPT.
ảnh minh họa
Trong đó, có những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như: tiếng Việt/ngữ văn, toán, giáo dục công dân, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Một số môn học tích hợp mới như: lịch sử và địa lý (cấp THCS), khoa học (cấp tiểu học), khoa học tự nhiên (THCS), giáo dục kinh tế và pháp luật; một số môn học/hoạt động giáo dục lần đầu tiên được đưa vào chương trình dưới hình thức bắt buộc là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tin học; hay môn học tự chọn ở cấp THPT như môn nghệ thuật...
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, dự thảo các chương trình môn học được công bố đã được các vụ, cục có liên quan thuộc Bộ GD-ĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo viên cốt cán tiểu học, THCS, THPT đại diện cho đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý.
Sau khi chỉnh sửa trên tinh thần tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý của một số tổ chức, cá nhân trên, dự thảo chi tiết các chương trình các môn học được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT từ chiều 19.1.2018 để tiếp tục xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Theo TNO
Phản biện độc lập Tiến sĩ - siêu quyền lực khoa học Sử dụng phản biện độc lập, đào tạo Tiến sĩ Việt Nam đang trở nên thiếu minh bạch, lạc lõng không giống ai và tự nhốt mình trong ao làng. Sử dụng phản biện độc lập như là SIÊU QUYỀN LỰC KHOA HỌC là cách làm phản khoa học trong một thế giới văn minh. Vậy ai là người có quyền kiểm soát...