Cái sai của người học thạc sĩ khi chưa định hướng đúng

Theo dõi VGT trên

Chọn sai ngành, hụt hẫngchương trình đào tạo không như kỳ vọng, chú trọng nhiều vào lý thuyết là những điều Thanh Huyền (28 tuổi) đã trải qua khi học thạc sĩ ở nước ngoài.

Cái sai của người học thạc sĩ khi chưa định hướng đúng - Hình 1

Nhiều người chọn học hơn 2 bằng thạc sĩ vì chọn sai ngành ở quá khứ. Ảnh: University of Canterbury.

Năm 2018, Thanh Huyền (28 tuổi, TP.HCM) mang theo kỳ vọng của gia đình (khi anh chị họ đều tốt nghiệp thạc sĩ ở châu Âu), chọn học chương trình đào tạo thạc sĩ Truyền thông tại ĐH RMIT (Australia). Thời điểm đó, cô chưa biết bản thân đang cần gì và có thế mạnh ra sao.

Tốt nghiệp chương trình đào tạo này, Huyền không còn hứng thú và muốn gắn bó, làm việc lâu dài trong ngành Truyền thông. Năm 2021, cô chọn học tiếp chương trình thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin ở ĐH Flinders (Australia). Hiện tại, Huyền sắp tốt nghiệp bằng thạc sĩ thứ 2. Cô cũng đang làm việc và sinh sống ở Australia.

Theo Huyền, chương trình đào thạc sĩ là lựa chọn “không tệ” nhưng không phải tốt nhất hoặc bắt buộc. Trước khi lựa chọn, người học nên suy nghĩ kỹ càng.

Trả giá bằng tiền vì chọn sai ngành

Cụ thể, sau 2 năm tốt nghiệp bằng cử nhân, khi đi làm, Thanh Huyền luôn cảm thấy “thiếu nhiều thứ”. Cô ám ảnh chuyện nâng cao lợi thế cạnh tranh trong công việc và phải hiểu biết nhiều hơn.

Trong lúc không rõ bản thân đang có lợi thế nào và cần làm gì tiếp theo, Huyền chọn học thạc sĩ ở nước ngoài. Cô hy vọng sau khi học thạc sĩ, bản thân sẽ có cơ hội làm việc ở vị trí cao, thăng tiến nhanh hơn.

Lựa chọn lúc đầu của Huyền là chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Truyền thông ở ĐH RMIT (Australia). Kết thúc chương trình đào tạo này, nhận tấm bằng tốt nghiệp, Huyền hoang mang khi phát hiện bản thân không muốn gắn bó dài lâu với nghề Truyền thông như cô từng suy nghĩ. Vì vậy, cô tìm hiểu ngành học khác.

Công nghệ thông tin là lựa chọn tiếp theo của Huyền. Cô nhận thấy ngành nghề này ở Australia rất phát triển, chất lượng đào tạo tại các trường đại học cũng được đánh giá cao. Vì vậy, vào năm 2021, Huyền học tiếp bằng thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin ở ĐH Flinders (Australia).

Video đang HOT

“Nếu có thể quay lại thời gian đầu, tôi ước mình tìm hiểu kỹ càng hơn trước khi quyết định ngành học. Chọn sai ngành, tôi đã tiêu tốn về mặt tài chính của gia đình rất nhiều. Nhưng cũng nhờ việc đi du học, trải nghiệm môi trường đa dạng, học ’sai’ một ngành, tôi mới nhận ra được điểm đến cuối của mình là gì”, Huyền nói.

Cái sai của người học thạc sĩ khi chưa định hướng đúng - Hình 2

Khi chọn sai ngành học, học viên có thể phải trả giá đắt về tiền bạc. Ảnh: Master’s Programs Guide.

Đồng cảnh ngộ, khi sang Australia học thạc sĩ, Hồ Mai (28 tuổi, Hà Nội) cũng phải trả giá bằng tiền học phí cho lựa chọn sai ngành của mình.

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp cử nhân, Mai dành một năm để tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành học, cơ hội nghề nghiệp và môi trường đào tạo thạc sĩ trên thế giới. Cô được gia đình khuyên lựa chọn ngành Quản trị khách sạn ở một trường đại học tại Australia.

Qua lời tư vấn của bố mẹ, Mai ngộ nhận tính cách của bản thân phù hợp với ngành này nên đã quyết định theo học. Thế nhưng, chỉ sau 3 tháng của học kỳ đầu tiên, cô đã phát hiện mình không thuộc về ngành Quản trị khách sạn. Cô thích lắng nghe, tìm hiểu tâm lý xã hội và hỗ trợ mọi người hơn là làm việc ở khách sạn.

Sau đó, Hồ Mai đã tìm hiểu ngành Công tác xã hội. Cô quyết định từ bỏ chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị khách sạn để theo đuổi ngành khác.

Với lựa chọn này, Mai phải trả giá bằng việc phải đầu tư thêm thời gian và học phí cho chương trình thạc sĩ. Thay vì mất 2 năm để hoàn thành chương trình này, Mai tốn thêm 3 tháng. Cô cũng lãng phí số tiền học ở chương trình thạc sĩ Quản trị khách sạn trước đó.

Học thạc sĩ ở nước ngoài không giúp đổi đời

Tham gia học tập ở 2 chuyên ngành khác nhau, Thanh Huyền nhận ra để theo học và thích ứng với chương trình đào tạo thạc sĩ, học viên phải có khả năng tự học cao và kiên trì.

Cô cho biết bài giảng ở chương trình đào tạo này không quá đa dạng và chú trọng đến trải nghiệm khám phá kiến thức của học viên. Huyền cảm giác các bài giảng thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành. Trong một số lớp lý thuyết, sự tương tác giữa giảng viên và người học không cao.

Cái sai của người học thạc sĩ khi chưa định hướng đúng - Hình 3

Việc học thạc sĩ chú trọng rất nhiều vào khả năng tự học của cá nhân. Ảnh: Kiiky.

Thanh Huyền nhận định kiến thức ở bậc học thạc sĩ rất chuyên sâu. Nó phù hợp với những học viên đã đi làm một thời gian, có hiểu biết, trải nghiệm liên quan đến ngành học nhiều hơn. Dù đã nắm vững các kiến thức này, những ngày đầu khi đi làm, Huyền vẫn chưa có cơ hội để áp dụng.

Ngoài ra, Thanh Huyền cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu kiến thức ở bậc học thạc sĩ rất nặng, đặc biệt trong quá trình làm luận văn cuối kỳ. Học viên phải đọc rất nhiều bài viết và chuẩn bị trong thời gian dài.

“Khi học thạc sĩ, chúng ta không thể dựa vào ai được mà phải tự học, tự xử lý vấn đề. Để phát triển bản thân, người học phải nỗ lực rất lớn. Tôi cũng nhận ra, bằng thạc sĩ ở nước ngoài, dẫu từ trường lớn cũng không giúp mọi người đổi đời hoặc đạt vị trí cao trong công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, nếu đặt kỳ vọng quá cao, người học sẽ dễ thất vọng và hụt hẫng”, Huyền nói.

Cũng theo Huyền, người học cần chuẩn bị tâm lý trước và xác định bản thân có thực sự muốn học thạc sĩ hay không vì số tiền bỏ ra cho chương trình này không nhỏ. Họ cũng có thể mất 2 năm rời khỏi thị trường việc làm để tập trung cho học tập.

Nhưng chọn học thạc sĩ là đúng

Nhận thấy những nhược điểm nêu trên nhưng Thanh Huyền cũng không phủ nhận lợi ích của việc học chương trình đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài.

“Tôi từng than phiền về học phí, chương trình học thạc sĩ với bạn bè. Nhiều lúc ngồi làm bài cuối kỳ cực không thể tả, tôi tự hỏi mình đang làm gì ở đây, học thêm nhiều vậy rồi sao nữa. Nhưng tôi không hối hận vì đã học 2 chương trình thạc sĩ này. Nhờ nó, tôi đã khám phá được bản thân thực sự muốn gì, thích ứng đến đâu và giỏi điểm nào”, Huyền nói.

Từ các kiến thức, trải nghiệm làm dự án thực tế và mối quan hệ trong ngành với các giảng viên, khách mời thỉnh giảng, công ty liên kết với trường học; con đường bước vào nghề Công nghệ thông tin của Huyền đã trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại, cô đang làm nhân viên part time ở nhóm Digital Recruitment (tạm dịch: Tuyển dụng kỹ thuật số) của ĐH Flinders.

Đồng quan điểm, Hồ Mai cho rằng quyết định học thạc sĩ của bản thân là đúng đắn (dù cô từng chọn sai ngành). Tấm bằng thạc sĩ ngành Công tác xã hội giúp Mai tin tưởng hơn vào định hướng nghề nghiệp của mình.

Chỉ sau 2 tháng tốt nghiệp, ở lại làm việc và sinh sống tại Australia, Mai đã có công việc đầu tiên. Tuy nhiên, công việc này không tận dụng hết 100% kiến thức cô đã được học. Vì vậy, sau khoảng 8 tháng, Mai chuyển sang làm nhân viên bảo vệ trẻ em. Hiện tại, công việc của cô là nhà tâm lý học lâm sàng ở Australia.

“Khi học ngành thạc sĩ Công tác xã hội, tôi được tìm hiểu về những vấn đề trong xã hội của Austrlia. Tận dụng lợi thế này, tôi có khả năng hiểu thân chủ của mình khi tư vấn tâm lý nhiều hơn”, Mai nói.

Xác định theo đuổi công việc này lâu dài, Mai dự định học thêm chương trình thạc sĩ Thực hành sức khỏe tinh thần ở ĐH Queensland (Australia) vào tháng 2 năm sau. Cô cũng định hướng sẽ học lên tiến sĩ khi có điều kiện.

Học phí ngành truyền thông lên đến 321,284 triệu đồng/năm

Nhóm ngành truyền thông ở các trường đại học có nhiều mức thu khác nhau. Trong đó, ĐH RMIT thu học phí ngành này lên đến 321,284 triệu đồng/năm.

Năm 2022-2023, mức học phí ngành Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tăng 8% so với năm 2021.

Cụ thể, đối với sinh viên chính quy hệ đại trà là 440,559 nghìn đồng/tín chỉ. Hệ chất lượng cao là 1,321,677 đồng/tín chỉ.

Áp dụng với khóa 42 (2022-2026), mức học phí ngành Truyền thông Marketting (hệ chất lượng cao) là 1.090.900 đồng/tín chỉ; ngành Báo truyền hình, báo mạng điện tử (hệ chất lượng cao) là 1,058,800 đồng/tín chỉ.

Ngành Truyền thông đa phương tiện của Học viện Phụ nữ Việt Nam với học phí dự kiến năm 2022-2023 là 318.000-400.000 đồng/tín chỉ, tùy thuộc từng ngành đào tạo và mức học phí mỗi năm học tăng không quá 15%.

Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy ĐH Hà Nộ i năm 2022-2023 dao động trong khoảng 600.000-1,3 triệu đồng/tín chỉ đối với nhóm ngành dạy chuyên bằng ngoại ngữ và 600.000-940.000 đồng/tín chỉ đối với nhóm ngành Ngôn ngữ.

Cụ thể, ngành Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh) với học phí là 85,4 triệu đồng/khóa, ngành Truyền thông doanh nghiệp (tiếng Pháp) với học phí là 73,920 triệu đồng/khóa.

Dưới đây là danh sách học phí năm 2022-2023 ở các trường đại học đào tạo ngành truyền thông.

Học phí ngành truyền thông lên đến 321,284 triệu đồng/năm - Hình 1

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
Hoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phốHoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phố
15:11:27 22/01/2025
Xuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc AnhXuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc Anh
14:59:44 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Song Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji HyunSong Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji Hyun
15:21:21 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Sao việt

20:58:00 22/01/2025
Diva Hồng Nhung đã hoàn thành một đợt điều trị ung thư vú và sẽ cố gắng vượt qua chặng hành trình nhiều khó khăn và thử thách sắp tới.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

Thế giới

20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...
Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm

Sao thể thao

20:50:22 22/01/2025
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền - bà xã tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã chia sẻ video khi cùng người bạn thân thiết đi mua túi xách hàng hiệu.
Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Netizen

20:48:46 22/01/2025
Nữ giúp việc bắt đầu công việc từ 5h30 và chỉ được nghỉ ngơi sau 23h mỗi ngày. Chu kỳ mệt mỏi lặp đi lặp lại khiến người phụ nữ kiệt sức.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Pháp luật

20:28:20 22/01/2025
- Chưa xin cấp phép lập dự án, Trần Công Thắng đã rao bán dự án Ruby City, thu tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Tin nổi bật

20:18:21 22/01/2025
Đây là một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai , theo người phát ngôn.
Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Nhạc việt

20:16:57 22/01/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.
7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

Tv show

19:35:39 22/01/2025
Phát sóng tập đầu tiên vào năm 2018, chương trình 7 Nụ cười Xuân từng là món ăn quen thuộc của nhiều khán giả mỗi dịp Tết đến.