Cái Nước (Cà Mau): Chặn nguy cơ bùng phát bệnh dại
Theo bác sĩ Tô Văn Lành- quyền Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cái Nước ( Cà Mau), chỉ riêng trong tháng 7, trên địa bàn huyện ghi nhận 4 trường hợp người bị chó cắn (ấp Bào Tròn, xã Đông Thới; Ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng và ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú).
Ảnh minh họa
Cơ quan thú y đã lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus dại. Chính quyền địa phương, nhân viên y tế đã đến xử lý ổ dịch và vận động những người bị chó cắn đi tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại. Còn Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cái Nước Lý Hùng Hiển cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có trên 15.000 con chó, mèo, trong đó chỉ có trên 500 con được tiêm phòng bệnh dại. Cơ quan chức năng đang phối hợp với chính quyền địa phương tiêm ngừa triệt để nhằm ngăn chặn số ca nguy hiểm do bị vật nuôi cắn.
Đươc biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện ghi nhận 5 trường hợp bị chó cắn, tất cả đều được tiêm phòng. Theo Phó trưởng Trạm Y tế xã Phú Hưng Phạm Xuân Vũ thì Trạm Y tế xã đã tiêm vaccine phòng bệnh hầu hết chó, mèo trong xã. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân chủ quan, lơ là trong phòng bệnh dại, không chủ động tiêm ngừa vaccine dại cho chó, mèo nuôi tại gia đình. Đó chính là nguyên nhân làm cho bệnh dại tiềm ẩn rất nguy hiểm.
Tuy rằng từ đầu năm đến nay, tại huyện Cái Nước chưa ghi nhận trường hợp bệnh dại trên người, tuy nhiên, tình hình bệnh dại được dự báo vẫn diễn biến phức tạp. Theo bác sĩ Tô Văn Lành, để thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dại, mà nguồn lây nhiễm xuất phát từ chó mèo, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và cơ quan thú y. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, giám sát và xử lý triệt để ổ dịch tại các địa bàn có chó dại, thực hiện tốt công tác tiêm ngừa phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo, đặc biệt là nâng cao ý thức phòng bệnh dại cho nhân dân.
Video đang HOT
H.Kim
Theo daidoanket
Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường
Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường.
Các trường tăng cường công tác vệ sinh trước mùa khai trường. Ảnh minh họa
Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh miền Trung như Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, TPHCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số người mắc tại các địa phương do học sinh tập trung trở lại vào năm học mới.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Cuc Y tê dư phong, Bô Y tê đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai tích cực các nội dung:
Tham mưu cho Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính; triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện ăn chín, uống chín, ở sạch, bàn tay sạch và sử dụng đồ chơi sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng bằng nhiều hình thức và theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Ngay từ đầu năm học mới, tổ chức thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy thông thường.
Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, thu dung, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch.
Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận trường hợp mắc bệnh và khu vực có ổ dịch cũ.
Thanh Lâm
Theo congluan
Lại thêm một trường hợp trẻ 2 tuổi bị chó nuôi tấn công rách vùng đầu mặt Cháu H. nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ. 7h ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (Tên đã được thay...