Cái nhìn khác về chuyện học thêm
Mọi người luôn có một suy nghĩ mặc định rằng, học thêm là một hình thức học tập chứa đựng những yếu tố tiêu cực nhiều hơn là tích cực… Họ móc nối những tiêu cực hy hữu để rồi quy chụp ngay rằng học thêm là xấu. Nhưng chuyện học thêm chưa hẳn là tiêu cực, chỉ khác là cách nhìn nhận.
Sự vật luôn vận động và phát triển
Học thêm là nhu cầu tất yếu?
Mỗi thời đại, có một cách sống khác nhau, không thể mang những điều phổ thông của thời đại trước để áp dụng lên thời đại mới. Cũng giống như việc, chúng ta mang một động cơ 50 phân khối của chiếc Honda 67 để lắp vào khung xe của chiếc mô tô phân khối lớn, rồi bắt nó phải vận hành y như chiếc mô tô chuẩn. Không thể làm được điều đó trừ khi động cơ ấy phải được nâng cấp, tiến hóa toàn bộ. Sao tôi lại lấy hình ảnh của xe cộ để nói về vấn đề học thêm? Vì hình ảnh của nó có nét tương đồng với quá trình phát triển của xã hội, mà học hành, giáo dục cũng là một trong những vấn đề nằm trong xã hội ấy.
Nhu cầu học hành của con người là vô hạn. Việt Nam ta cũng vậy, đã thấm thía cái sự thiệt thòi khi đã có thời kỳ bị mù chữ đến 95% dân số. Lê Nin cũng đã nói rằng “Học, học nữa, học mãi”, vậy thì tại sao khi đã biết chữ thì lại không được học thêm cho giỏi hơn. Xét cho cùng nó cũng là nhu cầu hết sức bình thường.
Theo Điều 3, Chương I, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định: Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học
Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Như vậy, có thể thấy việc dạy thêm, học thêm hoàn toàn là những điều được coi là chính đáng của cả thầy và trò. Đó là nhu cầu cần thiết, tất nhiên miễn là đáp ứng đúng với quy định hiện hành.
Cũng chia sẻ về vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay, GS.TS Nguyễn Xuân Hãn – giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra ý kiến: “Nguyên nhân quan trọng nhất là do chương trình nặng. Chương trình của chúng ta nặng hơn so với thế giới, lệch từ 1 đến 3 năm. Với chương trình như hiện nay khẳng định nếu không học thêm thì không hiểu được, bố mẹ cũng không thể dạy hiểu được con. Việc học thêm phải là tự nguyện chứ không phải ép buộc. Nếu như vậy thì “Dạy thêm không có gì xấu nếu dạy nghiêm túc, bởi mình cấm có được đâu”.
“Con người ta đi học cần phải kèm cặp, ở nước ngoài họ cũng kèm cặp, chuyện đó là bình thường làm sao mà cấm được. Nhưng đó là trong sạch, còn ép học thêm lại là chuyện khác…” – GS.TS Nguyễn Xuân Hãn lí giải thêm về điều này.
Tiêu cực chỉ là hi hữu
Video đang HOT
Có nhiều người vẫn xót xa khi thấy hình ảnh những học sinh cấp 1, cấp 2 phải đeo balo sách vở hàng chục cân trên lưng, rồi học ngày học đêm nhưng rõ ràng mỗi người có sự lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ, họ cho đấy là điều tốt với bản thân thì họ làm. Vấn đề đáng nói là thực tế hiện nay, việc học thêm đôi lúc không hẳn vì nhu cầu mà vì theo phong trào, vì không tham gia thì học sinh sẽ bị trù dập…
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của việc học thêm, GS.TS Nguyễn Xuân Hoãn cho rằng: “Đây là một vấn đề nhạy cảm, không phải ai cũng nói ra. Cần phải nói thêm là lương giáo viên hiện nay còn thấp. Việc dạy thêm ở nhà trường lại gắn liền với tiền nong, với quản lý thu chi… Giáo viên trực tiếp giảng dạy chỉ được 60% tiền thu của học sinh, còn lại sẽ phải nộp cho nhà trường chi cho công tác quản lý, cơ sở vật chất… cho nên đôi khi tiêu cực sẽ xảy ra, nhưng đó không phải tất cả.”
Những câu chuyện như: cô giáo ép học sinh phải học thêm để kiếm chác, không học thì trù dập khiến phụ huynh không còn sự lựa chọn nào khác. Những việc ấy có thể có thật.. Đơn giản vì những điều tiêu cực khi được phơi bày trên mặt báo, phương tiện truyền thông thì mọi người có thể có những suy nghĩ quy chụp.
Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu chúng ta biết phát huy những mặt tích cực của việc học thêm thì chắc chắn nó sẽ là vấn đề rất được ủng hộ. Quan trọng là chúng ta nhìn nó ở khía cạnh nào và có thái độ cầu thị để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của nó hay không.
Theo baobaovephapluat.vn
Học ngày rồi lại học đêm
Mặc dù chưa phải đến mùa thi nhưng học sinh lớp 12 ở nhiều trường THPT trên địa bàn TP HCM phải học suốt ở trường từ 6h30 đến 22h mới được ra về.
Học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, TP HCM tan học lúc 22h05 (ảnh chụp ngày 17/12/2
Tối 16/12/2015, tại một cơ sở của Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM) trên đường Mai Lão Bạng, đồng hồ đã điểm đúng 22h, nhưng nhiều phụ huynh đậu xe ngoài cổng trường vẫn dõi mắt vào trong trường.
Chị N., phụ huynh của một học sinh lớp 12C6, cho biết: "Tùy vào lịch học của mỗi ngày, thời gian học sinh ra về sớm nhất là 22h; có bữa gặp bài khó thì về trễ hơn, nhưng cũng chỉ đến 22h30 thôi. Biết chắc chắn như vậy nhưng mình và nhiều phụ huynh khác vẫn đến sớm hơn 10-15 phut để được đón con ngay. Học suốt cả ngày cháu nó cũng mệt lắm rồi, ra khỏi trường cháu nào cũng muốn về nhà ngay để tắm rửa, nghỉ ngơi. Khuya như thế này mà phải đứng chờ đợi người nhà nữa thì tội nghiệp lắm".
Chủ nhật cũng học
Đúng 22h10, các học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến lục tục ra khỏi cổng trường. Một học sinh lớp 12 (đề nghị không nêu tên) đang học để chuẩn bị thi khối D, kể: "Thường mỗi ngày em dậy từ 5h30, vệ sinh cá nhân xong thì đến trường ăn sáng. Đúng 6h30, chuông reng vào lớp. Buổi sáng học đến 11h30, học sinh được nghỉ ăn trưa. 13h30 vào học buổi chiều, đến 16h30 nghỉ ngơi và ăn chiều; 18h, tụi em tiếp tục giờ học buổi tối, 22h ra về. Học suốt như vậy từ thứ hai đến thứ sau, thứ bay và chủ nhật cũng phải học từ sáng đến 16h30, chỉ được nghỉ buổi tối mà thôi".
Học sinh này còn cho biết thêm: "Cứ ba tuần học sinh lớp 12 tụi em mới được nghỉ một ngày chủ nhật trọn vẹn".
Khi chúng tôi hỏi: "Học suốt tuần như vậy có thấy mệt không?", bạn học sinh liền nhún vai: "Mệt chứ! Nhưng tụi em học như vậy từ đầu năm học đến nay rồi, riết cũng quen. Nhưng cứ về nhà là đứa nào cũng lăn quay ra ngủ để lấy sức ngày mai học tiếp. Vậy mà có ngày lên lớp vẫn cứ buồn ngủ".
Để trả lời cho câu hỏi: "Học suốt như vậy thì có hiệu quả không?", một học sinh lớp 12C6 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến bày tỏ: "Tùy mỗi người thôi. Nhưng tôi nghĩ đa số là hiệu quả. Bởi vì mỗi dạng bài thầy cô đều cho ôn đi ôn lại, làm đi làm lại rồi, làm riết thành ra thuộc luôn".
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện trên địa bàn TP HCM có khá nhiều trường tổ chức cho học sinh học vào ban đêm như: Trường THCS-THPT Nhân Văn, Trường THCS-THPT Tân Phú, Trường THCS-THPT Thanh Bình...
Do phụ huynh yêu cầu
Trao đổi với chúng tôi, TS Lê Trọng Tín, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, cho biết: "Từ thời cổ xưa đến nay học sinh phải khổ học mới thành tài. Đến lớp 12 rồi nếu các em không tập trung học thì làm sao mà thi đậu được? Nếu học sinh không đậu đại học được là nhà trường có tội với phụ huynh.
Ở trường chúng tôi, buổi sáng và chiều học sinh học chính khóa. Buổi tối là thời gian tự học của học sinh dưới sự giám sát của giáo viên quản nhiệm, chứ các em không học thêm bài mới. Mặc dù tự học nhưng học sinh vẫn ngồi theo mô hình lớp học trong không khí nghiêm túc, nếu có chỗ nào "bí" thì có thể hỏi giáo viên để được giải đáp ngay".
Thế nhưng, tại sao nhà trường không để học sinh về nhà tự học bài, làm bài mà phải "cấm túc" tại trường vào buổi tối? TS Lê Trọng Tín giải thích: "Thời điểm học buổi tối có thể hiểu là thời gian học sinh thẩm thấu kiến thức đã học từ buổi sáng và chiều. Vào các buổi sáng, lúc 6h30 trường tôi gọi là tiết 0: giao viên sẽ kiểm tra xem học sinh có làm bài, học bài của hôm trước không. Kiểm soát ngặt nghèo như vậy nhưng vẫn có em không làm".
Ông Lê Hữu Khương, Tổng quản nhiệm cơ sở 1 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, còn băn khoăn: "Nếu cho các em về nhà tự học thì trong thời gian nhất định của buổi tối liệu các em có làm được khối lượng bài tập theo yêu cầu như ở trường không? Thật ra thời gian buổi tối học sinh được giải lao 30 phut, chứ không phải học suốt 4 tiếng đồng hồ".
Trong khi đó, một giáo viên Trường THCS-THPT Thanh Bình lại cho rằng: "Chính phụ huynh đề nghị nhà trường phải tổ chức cho học sinh học tại trường vào buổi tối. Bởi nhiều em không có tinh thần tự học. Có phụ huynh đã than thở rằng, cứ về nhà là các em chơi game rồi ăn, ngủ, ba mẹ có nói gì cũng không nghe, nhắc nhở học bài cũng không học. Họ bảo, chỉ còn cách nhà trường "cấm túc" đến 9, 10h đêm, có giáo viên ngồi kè kè bên cạnh là học sinh phải học chứ không chạy đi đâu được".
Tương tự, một hiệu trưởng trường THPT ở Gò Vấp cũng tâm sự: "Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng thât sự bây giờ có rất ít học sinh muốn đi đến đích của kiến thức. Các em ngại học, chán học, bước vào lớp học với sự uể oải, nhưng khi đi chơi thì các em tràn đầy sinh lực.
Có phụ huynh đã nói thẳng với tôi: "Nhà trường cần nghĩ ra nhiều cách thức để "cấm túc" học sinh trong khuôn viên trường từ sáng đến tối. Khi về nhà, các cháu chỉ tắm rửa, ăn uống rồi đi ngủ thôi. Nếu 17h, học sinh tan học rồi các cháu đi chơi bời, dễ sa vào những cạm bẫy của xã hội thì làm sao cha mẹ quản lý được. Nếu trường không tổ chức giữ học sinh vào buổi tối thì tôi xin chuyển trường cho cháu...".
Không muốn nhưng phải học
"Từ đầu năm học đến giờ, ngày nào em cũng phải thực hiện theo thời gian biểu: buổi sáng 6g45 có mặt ở trường (may là nhà em ở gần trường, chứ có nhiều bạn ở xa cực lắm). Buổi trưa em ở lại trường ăn trưa, rồi tranh thủ ngủ lấy sức để chiều tối học tiếp.
Tới khoảng 5g chiều học xong chương trình chính khóa, em được người nhà đón về ăn cơm, tắm rửa rồi quay lại trường học buổi tối. Lúc này chủ yếu thầy cô cho tụi em ôn lại bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Có những đợt bài vở nhiều, phải học nhiều hơn để chuẩn bị làm kiểm tra thì thât sự là có thiếu ngủ. Vô lớp đứa nào cũng ngáp ngắn ngáp dài. Học cực quá, nhưng đây là năm cuối cấp nên tụi em phải ráng chứ biết làm sao.
Nói chung, thời gian ở trường suốt từ sáng đến tối mình thu nạp được kiến thức nào thì thu, chứ 10g đêm về đến nhà là lăn ra ngủ luôn, không xem bài vở gì được nữa, quá mệt rồi.
Đương nhiên, nếu có sự lựa chọn khác thì chắc chắn em đâu muốn học như thế này!".
T.N.H. (học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Tân Phú)
Không thi cũng vẫn học đêm
Cứ tưởng chỉ học sinh lớp 12 mới phải học ngày học đêm để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Trong những ngày đi thực tế, chúng tôi đã gặp cả những học sinh các lớp dưới. Các em bắt buộc phải đi học thêm vào buổi tối theo ý nguyện của cha mẹ mình.
Phụ huynh của em N.T.T.D. (lớp 7 Trường THCS-THPT Nhân Văn) giải thích: "Nhà tôi đăng ký gửi con cho nhà trường tới tối mới đón về, chứ để ở nhà nó cũng đi chơi. Vì con tôi là con gái nên vợ chồng tôi còn lo nó có người yêu sớm nữa, phức tạp lắm, cha mẹ không quản được. Cứ để nó trong trường là an toàn nhất. Cháu nó mới lớp 7 mà phải học suốt từ sáng đến tối tôi cũng xót lắm. Nhưng thấy cháu không than thở gì nên vẫn cứ cho cháu học".
Theo Hoàng Hương - Hải Quân/Tuổi Trẻ
Báo động học sinh rối loạn tâm lý Trong số 3.000 học sinh tại Hà Nội và tỉnh Hải Dương, khoảng 9% các em nói từng có ý định tự tử, 6% đã có kế hoạch "ra đi mãi mãi" vì gặp nhiều vấn đề trong học tập, cuộc sống. Mới đây, tại diễn đàn "Đoàn Thị Điểm Confession" trên Facebook, một học sinh viết: "Con cảm thấy vô cùng ngột...