Cái khó của Apple tại Trung Quốc
Những rắc rối của Apple tại Trung Quốc, địa bàn sản xuất kiêm thị trường đông dân nhất thế giới, không dễ giải quyết.
Apple tổ chức sự kiện nhà phát triển thường niên tại California, Mỹ vào ngày 6/6 với nhiều hứng khởi, song những “vở kịch” lớn nhất của hãng lại đang diễn ra ở phía bên kia của thế giới. Tại Thượng Hải và khu vực lân cận, Apple vấp phải khó khăn chuỗi cung ứng và nhiều vấn đề khác do phong tỏa Covid-19 gây ra. Thị trường Trung Quốc, cỗ máy tăng trưởng khổng lồ của Apple, cũng biến động.
Tới thời điểm hiện tại, thúc đẩy doanh số tại Trung Quốc là một trong những thành tựu quan trọng nhất dưới thời CEO Tim Cook. Ông là người có công lớn khi biến nước này thành địa bàn sản xuất khổng lồ, giúp cắt giảm chi phí. Dù vậy, ván bài sản xuất tập trung dần trở nên mạo hiểm.
Điểm yếu của Apple bộc lộ vào tháng trước, khi các vụ đụng độ xảy ra tại nhà máy của đối tác cung ứng tại Thượng Hải. Công nhân tại đây “nổi loạn” sau quãng thời gian dài bị cách li tại nhà máy, nơi họ bị cấm ra ngoài trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của Covid-19.
Apple cảnh báo gián đoạn do thiếu hụt chip và phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại 8 tỷ USD doanh thu quý này.
Theo cây bút Mark Gurman của Bloomberg, chính sách Zero Covid đã ảnh hưởng đến các lô hàng MacBook. Người tiêu dùng Mỹ phải đợi khoảng 2 tháng nếu đặt mua MacBook Pro 14 hoặc 16 inch. Do đó, không có gì bất ngờ nếu mẫu MacBook Air vừa ra mắt đầu tuần sẽ không kịp lên kệ vào tháng 7 như dự kiến.
Apple đang tìm cách giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong một cuộc điện đàm với nhà đầu tư gần đây, ông Cook khẳng định chuỗi cung ứng của mình “thực sự toàn cầu”. Thực tế, Apple hiện sản xuất một số iPhone tại Ấn Độ và Brazil, cùng kế hoạch chuyển vài dây chuyền iPad và MacBook sang Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô của các khu vực vẫn còn nhỏ bé so với đế chế sản xuất của Trung Quốc.
Xây dựng các chuỗi cung ứng địa phương hóa không phải là nhiệm vụ có thể hoàn thành nhanh chóng. Foxconn mất hơn 3 thập kỷ để đạt tới quy mô như bây giờ, nhờ vào mạng lưới các nhà sản xuất linh kiện toàn diện, không ngừng bành trướng theo thời gian. Không quốc gia nào hội tụ đủ linh kiện cần thiết để tái tạo cơ sở lắp ráp iPhone của Foxconn tại Trung Quốc. Vào mùa cao điểm, Foxconn tuyển dụng vài trăm ngàn công nhân.
Video đang HOT
Cùng lúc này, Trung Quốc đang vật lộn nhằm đạt mục tiêu kinh tế đề ra năm nay. Các thị trường vẫn đang hứng chịu tác động từ chiến dịch Zero Covid. Một điểm tích cực đối với Apple là tình hình vẫn còn tốt hơn các đối thủ Android khi mục tiêu sản xuất iPhone năm 2022 không chênh lệch nhiều năm 2021.
Khi ngày càng nhiều công ty tìm cách đa dạng hóa sản xuất và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như Apple, rất có thể nước này cuối cùng sẽ đánh mất ngôi vị “công xưởng thế giới”. Dù vậy, để làm được như vậy, sẽ là một hành trình không hề dễ dàng.
Apple đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam, Ấn Độ
Hãng công nghệ vừa thông báo với đối tác sẽ đẩy mạnh sản xuất ở các quốc gia châu Á nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.
Theo Wall Street Journal, Apple thông báo đến các đối tác rằng hãng sẽ tăng cường sản xuất các dòng sản phẩm của mình bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ là 2 quốc gia được hãng công nghệ nhắm đến để xây dựng các cơ sở mới, trong đó có iPhone.
Trong thời điểm này, những động thái của Apple được theo dõi chặt chẽ. Wall Street Journal nhận định bất kỳ quyết định nào của Apple cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà sản xuất Mỹ khác trong thời gian tới.
Tránh phụ thuộc Trung Quốc
Năm 2021, các nhà máy tại Ấn Độ sản xuất khoảng 3,1% lượng iPhone cung ứng cho Apple. Con số đó có thể tăng lên 6-7% trong năm nay. Toàn bộ phần còn lại được sản xuất tại Trung Quốc.
Ban đầu, Apple có ý định biến Ấn Độ thành "Trung Quốc thứ 2". Tuy nhiên, hãng phải cân nhắc lại vì các đối tác không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia đang có nhiều xung đột về chính trị với Trung Quốc.
Do đó, hãng đã chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, vốn là một trong những trung tâm chế tạo, sản xuất chính của Samsung.
Apple có ý định mở rộng chuỗi cung ứng sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ ngày 17/5, CEO Tim Cook cho biết Apple có mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Đồng thời, ông còn dự tính tăng số lượng nhà cung cấp nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm trong nước trong thời gian tới.
Vào tháng 4, khi được hỏi về tình hình chuỗi cung ứng, CEO Tim Cook từng khẳng định chuỗi cung ứng và những sản phẩm của họ hiện có tính toàn cầu hóa. "Chúng tôi đang tìm cách tối ưu hóa những nguồn lực mình đang có", ông bổ sung.
Táo khuyết nhiều năm qua đã tìm cách tránh phụ thuộc chuỗi sản xuất ở Trung Quốc, nhưng gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Giờ đây, khi tình hình đã ổn định hơn, hãng lại đẩy mạnh kế hoạch này và tìm kiếm những lãnh thổ khác để đa dạng hóa cơ sở sản xuất.
Hiện nay, hơn 90% thiết bị của Táo khuyết như iPhone, iPad và MacBook được chế tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia này, Apple có thể đối mặt với nhiều rủi ro do xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặt khác, do chính sách hạn chế nhập cảnh của Trung Quốc, các lãnh đạo và kỹ sư của tập đoàn công nghệ này không thể thường xuyên đến thăm xưởng sản xuất, từ đó khó theo dõi tiến độ làm việc. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, mất điện diện rộng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Lợi thế của Trung Quốc
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, nguyên nhân khiến Apple vẫn giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài với Trung Quốc là do lực lượng lao động giàu kinh nghiệm và giá nhân công rẻ.
Cụ thể, quốc gia này sở hữu lượng người lao động lành nghề lớn nhất trong khu vực châu Á. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ Apple trong việc cung cấp đất đai, nhân công và nguyên vật liệu để sản xuất iPhone.
Một điểm mạnh khác của Trung Quốc lại nằm ở thị trường smartphone và máy tính sôi động, chiếm đến 1/5 lượng bán ra của Táo khuyết. Trong đó, iPhone giữ ngôi đầu bảng với 4 vị trí top đầu danh sách điện thoại bán chạy nhất quốc gia này.
Lực lượng nhân công rẻ và lành nghề là thế mạnh lớn nhất của Trung Quốc.
"Sở hữu thị trường lớn và hệ sinh thái phục vụ cho sản xuất lâu đời, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ", chuyên gia cho biết.
Do đó, việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam hay Ấn Độ sẽ khó tránh khỏi khó khăn và tốn nhiều thời gian, 9to5mac nhận định.
Mặt khác, theo Wall Street Journal, việc Apple mở rộng nhà máy ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc sẽ khiến nhiều công ty khác cân nhắc giảm phụ thuộc nguyên vật liệu vào đất nước này.
Đồng thời, các chuyên gia trong giới cho rằng kế hoạch này buộc Táo khuyết phải đầu tư số tiền lớn. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do giá cả hàng hóa tăng cao, thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Trước đó, Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã mở thêm nhiều xưởng sản xuất ở Ấn Độ để đánh ứng nhu cầu mua iPhone cho thị trường nội địa quốc gia này. Những sản phẩm sắp sửa được ra mắt của Táo khuyết như kính AR được cho là sản xuất ở các quốc gia bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Đối tác Apple giảm sản lượng iPhone do Thượng Hải phong tỏa nghiêm ngặt Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc tiếp tục gặp thách thức khi nhà thầu Petagon cắt giảm sản lượng tại Thượng Hải, nơi áp dụng các lệnh phong tỏa Covid-19 nghiêm ngặt. Pegatron là một trong những đối tác cung ứng lớn nhất của Apple. Mới đây, công ty thông báo cắt giảm sản xuất thiết bị liên lạc và điện...