Cái kết buồn của Jack Ma: Khi đế chế hùng mạnh nhất Trung Quốc bị chặt gãy đôi cánh, chỉ còn lại cái bóng mờ
Đế chế của Jack Ma ở thời điểm tháng 6/2021 chỉ bằng 1 nửa so với giá trị của chính nó cách đó 9 tháng.
Tất cả là vì Ma đã chọc vào một ổ kiến lửa.
“Kìm cương con ngựa” là một thuật ngữ hiện tại đang rất nổi tiếng ở Trung Quốc, dùng để chỉ quá trình chính phủ Trung Quốc dần phá vỡ thế lực của Jack Ma. Đế chế của ông ở thời điểm tháng 6/2021 chỉ bằng 1 nửa so với giá trị của chính nó cách đó 9 tháng.
Quá trình ấy vẫn chưa kết thúc. Từng bước một, đế chế hùng mạnh của Jack Ma bị tước đi sự ảnh hưởng, khi những mảng hái ra tiền của họ được chỉ định cho một công ty khác xử lý.
Từng là người đàn ông quyền lực nhất
Cách đây 1 năm, Jack Ma (hay Mã Vân) là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Ông là người sáng lập ra hãng công nghệ lớn Alibaba, và mở ra The Ant Group – cũng là tập đoàn tài chính công nghệ lớn nhất toàn cầu. Đế chế của ông đã đạt được quyền lực rất lớn, sánh ngang với những gã khổng lồ của phương Tây. Giá trị của Alibaba có lúc còn vượt trên rất nhiều công ty Mỹ, chỉ thua Apple, Amazon và Google.
Xét về danh tiếng, Jack Ma giống như một ngôi sao toàn cầu, là người Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông giống như Jeff Bezos, Elon Musk và Bill gates cộng lại vậy. Hai công ty do Jack Ma sáng lập giống như một biểu tượng, tạo ra một “thời đại của Jack Ma” – theo truyền thông Trung Quốc tung hô.
Một đế chế hùng mạnh nhường ấy rõ ràng sẽ gây chú ý khi nó đột nhiên bị giảm giá trị. Các tài sản của Ma bị tước đi, bị “down giá” không phanh, trong động thái được gọi là “chấn chỉnh” của chính phủ Trung Quốc đối với người đàn ông đang dần trở nên khó kiểm soát.
Kìm cương con ngựa chứng
Sau bài phát biểu chỉ trích hệ thống pháp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tại Trung Quốc hồi tháng 10/2020, Jack Ma và các công ty trong đế chế của ông bị đưa vào điều tra. Đây cũng là lúc, quá trình “kìm cương con ngựa Mã Vân” bắt đầu.
Đầu tiên phải kể đến thương vụ lên sàn (IPO) của tập đoàn Ant. Đó là thương vụ IPO đáng lẽ đã đạt kỷ lục thế giới. Bởi trước đó, thương vụ IPO lớn nhất thuộc về Alibaba vào năm 2014, trong khi Ant đã vượt qua cột mốc ấy tới 40%.
Quy mô khủng khiếp ấy thậm chí cũng không thể lột tả hết toàn cảnh bức tranh của đợt mở bán này. Nó trở thành một hiện tượng tài chính thực sự với giá trị cổ phiếu trong thị trường riêng đã tăng đến 50% trước ngày hiệu lực, trong khi lượt đăng ký cao hơn quy định đến 80 lần. Tạp chí Wall Street gọi đây là “cuộc tranh giành trị giá 3 nghìn tỉ (đô)”. Còn bản thân Jack Ma, ông nhận định đây cũng là lần IPO lớn nhất trong lịch sử loài người.
Nhưng khi đã chọc vào tổ kiến lửa, ắt sẽ bị cắn. Đợt IPO ấy bị hủy bỏ, Ant được yêu cầu phải ngưng IPO và trở thành tập đoàn trực thuộc quản lý của ngân hàng trung ương. Theo sau đó, Ant dần bị loại bỏ, khi các lĩnh vực tài chính bên trong được tái cấu trúc, hoạt động với các đối tác mới.
Các tài sản giá trị nhất của Ant cũng đã bị để ý – chính là dữ liệu của khách hàng tới từ hàng tỉ giao dịch được thực hiện. Các chuyên gia công nghệ cho biết khối dữ liệu khổng lồ này là một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp mà Ant có được, để dễ dàng vượt qua các ngân hàng truyền thống trong việc đưa ra các quyết định cho vay tín dụng.
“Ant được yêu cầu phải từ bỏ thế ‘độc quyền thông tin’ với lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ,” - theo thông báo của ngân hàng trung ương.
Loại bỏ các lợi thế từ Quỹ tiền tệ Ant
Video đang HOT
Thị trường tiền tệ của Tập đoàn Ant có thể xem là câu chuyện thành công bùng nổ bậc nhất. Chỉ mất 4 năm, họ có một quỹ tiền tệ lớn nhất thế giới, vượt qua cả Fidelity và JP Morgan của Mỹ cùng vô số các ngân hàng lớn trên thế giới. Quỹ này được xây dựng bằng cách mời người tiêu dùng Trung Quốc giữ tiền nhàn rỗi trong tài khoản tại công ty này.
Và lại một lần nữa, lợi thế ấy bị can thiệp. Doanh số của Ant giảm đến 18% trong quý đầu năm 2021, và 50% so với thời kỳ đạt đỉnh.
“Quỹ tài chính của Tập đoàn Ant đã thu hẹp ở mức thấp nhất trong 4 năm qua, khi người dùng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty tách ra từ Ant. Tập đoàn được yêu cầu phải giảm quy mô quỹ theo cam kết tái cơ cấu đã ký kết với chính phủ.”
Khoản tiền phạt kỷ lục và những rắc rối không tên
Tháng 4/2021, mức phạt kỷ lục 2,8 tỉ USD được áp lên Alibaba của Jack Ma, do vi phạm quy định chống độc quyền. Con số này dù chẳng thấm vào đâu so với những tổn thất mà họ gánh chịu khi Ant bị chia nhỏ, những thứ quan trọng hơn là lời buộc tội. Công ty bị cáo buộc đã “lũng đoạn thị trường”, đồng thời bị buộc phải “chấn chỉnh” và “thu hẹp quy mô” ngay lập tức.
Chính phủ Trung Quốc cũng áp vài lệnh phạt lên tập đoàn. Chúng nhỏ thôi, nhưng nhiều lần như vậy thì lại là vấn đề khác. Chẳng hạn như trình duyệt nổi tiếng của Alibaba (vốn đứng thứ 2 trên thị trường với 400 triệu người dùng) đã bị xóa sổ, không còn hiện diện trên tất cả các kho ứng dụng vào tháng 3/2021. Rồi trong tháng 4, chính phủ Trung Quốc tuyên bố điều tra giao dịch của Ant với sàn chứng khoán Thượng Hải, với các cáo buộc về giao dịch nội gián và hối lộ.
Trường đại học của Jack Ma bị đóng cửa
Cũng trong tháng 4/2021, Jack Ma thôi chức chủ tịch ĐH Hupan – ngôi trường kinh doanh do chính ông sáng lập vào năm 2015, với rất nhiều tâm huyết đặt vào đó.
Hupan vốn là một ngôi trường với nhiều điểm đổi mới và hoài bão. Jack Ma tin rằng đây là một môi trường đầy hứa hẹn cho giáo dục kinh doanh, với các cách tiếp cận mới vượt xa nhiều nơi khác. Để vào được ngôi trường này cũng không đơn giản. Phải mất 6 tháng tuyển chọn khắt khe mới khai giảng. Người đứng lớp là CEO từ các công ty kỳ lân công nghệ tại Trung Quốc.
Nhưng ngôi trường ấy đã gặp khó, khi Jack Ma miễn nhiệm. “Ngôi trường này nổi tiếng nhờ Jack Ma chứ không phải vì bản thân nó,” – một ý kiến nhận xét với Forbes . Khi ông không ở đây, rất khó để Hupan thu hút được thêm học sinh mới. Mà thực tế, ngôi trường đã phải hoãn lại khóa học mới nhất của họ.
Huarong lên nắm quyền?
Cuối tháng 5/2021, nhà chức trách cấp phép cho tập đoàn Ant của Jack Ma mở một công ty tài chính mới, tiếp quản mảng thu về lợi nhuận lớn nhất của Ant – chính là công ty cho vay tiêu dùng.
Ant sẽ đóng góp lượng vốn lên tới 155 tỉ USD, nhưng lại chỉ sở hữu 50% cổ phần công ty mới – mang tên Chongqing Ant Consumer Finance (Công ty tài chính tiêu dùng Ant Trùng Khánh). Nửa còn lại do một số đối tác mới nắm giữ – gồm một công ty sản xuất pin, một công ty làm camera giám sát, và một ngân hàng lập ra từ năm 1990.
Nhưng điều đáng chú ý nhất là trong số các cổ đông điều hành công ty lại có Huarong – một công ty quản lý nợ xấu “khét tiếng” của thị trường tài chính Trung Quốc. Huarong chiếm 4,99% cổ phần của Chongqing Ant.
Huarong được lập ra vào năm 1990 để quản lý nợ xấu. Từ đó đến nay, nó ngập ngụa trong những khoản nợ không biết khi nào sẽ trả. Sau đó, nó mở rộng quy mô ra nước ngoài, hướng đến các thương vụ có rủi ro cao. Đến tận giờ phút này, ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng chưa thể nắm hết những gì Huarong đang sở hữu.
CEO Lai Xiaomin trước tòa
Dưới thời cựu CEO Lai Xiaomin (tại vị cho đến năm 2018), Huarong thậm chí xây dựng được văn hóa hối lộ đầy bê bối, trở thành “kẻ ác” trong con mắt của truyền thông. Xiaomin vào tháng 1/2021 thậm chí đã bị xử tử vì tội hối lộ, tham ô và nhiều tội danh nghiêm trọng khác.
Việc đưa một công ty như Huarong vào ghế hội đồng quản trị giống như một cái tát vào mặt Jack Ma. Cái kết buồn, cho người đàn ông đầy quyền lực một thời.
Kết buồn cho đế chế Jack Ma
Sau nhiều phát ngôn chỉ trích chính quyền Trung Quốc, đế chế của tỷ phú Jack Ma hiện có giá trị bằng nửa so với 9 tháng trước.
Quá trình điều tra diện rộng của chính quyền Trung Quốc vào các doanh nghiệp của Jack Ma vẫn chưa dừng lại, vạ lây tới nhiều công ty lớn trong ngành công nghệ nước này.
Một năm trước, Ma là người giàu nhất Trung Quốc. Ông là nhà sáng lập Alibaba - công ty công nghệ lớn nhất nước này, và Ant Group - công ty Fintech lớn nhất thế giới. Công ty của ông đã đạt đến vị thế "siêu cường" khu vực tư nhân, ngang hàng với những "người khổng lồ" phương Tây. Alibaba được đánh giá là hơn bất kỳ công ty nào của Mỹ, trừ Apple, Amazon và Google.
Tỷ phú Jack Ma.
Ma và hai công ty của ông ở Trung Quốc đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thậm chí đã ca ngợi lĩnh vực công nghệ đang nổi lên của nước này là "Kỷ nguyên của Ma".
Sự thay đổi đột ngột trong vận may của ông gần đây, do đó, gây sốc nhiều người. Tài sản của Ma đã sụt giảm nghiêm trọng, những lĩnh vực kinh doanh của ông thì bị chấn chỉnh.
IPO Ant Group bị hủy
Quyết định hủy đợt chào bán công khai IPO của Ant Group vào phút chót được xem là phát súng mở đầu cho một loạt hành động cứng rắn nhắm vào Jack Ma. Nếu mọi việc theo đúng dự tính, đợt IPO này sẽ lập kỷ lục thế giới. Trên thực tế, đợt IPO của Alibaba năm 2014 cũng là lần chào bán có giá trị nhất thời điểm đó. Ant thậm chí được đánh giá sẽ vượt qua con số của Alibaba tới 40%.
Bản thân quy mô của thương vụ này được đánh giá là một sự "điên cuồng" thực sự. Giá cổ phiếu của Ant trên thị trường tư nhân tăng 50% trước ngày có hiệu lực và đợt chào bán được cho là vượt quá 80 lần lượng đăng ký. Trang Wall Street Journal gọi đó là "một cuộc tranh giành trị giá 3 nghìn tỷ USD".
Trong tâm trạng đắc thắng, Ma đã gọi thương vụ của Ant Group là "IPO lớn nhất trong lịch sử loài người. Hơn nữa, lần đầu tiên nó diễn ra ở một thành phố khác ngoài New York. Một điều kỳ diệu đang xảy ra".
Nhưng thương vụ này thất bại.
Chấn chỉnh công ty
Sau IPO thất bại, các mảng hoạt động của Ant bị tách ra. Hoạt động kinh doanh tài chính tiêu dùng của công ty được lên kế hoạch để tái cấu trúc với các "đối tác" mới.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ra lệnh cho Ant thành lập một công ty tài chính riêng nhằm tuân theo các yêu cầu vốn áp dụng cho các ngân hàng. Điều này có thể mở ra cánh cửa cho các ngân hàng nhà nước lớn hoặc các tổ chức do chính phủ kiểm soát và thâu tóm công ty.
Dữ liệu thu được từ hàng tỷ giao dịch tiêu dùng mà Ant xử lý cũng đang được để mắt đến. Các phân tích chuyên sâu được tạo ra từ tài nguyên này là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh của Ant so với lĩnh vực ngân hàng truyền thống trong việc đưa ra quyết định cho vay tín dụng.
Vô hiệu hóa quỹ thị trường tiền tệ của Ant
Yu'E Bao, quỹ thị trường tiền tệ do Ant Financial vận hành, quản lý, có lẽ là câu chuyện thành công tuyệt vời và bùng nổ nhất. Chỉ trong vòng bốn năm, quỹ này đã trở thành quỹ lớn nhất thế giới, vượt qua những "gã khổng lồ" của Mỹ như Fidelity và JP Morgan. Ant xây dựng quỹ bằng cách mời người tiêu dùng Trung Quốc gửi tiền dự phòng trong các tài khoản này.
Kể từ khi bị cho vào tầm ngắm, công việc kinh doanh của Ant rơi vào tình trạng suy thoái, thu hẹp 18% trong quý đầu tiên của năm nay và giảm gần 50% so với mức đỉnh điểm. Sự sụt giảm này không phải do các tác động thị trường "tự nhiên" hay sự thay đổi lãi suất trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Quỹ thị trường tiền tệ của Ant Group đã bị thu hẹp xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm khi người dùng dần rút tiền khỏi nền tảng trước quá trình điều tra của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp của Jack Ma. Ant được lệnh "tích cực giảm" quy mô của quỹ.
Hình phạt chống độc quyền
Vào tháng 4, mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD đã được áp dụng với công ty hàng đầu của Jack Ma - Alibaba - vì vi phạm chống độc quyền. Số tiền phạt nhỏ hơn nhiều so với thiệt hại tài chính từ vụ IPO của Ant bị hủy bỏ. Tuy nhiên, việc mô tả hành vi phạm pháp Alibaba của mới là điều quan trọng. Công ty bị buộc tội "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường" và một lần nữa, bị ra lệnh chấn chỉnh "hành vi của mình" và "thu hẹp hoạt động kinh doanh".
"Sự trừng phạt của cơ quan quản lý đối với Tập đoàn Alibaba là một động thái nhằm tiêu chuẩn hóa sự phát triển của công ty và đưa công ty đi đúng hướng, nhằm thanh lọc ngành và bảo vệ sự cạnh tranh công bằng trên thị trường", thông báo viết.
Các hình phạt khác
Nhà chức trách Trung Quốc đã áp đặt các hình phạt khác, có vẻ nhỏ, nhưng hữu hình tới đế chế của Jack Ma.
Ví dụ, trình duyệt UC Brower rất phổ biến của Alibaba và đứng thứ hai tại thị trường Trung Quốc với hơn 400 triệu người dùng, đã bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của hầu hết các công ty di động và Internet vào tháng 3.
Một tháng sau, cơ quan quản lý thông báo một cuộc điều tra về các giao dịch của Ant với sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Cuộc điều tra xem xét cách thức một loạt các quỹ nhà nước và các công ty bảo hiểm nhà nước lớn đã đầu tư vào Ant. Các tiêu chuẩn và quy trình niêm yết do cả hai Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và các cơ quan quản lý chứng khoán ở Thượng Hải đang được giám sát chặt chẽ.
Đóng cửa Đại học Hupan
Cũng trong tháng 4, Ma bị bãi nhiệm khỏi vị trí chủ tịch Đại học Hupan, trường kinh doanh ưu tú mà ông thành lập và tham gia quản lý vào năm 2015. Kế hoạch cho Hupan là đầy tham vọng, táo bạo, sáng tạo. Nó hứa hẹn một cách tiếp cận mới cho giáo dục kinh doanh, ở một số khía cạnh vượt xa bất cứ điều gì được thực hiện ở những nơi khác.
Sau một quá trình tuyển chọn khắt khe kéo dài sáu tháng, Đại học Hupan đã thông báo về việc khai giảng lớp sinh viên mới của trường. Hơn 40 CEO từ các kỳ lân công nghệ Trung Quốc đã được chào đón đến với chương trình. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ nhất trong nước. Tuy nhiên, đại học Hupan nổi tiếng hơn với các cựu sinh viên quyền lực có ảnh hưởng rõ ràng đến lĩnh vực kinh doanh công nghệ của Trung Quốc.
Mô hình này được cho là phù hợp với mong muốn của Trung Quốc trong việc đi tắt đón đầu đối với giáo dục kinh doanh và kết hợp kinh nghiệm cá nhân được chia sẻ chuyên sâu với sự hỗ hỗ trợ từ mạng lưới.
Học viện kinh doanh ưu tú của Jack Ma đã buộc phải đình chỉ tuyển sinh sinh viên mới sau áp lực từ nhà chức trách đối với đế chế của tỷ phú công nghệ Trung Quốc.
Huarong
Bây giờ là phần tồi tệ nhất. Tuần trước, có báo cáo rằng "các cơ quan quản lý đã chấp thuận cho Ant Group bắt đầu điều hành một công ty tài chính mới". Doanh nghiệp mới này sẽ điều hành phần có lợi nhuận nhất của Ant - doanh nghiệp cho vay tiêu dùng. Ant sẽ đóng góp lượng vốn khổng lồ trị giá 155 tỷ USD, tuy nhiên, sẽ chỉ sở hữu 50% cổ phần của công ty mới - được gọi là Tài chính tiêu dùng Chongqing Ant. 50% còn lại đang được chuyển giao cho một số "đối tác" mới bao gồm một công ty pin, một nhà sản xuất thiết bị video giám sát và Huarong - ngân hàng quản lý nợ xấu với núi nợ lớn nhất Trung Quốc.
Huarong là ngân hàng tồi tệ khét tiếng trong giới tài chính Trung Quốc. Các báo cáo truyền thông mô tả thỏa thuận mới này như một sự kiện "làm tan băng" và "xoa dịu căng thẳng" hay "bật đèn xanh" cho Jack Ma. Nhưng việc bổ sung Huarong giống sự chế nhạo, hoặc thậm chí là khinh thường với Jack Ma và những gì ông ấy đại diện.
Nó ít nhất là một thông điệp và một lời cảnh báo với phần còn lại của khu vực tư nhân Trung Quốc.
Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đang cố sức tránh bị 'gọi tên' Thay vì giới thiệu các sản phẩm mới, Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thế giới năm nay lại thành nơi để các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc thể hiện sự nhiệt tình đối với chính phủ. Giám đốc điều hành Baidu Robin Li phát biểu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thế giới 2021 tổ chức ở Thượng Hải...