Cái kết buồn của 3 người trong lớp học thiên tài đầu tiên ở Trung Quốc
Xie Yanbo, Ning Bo, Qianzheng là 3 trong số sinh viên của khóa học thiên tài đầu tiên tại ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc đời họ khiến nhiều người tiếc nuối.
Vào những năm 1980, Xie Yanbo, Ning Bo và Qianzheng đứng trong hàng ngũ 21 thiếu niên tham gia lớp học thiên tài của ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Đây là ngôi trường do nhiều nhà khoa học danh tiếng khởi xướng, giáo dục theo mô hình thúc đẩy trẻ nghiên cứu. Sinh viên của trường có thể bỏ vài năm học phổ thông để đào tạo chuyên môn.
Xuất phát điểm là những thần đồng nhưng cuộc đời của Xie Yanbo, Ning Bo và Qianzheng lại có kết cục buồn, khiến nhiều người tiếc nuối.
Các thành viên trong lớp học thần đồng đầu tiên của ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Sohu.
Bị trục xuất về nước vì tính cách kiêu ngạo
Xie Yanbo vào lớp học thần đồng khi hoàn thành chương trình tiểu học. Cậu là thành viên trẻ nhất trong số 21 thiếu niên của lớp học. Năm 1982, bước sang tuổi 15, Yanbo tốt nghiệp đại học sớm hơn kế hoạch một năm.
Chỉ 3 năm sau, Xie Yanbo nhận tấm bằng thạc sĩ xuất sắc, được tuyển thẳng vào ĐH Princeton, Mỹ. Nhiều người tin thần đồng sẽ lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ trước tuổi 20.
Khoảng thời gian huy hoàng không tồn tại lâu. Mọi thứ tan vỡ khi Xie Yanbo gặp và làm việc với người hướng dẫn. Sự tự mãn của cậu bé 18 tuổi khiến không ít giáo sư đầu ngành tại Trung Quốc từ chối giảng dạy, tiếp nhận Xie Yanbo.
Đến Mỹ, chàng sinh viên được nhà vật lý nổi tiếng Philip Warren Anderson hướng dẫn. Ông cũng là nhà khoa học đoạt giải Nobel. Điều này khiến không ít người hy vọng Xie Yanbo sẽ tiếp bước thầy, mang về cho Trung Quốc giải thưởng danh giá.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hai thầy trò không hòa hợp. Xie Yanbo thường xuyên phản bác quan điểm người hướng dẫn đưa ra bằng thái độ thiếu tôn trọng và kiêu ngạo.
Tình hình căng thẳng kéo dài tới 9 năm. Sau vụ việc sinh viên sát hại giáo sư hướng dẫn của mình tại Mỹ, Xie Yanbo bị nghi ngờ có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người khác, nên bị trục xuất về nước.
Về Trung Quốc, Xie Yanbo trở thành giáo viên bình thường. Theo Sohu, nhiều phương tiện truyền thông tiết lộ thần đồng năm nào có “vấn đề tâm lý”. Từ đó, tin tức về Xie Yanbo cũng biến mất khỏi các trang mạng.
Thần đồng Xie Yanbo. Ảnh: Sina.
Không có khả năng tự lập, mắc bệnh tâm thần
Giống Xie Yanbo, Qianzheng (đến từ An Huy) cũng được tuyển thẳng vào ĐH Princeton, Mỹ, khi 16 tuổi. Trước đó, thành tích của thần đồng rất ấn tượng. 5 tuổi, Qianzheng đếm tới 100 và thuộc hơn 400 ký tự Trung Quốc.
Vào năm 8 tuổi, cậu bé có thể đọc thuộc Thủy Hử. Năm 1978, khi mới 12 tuổi, Qianzheng trở thành thí sinh nhỏ tuổi thứ hai trong số thiếu niên tham gia lớp học thần đồng tại ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn tuyển sinh, ban giám khảo ấn tượng với cách trả lời thông minh, sắc bén khi cậu học trò giải bài toán cắt dưa hấu. 4 năm sau, Qianzheng giành vị trí thứ 2 trong kỳ thi Vật lý quốc gia. Cậu trở thành niềm hy vọng của nhiều người.
Tuy nhiên, theo Sina, chỉ số EQ của Qianzheng thấp, trái ngược IQ đáng ngưỡng mộ. Bởi vậy, sau khi ra nước ngoài, khuyết điểm của chàng thiếu niên dần bộc lộ. Cậu không có khả năng tự lập, ít kiến thức xã hội, không biết đối nhân xử thế.
Cũng giống Xie Yanbo, Qianzheng mâu thuẫn với cố vấn học tập và buộc trở về Trung Quốc.
Trở về quê nhà, thần đồng trẻ bị từ chối đào tạo nghiên cứu sinh. Cậu không thể lấy được bằng tiến sĩ.
NTDTV tiết lộ thêm Qianzheng có tính cách ương bướng, thất thường vì mắc bệnh tâm thần. Về nước, căn bệnh này tái phát, khiến cậu không thể làm việc hay nghiên cứu trong thời gian dài. Một số trang lan truyền thông tin vì bệnh tật nên Qianzheng bị giam cầm tại quê nhà, được mẹ ruột chăm sóc.
Ning Bo (thứ ba từ trái sang) và các bạn trong lớp học thiên tài. Ảnh: Sohu.
Chỉ trích mô hình giáo dục thần đồng, chọn làm nhà sư
Người thứ ba trong số thiên tài gây tiếc nuối của khóa đào tạo đầu tiên tại ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là Ning Bo. Sinh năm 1965 tại Giang Tây, Ning Bo sớm nổi tiếng bởi khả năng chơi cờ vua và thắng cựu Phó thủ tướng Fang Yi hai lần.
Theo KK news, từ khi 2,5 tuổi, Ning Bo thuộc hơn 30 bài thơ; 4 tuổi học hơn 400 từ Hán; 5 tuổi bắt đầu đi học. 6 tuổi, cậu bé bốc thuốc Đông y để chữa bệnh; 8 tuổi thuộc nằm lòng chuyện Thủy Hử.
Đến năm 19 tuổi, Ning Bo hoàn thành bậc đại học và giữ lại làm giảng viên của ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, anh từ chối. Bi kịch của thần đồng này là không được chọn ngành học mình yêu thích. Nam sinh gánh chịu áp lực và sự kỳ vọng lớn từ gia đình, thầy cô, xã hội.
Bất mãn với những gì diễn ra, Ning Bo trực tiếp phản đối và chỉ trích chương trình giáo dục thần đồng trên sóng truyền hình. Anh tiết lộ bản thân từng nhiều lần muốn bỏ học, trốn khỏi trường nhưng không thành công.
Ning Bo kết hôn và đổ vỡ gia đình năm 38 tuổi. Thần đồng này chọn cách đi tu, sống ẩn giật trên Ngũ Đài Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc.
Mỹ điều chỉnh quy định cho phép du học sinh ở lại
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sắp tới sẽ có một số điều chỉnh về quy định cấp thị thực cho du học sinh nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp tục ở lại học.
Sinh viên đi lại trong khuôn viên ĐH Harvard ở bang Massachusetts vào tháng 6-2018. Ảnh: REUTERS
Ngày 7-7, cổng thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho đăng tải thông cáo nêu rõ Bộ An ninh Nội địa nước này đang lên kế hoạch sửa đổi tạm thời các yêu cầu đối với thị thực F-1 và M-1 cho học kỳ mùa thu 2020, nhằm tạo điều kiện cho các du học sinh được tiếp tục ở lại theo học.
F1, M1 là thị thực dành cho du học sinh học các khóa học toàn thời gian hoặc dài hạn ở Mỹ.
Tuy không nêu rõ những sửa đổi trên là gì, thông cáo khẳng định chúng giúp cho sinh viên quốc tế linh hoạt hơn khi kết hợp giữa việc học trực tuyến và học trực tiếp mà vẫn đảm bảo thực hiện các yêu cầu về giãn cách xã hội tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Sinh viên đi lại trong khuôn viên ĐH Princeton thuộc bang New Jersey (Ảnh chụp vào tháng 11-2019). Ảnh: AP
Dù vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các học sinh-sinh viên quốc tế vẫn phải đảm bảo gia hạn, đăng ký thị thực phù hợp cũng như sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về thị thực hoặc hạn chế đi lại khác trong trường hợp COVID-19 diễn biến xấu.
Thông cáo cũng lưu ý du học sinh nên liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ tại nước mình để nắm thêm thông tin.
Trước đó hôm ngày 6-7, Cơ quan Hải quan và di trú Mỹ (ICE) bất ngờ thông báo những du học sinh nào có thị thực F-1 và M-1 sẽ bị trục xuất nếu chương trình đang theo học chỉ dạy trực tuyến trong học kỳ bắt đầu từ mùa thu năm nay.
Theo đài CNN, học kỳ mùa thu ở Mỹ thường bắt đầu từ cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm sau.
CNN cũng cho biết hiện Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có lượng du học sinh học tại Mỹ đông đảo nhất, lần lượt là 370.000 và 204.000. Theo sau là Hàn Quốc (52.000), Saudi Arabia (37.000), Canada (25.000). Việt Nam xếp thứ sáu với 24.000 sinh viên, nhiều hơn Đài Loan, Nhật, Brazil và Mexico.
50 cuốn sách sinh viên đại học hàng đầu Mỹ cần đọc Những tác phẩm văn học này nằm trong chương trình giảng dạy ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn học tại 30 trường hàng đầu ở Mỹ. Đa phần trong đó là tiểu thuyết phương Tây kinh điển. Năm 2018, dự án Đề cương mở (OSP) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến với 1 triệu chương trình giảng dạy đại học,...