Cái gốc của đổi mới tư duy giáo dục
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước đã có buổi trao đổi về những việc cần làm ngay trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo.
Thưa bà, cuối năm vừa rồi, Hội nghị lần thứ 8 BCH T.Ư Đảng khóa XI cũng đã có Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) và ngành GD đang tích cực triển khai. Vậy phải làm thế nào để nghị quyết lần này được thực hiện đến nơi đến chốn?
Có nhiều việc phải làm nhưng trước hết, chính lãnh đạo tất cả các cấp cần thể hiện sự quán triệt quan điểm “quốc sách hàng đầu” bằng việc làm cụ thể, có hiệu quả. Nhìn vào thực trạng yếu kém, bất cập trong lĩnh vực GD-ĐT, có thể nói thẳng, các cấp lãnh đạo chưa thật sự coi trọng sự nghiệp GD-ĐT. Việc ngành GD đang tích cực triển khai nghị quyết, tôi cũng biết điều đó, nhưng tôi nghĩ, các ngành khác cũng cần chủ động tham gia, vì công cuộc xây dựng con người, nguồn nhân lực của đất nước là công việc của tất cả các ngành. Và xã hội cũng phải tham gia.
Không thể khoán trắng cho ngành GD, không thể để ngành GD đơn độc. Lần này, để nghị quyết được thực hiện đến nơi đến chốn, lãnh đạo từ cấp cao và các ngành đều phải thể hiện sự quán triệt quan điểm quốc sách hàng đầu bằng hành động.
Cần quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu bằng hành động – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Như bà vừa nói, điều quan trọng đầu tiên là sự quan tâm của lãnh đạo, song cũng có nhiều ý kiến cho rằng trước hết là phải đổi mới tư duy GD?
Video đang HOT
Quán triệt quan điểm “quốc sách hàng đầu” bằng hành động chính là đổi mới tư duy ở lãnh đạo. Trước các vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực GD, không thể nghĩ như cũ, làm như cũ, bởi như cũ đã không giải quyết được vấn đề.
Điều quan trọng trước hết, cái gốc của đổi mới tư duy GD là quan niệm thế nào về mục đích/mục tiêu GD. Ai cũng biết học là để làm người nhưng làm người như thế nào? Nhân ái, trung thực, tự chủ, sáng tạo, hay ngược lại? Câu trả lời không chỉ nằm ở câu chữ diễn đạt mục đích/mục tiêu GD mà còn phải thể hiện ở nội dung, ở phương pháp GD, ở toàn bộ hoạt động của mỗi nhà trường và của toàn ngành GD. Nếu còn “bệnh thành tích” thì làm sao có thể đào tạo ra con người trung thực? Cứ bắt học sinh nghĩ theo, nói theo, làm theo thì khó mà đào tạo ra con người tự chủ, sáng tạo. Nói chung GD phải phát huy cho được khả năng ở từng con người, để tạo cho họ có phẩm chất và năng lực hoạt động. Ở GD phổ thông, chương trình và sách giáo khoa mới phải nhằm thực hiện mục tiêu đó, với những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết, và phương pháp học chủ động, thông minh… liên hệ với thực tế cuộc sống.
Nhìn vào thực trạng yếu kém, bất cập trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, có thể nói thẳng, các cấp lãnh đạo chưa thật sự coi trọng sự nghiệp giáo dục – đào tạo
Theo bà, cần đổi mới công tác đào tạo giáo viên trong những năm sắp tới như thế nào?
Chính vì còn có những bất cập trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD mà nhiều ý kiến đề xuất phải chăm lo phát triển nhân lực của ngành đào tạo nhân lực. Trong nhân lực của ngành GD, đông nhất là nhà giáo. Đấy là lực lượng chủ lực. Để nâng cao chất lượng GD cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Cần giúp các thầy, cô giáo cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy, hệ thống các trường sư phạm cần sắp xếp lại để đủ sức thực hiện 3 nhiệm vụ: đào tạo giáo viên mới, bồi dưỡng giáo viên đang đứng lớp, và làm đầu tàu đổi mới GD phổ thông. Các trường sư phạm cần xây dựng lại chương trình theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực chuyên nghiệp cho những thanh niên đã chọn nghề thầy. Trường sư phạm cần giúp họ có ham muốn, có kỹ năng học tập thường xuyên ngay cả khi đã làm thầy.
Điều cực kỳ quan trọng là phải thay đổi chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo. Tăng lương và phụ cấp cho thầy cô giáo là yêu cầu bức thiết để tạo động lực trau dồi nghề nghiệp cho nhà giáo.
Trong kiến nghị của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cải cách công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên phổ thông của tôi và một nhóm anh chị em làm nghiên cứu GD, có đề xuất, cần tạo điều kiện hình thành các hội nghề nghiệp của nhà giáo, tương tự như Hội Luật gia, Hội Đông y… để góp phần thúc đẩy tiến trình chuyên nghiệp hóa.
Trong những lần phát biểu về đổi mới GD căn bản, toàn diện, bà có đề xuất cần có một đề án tổng thể. Nay đã có nghị quyết, vậy có còn cần một đề án tổng thể?
Nghị quyết đã xác định những quan điểm và định hướng lớn, trình bày một cách khái quát về mục tiêu và giải pháp. Để thực hiện nghị quyết, vẫn cần có một đề án tổng thể để cụ thể hóa. Hơn nữa, nghị quyết còn để ngỏ một số vấn đề, ví dụ như đổi mới cơ cấu hệ thống GD-ĐT. Nhiều chuyên gia GD nói với tôi, việc phân luồng sau giai đoạn GD cơ sở và định hướng nghề nghiệp ở THPT chưa thành công là do cơ cấu hệ thống GD-ĐT không hợp lý. Như vậy, muốn giải quyết một cách căn bản vấn đề phân luồng và định hướng nghề nghiệp thì không thể không thay đổi cơ cấu hệ thống.
Chủ trương trước mắt ổn định hệ thống GD phổ thông như hiện nay được ghi trong nghị quyết cần được tính toán kỹ lưỡng về mặt thời gian trong đề án tổng thể. Trước mắt là đến khi nào? Ngay cả việc chấn chỉnh và đổi mới hệ thống dạy nghề và GD đại học, hai bộ phận gắn trực tiếp với việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Rõ ràng, đề án tổng thể là cần thiết để tránh sa vào tình trạng chắp vá, thiếu đồng bộ.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Theo TNO
Phát triển khả năng tư duy logic cho trẻ
Phương pháp Kogumakai từ Nhật Bản có thể giúp cho trẻ em Việt tiếp cận môi trường giáo dục chất lượng cao.
Tư duy logic là một trong những yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đối với giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi, bé hình thành nhận thức thông qua những trải nghiệm và học hỏi từ những sai sót. Do vậy, trong giai đoạn này, bé cần được tiếp xúc với những thử thách tư duy và học cách giải quyết chúng bằng sự tương tác trực tiếp của bản thân với sự vât, sự việc.
Tư duy logic là một trong những yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Ở nhiều nước trên thế giới như Nhật hay Mỹ, việc rèn luyện tư duy logic được phụ huynh và nhà trường quan tâm đầu tư ngay từ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự chú trọng đúng mức. Có lẽ, do lo ngại về khối lượng kiến thức nặng nề trong chương trình sách giáo khoa, phụ huynh ở Việt Nam có xu hướng cho bé học trước những môn học cơ bản. Điều này vô tình tạo áp lực cho bé, khiến bé mất đi cơ hội chủ động khám phá thế giới, cũng như khó hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo của mình.
Công ty Shuhaly đã mang phương pháp Kogumakai từ Nhật Bản với hy vọng có thể giúp cho trẻ em Việt tiếp cận môi trường giáo dục chất lượng cao.
Hơn nữa, do khan hiếm nguồn học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp tại Việt Nam, phụ huynh cũng chưa có điều kiện để đầu tư cho con em mình. Trước thực trạng đó, công ty Shuhaly đã mang phương pháp Kogumakai từ Nhật Bản với hy vọng có thể giúp cho trẻ em Việt tiếp cận môi trường giáo dục chất lượng cao.
Công ty Shuhaly Việt Nam phối hợp cùng trường Saigon Academy tổ chức một buổi học thử theo phương pháp Kogumakai vào 9h - 11h, thứ bảy, ngày 28/9, tại 27AB Trần Nhật Duật, phường Tân Đinh, quận 1, TP HCM. Đến với buổi học, các bé sẽ có cơ hội được thử sức với những bài tập tư duy thú vị và nhận được học liệu miễn phí từ Nhật Bản.
Theo VNE
Lại dùng cờ không phù hợp dạy trẻ Việt Một tập sách dành cho trẻ 3-4 tuổi xuất bản cách đây ba năm vẫn còn lưu hành với lá cờ không phù hợp được in màu ngay trang 60 vừa được phát hiện. Tập sách Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ của NXB Mỹ thuật ở trang 60 in hình cờ nước ngoài và có câu "Lá cờ của nước...